Có nên "xử" BTC VN’s Got Talent để thí sinh uống nhầm axit?

(Kiến Thức) - Theo luật sư, không thể quy trách nhiệm Ban tổ chức cuộc thi Vietnam's Got Talent trong trường hợp thí sinh uống nhầm axit được.

Thí sinh Vietnam’s Got Talent uống nhầm axit trong đêm bán kết 4, diễn ra tối 11/1 khiến khán giả được một phen đau tim. Đó chính là màn biểu diễn của ảo thuật gia Trần Tấn Phát.
Trần Tấn Phát đã mang đến một tiết mục ảo thuật đầy tính may rủi với việc chọn nguyên liệu chính là axit. Trong 5 chiếc ly giống nhau có 1 ly đựng axit, 4 chiếc ly còn lại đựng nước. Việc của chàng ảo thuật gia là chọn đúng chiếc ly không chứa axit để uống. Đáng tiếc, Tấn Phát đã uống đúng chiếc ly chứa dung dịch có thể gây chết người này.
Thi sinh Vietnam’s Got Talent uong nham axit: BTC chiu toi the nao?
 Thí sinh Trần Tấn Phát nói yêu cầu của màn ảo thuật
Vụ việc ngay sau đó đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng về việc có nên hay không nên tổ chức chương trình có tính chất nguy hiểm đến tính mạng, trách nhiệm của Ban tổ chức đến đâu trong sự cố thí sinh uống nhầm axit này…? Để giúp độc giả giải đáp thắc mắc trên, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp.
- Theo luật sư, việc tổ chức chương trình mà có tính chất nguy hiểm đến tính mạng như thế này có nên không?
Theo quan điểm của tôi, sự việc của thí sinh Tấn Phát trong chương trình Tìm kiếm tài năng Việt (Vietnam’s Got Talent) biểu diễn tiết mục ảo thuật nguy hiểm khó có thể quy kết Ban tổ chức chương trình VietNam’s Got Talent tổ chức chương trình có tính chất nguy hiểm được. Vì tham gia chương trình này còn có rất nhiều thí sinh lựa chọn nhiều tiết mục mang tính nghệ thuật. Việc lựa chọn tiết mục nguy hiểm là phụ thuộc vào quyết định của thí sinh tham dự, bên cạnh đó trước khi thực hiện phần thi của mình, thí sinh Tấn Phát cũng đã viết bản cam kết sẽ chịu trách nhiệm đối với hậu quả sẽ xảy ra. Vietnam’s Got Talent không những chỉ là chương trình giải trí mà còn có giá trị nhân văn như khích lệ người Việt Nam tự tin thể hiện bản thân, hay tìm ra được những con người có những khả năng đặc biệt để tiếp tục trau dồi và phát triển bản thân….
Từ trước đến nay có rất nhiều chương trình xiếc thú, ảo thuật,… nếu nói đến độ nguy hiểm và khả năng xảy ra rủi ro thì còn hơn tiết mục của thí sinh Tấn Phát. Hầu như cuộc thi nào cũng có những tiềm ẩn rủi ro nhất định, vấn đề là Ban tổ chức phải có các phương án phù hợp để xử lý, khắc phục những sự cố. Ví dụ đơn giản nhất như cuộc thi Hội khỏe phù đổng cho các cháu học sinh diễn ra hàng năm, từng xảy ra sự cố như một số cháu gãy tay, gãy chân… nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của các cháu, nhưng cũng không thể nói cuộc thi đó mang tính chất nguy hiểm được.
