Có nên tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19?

Virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới.

Bản chất của virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới. Tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện. Một khi còn chủng virus lưu hành, thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng. Do đó, điều tốt nhất là phải tiêm phòng vaccine để bảo vệ tất cả.
Co nen tiem mui 3, mui 4 phong COVID-19?
 Điều tốt nhất là phải tiêm phòng vaccine để bảo vệ tất cả.
Trao đổi tại Tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?”, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, với sự tiến hóa khôn lường của virus SARS-CoV-2 như hiện nay, các biện pháp phòng chống lây lan nhanh hoặc các biện pháp hành chính xã hội hoặc thuốc khó có thể đáp ứng được một cách lâu dài. Tuy nhiên, vaccine sẽ tạo miễn dịch cho con người, giúp chúng ta đi lại thoải mái mà vẫn an toàn.
GS.TS Phan Trọng Lân phân tích, với các biến thể phụ hiện nay của Omicron, chúng ta vẫn có khả năng đáp ứng phòng bệnh từ vaccine. Không may mắc bệnh, nhưng bệnh không nặng mặc dù tốc độ lây lan của virus rất nhanh, nếu chúng ta liên tục tiêm vaccine theo chỉ định thì vẫn đáp ứng được khả năng phòng bệnh nặng, tử vong. Tức là chúng ta vẫn vừa mở cửa phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay.
Đối với tình huống xấu nhất có thể dự báo, đó là những chủng biến thể mới không còn hiệu quả đối với vaccine, virus lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ca nặng thì chúng ta phải kết hợp tất cả các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống dịch trong thời gian qua, bao gồm cả biện pháp hành chính xã hội để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trên hết, trước hết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể BA.5 đang lây lan nhanh trên thế giới đã xâm nhập vào nước ta. Để phòng bệnh, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, bằng các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, vaccine tiếp tục là một yếu tố rất quan trọng. Khi tiêm mũi 3, mũi 4, chúng ta sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại.
Theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu chúng ta tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vaccine vẫn rất hiệu quả.
Theo TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam có một hệ thống giám sát bệnh cực kỳ tốt, điều này có thể giúp Chính phủ Việt Nam phát hiện sớm các nhóm gene hoặc các biến chủng mới. Các biện pháp đang triển khai thực hiện là cần thiết để phát hiện và khẳng định các ca bệnh mới. Thêm vào đó là vaccine.
“Những gì chúng ta biết đến thời điểm hiện tại là các biến chủng, các nhánh BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn. Chúng ta chưa biết chính xác liệu độc lực của nó có cao hơn không nhưng vaccine hiện tại chúng ta đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến chủng BA.4 và BA.5”, TS. Socorro Escalante nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với trẻ em, biểu hiện bệnh học khi mắc COVID-19 khác với người lớn. Ở trẻ em, sau khi mắc COVID-19 từ 4-6 tuần có biểu hiện là hội chứng suy đa cơ quan (gọi là MIS-C), tức là tình trạng viêm quá lên của cơ thể khi phản ứng với các thành phần của virus. Việc này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, trong đó có hệ thống tim mạch, hệ thống da, cơ, gan, thần kinh, thận… Tuy hiện đã có phác đồ điều trị nhưng nếu không chẩn đoán sớm, không phát hiện kịp thời thì ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Điều đáng nói là, phác đồ điều trị này rất tốn kém, có khi cả mấy trăm triệu đồng. Như vậy, nếu trẻ mắc COVID-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị nữa.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thêm, qua tra cứu y văn thấy rằng vaccine không những có tác dụng giúp tránh mắc MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ mắc MIS-C. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ, hầu như là các cháu chưa tiêm.
“Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc COVID-19”, PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.
Tại Tọa đàm, các vị khách mời đều khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm các mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19 (mũi 3, 4) bởi đó là “trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cả cộng đồng”.
TS. Socorro, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, chúng ta muốn mở cửa càng sớm càng tốt, trẻ con được đến trường, mở cửa du lịch… thì phải sử dụng công cụ để bảo vệ bản thân, bảo vệ những người khác, đó là vaccine.
Còn theo GS.TS. Phan Trọng Lân, “Tiêm vaccine COVID-19 là yêu cầu phòng chống dịch, nên người dân cần đi tiêm phòng. Tiêm phòng là bảo vệ cho bản thân, bảo vệ cho gia đình và cả xã hội, đặc biệt là những người có nguy cơ cao. Trong bối cảnh biến thể mới lây lan nhanh, chúng ta giảm bớt lây nhiễm, giảm nhập viện tử vong thì giảm đi gánh nặng cho xã hội”.
PGS.TS. Trần Minh Điển cũng nhắn nhủ các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm tại các cơ sở y tế gần nhất để bảo vệ cho các cháu tránh khỏi mắc COVID-19, tránh khỏi tình trạng bệnh nặng hậu COVID-19 là hội chứng MIS-C để các cháu có thể đi chơi, du lịch và tham gia được các hoạt động cộng đồng nhiều hơn.

Hành trình phá án: Đang nằm ngủ bất ngờ bị 'làm nhục'

Nghe tin về người con gái có chồng đi làm ăn xa, Thông đột nhập vào nhà, khống chế cưỡng bức, cướp tài sản của nạn nhân rồi bỏ trốn. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'

Theo hồ sơ vụ án, sáng 31/10/2013, như 1 buổi sáng thường lệ bà con thôn Chung, xã thôn Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc lại tất bật với công việc đồng áng, chợ búa cho 1 ngày mới. 

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'-Hinh-2
 Một người phụ nữ đeo khẩu trang kín mặt như muốn trốn tránh ánh mắt của bà con hàng xóm vội vàng đi xe về trụ sở Công an huyện. Người phụ nữ ấy là chị Lê Thị H. xã Khương Chính, huyện Vĩnh Tường vừa khóc chị H. vừa trình báo với cơ quan Công an về việc bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cưỡng hiếp và cướp tài sản.

Hành trình phá án: Cô gái bị cưỡng hiếp vì tiếc chiếc điện thoại

Không chỉ thực hiện hành vi cướp điện thoại mà nhóm đối tượng còn đe dọa, đưa ra yêu sách quan hệ tình dục, cưỡng bức nạn nhân. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 13/5/2013, khi chị Hoàng Thị M., tên nạn nhân, mới 19 tuổi, công nhân khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc đang đi bộ và nhắn tin bằng điện thoại di động Iphone trên đường thuộc địa bàn phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên thì bị một tên thanh niên đi xe máy ép sát, giật điện thoại.

Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai-Hinh-2

Tiếc chiếc điện thoại đắt tiền, gắn với nhiều kỷ niệm, về nhà trọ, M. đã kể cho cô bạn cùng phòng nghe. Sau đó, M. mượn điện thoại của bạn gọi thử vào điện thoại của mình. Không ngờ, chuông vẫn đổ và đầu dây bên kia, giọng một nam thanh niên trả lời. M. nằn nì xin chuộc lại điện