Theo tôi, không nên vì một sự cố hi hữu trên sân khấu chương trình mà kết luận là không nên tổ chức chương trình này.
- Ở tiết mục này, giám khảo Huy Tuấn là người đảo vị trí 5 chiếc ly công khai trên sân khấu, nên khi Tấn Phát chọn nhầm chiếc ly chứa axit, tất cả giám khảo và khán giả đều nhìn thấy nhưng không một ai có phản ứng gì. Việc giám khảo Huy Tuấn ngồi im khi biết thí sinh này đã chọn nhầm cốc axit như vậy có đúng không, thưa ông?
- Khó thể khẳng định việc giám khảo Huy Tuấn ngồi im khi biết thí sinh này chọn nhầm cốc axit như vậy là đúng hay không đúng. Trước khi thực hiện màn ảo thuật này, chính thí sinh đã yêu cầu giám khảo: “Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa anh cũng không được rời khỏi vị trí chiếc ghế”. Hơn ai hết, bản thân Tấn Phát ý thức được rõ việc mình làm.
Giám khảo Huy Tuấn tin tưởng vào khả năng của thí sinh và có thể nghĩ việc yêu cầu ngồi yên là một phần trong tiết mục của thí sinh. Nếu ở vào vị trí của anh Huy Tuấn ở thời điểm đó và trong hoàn cảnh đó thì tôi nghĩ ai cũng sẽ hành động như anh ấy cả thôi.
- Vậy theo ông, trách nhiệm của Ban tổ chức đến đâu trong sự cố này?
- Không thể quy trách nhiệm của Ban tổ chức trong trường hợp này được. Như chúng ta đã biết Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent là phiên bản dành cho khán giả Việt Nam của chương trình giải trí truyền hình nổi tiếng thế giới Got Talent thuộc bản quyền của Fremantle Media. Và đã có rất nhiều nước trên thế giới mua bản quyền và tổ chức phát sóng chương trình này, về quy chế tổ chức, thể lệ cuộc thi theo tôi đã được quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Mặt khác, để chương trình được phát sóng thì Ban tổ chức đã phải xin phép và lấy ý kiến từ rất nhiều cơ quan tổ chức liên quan.
Thể lệ cuộc thi được đưa ra không trái với các quy định pháp luật cũng như thuần phong mỹ tục và nhằm mục đích tìm kiếm các tài năng thực thụ. Các thí sinh tham gia chương trình cũng phải ký các cam kết nhất định. Về rủi ro thì không ai lường trước được. Thí sinh lựa chọn các bài thi theo lựa chọn của họ, không trái với thể lệ cuộc thi và thể hiện được khả năng vượt trội của mình - điều mà không phải ai cũng có thể làm được. Cá nhân tôi ủng hộ điều này.
Đối với vụ việc uống nhầm axit của thí sinh Tấn Phát, BTC cũng đã cắt nhanh tiết mục và đưa thí sinh này ra ngoài sơ cứu rồi đưa đến ngay bệnh viện để bác sỹ kiểm tra. Đây là một sự cố hi hữu, đáng tiếc xảy ra trên sân khấu chương trình và là tai nạn nghề nghiệp mà thí sinh này gặp phải khi theo đuổi đam mê ảo thuật mạo hiểm. Thí sinh Tấn Phát chỉ bị bỏng nhẹ, không cần phải nhập viện điều trị nhưng phía BTC chương trình đã đề nghị bác sĩ cho thí sinh ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi.
- Xin cảm ơn ông!

Những tiết mục rợn tóc gáy trong VN's Got Talent 2014

(Kiến Thức) - Ngoài thí sinh Tấn Phát uống nhầm axit, trong chương trình Vietnam's Got Talent 2014 còn nhiều tiết mục nguy hiểm khiến giám khảo và khán giả dựng tóc gáy.

Nhung tiet muc ron toc gay trong Vietnam Got Talent 2014
 Trong bán kết 4, chương trình "Vietnam's Got Talent 2014" diễn ra tối 11/1, khán giả phải một phen thót tim khi chứng kiến cảnh thí sinh Trần Tấn Phát gặp sự cố uống nhầm axit.

Điểm các vụ thú rừng tấn công dân cư đáng sợ nhất

(Kiến Thức) - Lợn rừng, voi rừng, khỉ… là những loài thú rừng hung dữ có thể gây ra những vụ động vật tấn công dân cư đáng sợ.

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat
Lợn rừng lao ra cánh đồng, cắn chết người cắt cỏ. Tháng 10/2014, chị Phạm Thị Hồng Hạnh (39 tuổi, ngụ ở xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đi ra cánh đồng ruộng Soi Ngòi để cắt cỏ thì bất ngờ bị một con lợn rừng lao đến tấn công, cắn nát 2 tay, 2 chân cùng vùng lưng, chuyển đi cấp cứu nhưng không kịp. Ảnh: con lợn rừng bị đánh chết sau đó (nguồn: ảnh chụp từ điện thoại người dân). 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-2
Cũng trong tháng 10/2014, một đàn voi rừng gồm 3 con xuất hiện tại khu vực làng Khe Dưng (thôn 5, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) gây đại náo. Chúng di chuyển vào các khu rẫy của người dân tàn phá lúa và cây trồng, chỉ cần thấy hơi người là chúng xông vào tấn công. Được biết, đàn voi thường xuyên xuất hiện trong khu vực và rất hung dữ. Đã có 2 người dân đi làm rẫy đã bị đàn voi rượt đuổi làm bị thương vào năm 2013. Ảnh: Khu vực voi dữ tấn công. (nguồn: VTC News). 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-3
Tháng 11/2014 tiếp tục ghi nhận trường hợp lợn rừng tấn công người dân ở Khánh Hòa. Theo đó, một học sinh lớp 9 chết thảm, một người phụ nữ bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu và một người thoát nạn. Ảnh: Bà T.T.C, nạn nhân bị heo rừng tấn công đang được chăm sóc tại bệnh viện. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ). 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-4
Tháng 6/2012, người dân xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai luôn thấp thỏm, hoang mang vì sự xuất hiện của đàn voi rừng gần chục con, tàn phá hoa màu, nhà cửa nhiều người. 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-5
Tháng 11/2014, đàn khỉ lên đến hàng nghìn con đã kéo về thành phố Shimla, bang Himachal Pradesh, Ấn Độ để tìm thức ăn và tấn công cả người dân địa phương. Theo thống kê, khỉ gây thương tích cho khoảng 400 người mỗi tháng tại Ấn Độ. Ảnh minh họa. 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-6
Năm 2012, rất nhiều đàn khỉ từ trên núi cao đổ xô xuống nhà dân để tìm kiếm thức ăn và “trộm cắp” nhiều vật dụng ở thôn Bãi Hương, Bãi Làng, thuộc đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam. Ảnh minh họa. 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-7
Trong tháng 12/2014, trường hợp một con khỉ bị kích thích bởi chế độ ăn toàn sô cô la dẫn đến hung hăng tấn công các học sinh trong một ngôi trường tiểu học cũng gây hoang mang cho rất nhiều người dân ở Pháp. Cảnh sát phải bắn sốc điện để ngăn con vật. 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-8
Năm 2011, người dân thành phố Mysore, bang Karnataka, miền nam Ấn Độ được một phen hoảng loạn khi 2 chú voi rừng bỗng nhiên xuất hiện giữa thành phố và chúng tàn phá tất cả mọi thứ mà chúng gặp trên đường đi. Ít nhất một người đàn ông đã thiệt mạng. 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-9
Tháng 5/2011, có nhiều thông tin xôn xao có dã thú xuất hiện tại khu dân cư ở ở làng biển Sơn Trà, Quảng Ngãi, cắn chết chó nuôi của nhiều hộ dân. Từ ngày chó nuôi của làng liên tục chết bí ẩn, những con chó còn lại trở nên khiếp đảm, đêm về ru rú trốn ở xó nhà, góc vách không dám sủa. Ảnh: Dấu chân con thú lạ in trên bãi cát làng biển Sơn Trà. (Nguồn ảnh: Trí Tín). 

Diem cac vu thu rung tan cong dan cu dang so nhat-Hinh-10
Năm 2011, cảnh sát Kenya nhận được thông báo rằng người phụ nữ tên Natha Nduta đã tử vong vì bị một con sư tử tấn công ngay tại nhà và kéo lê đi một cách bất ngờ. Các nhà chức trách địa phương đã tìm kiếm nạn nhân ở khu vực xung quanh quận Nyrahururu nhưng chỉ phát hiện thấy một cái sọ người và một vài mảnh xương vụn. Ảnh minh họa.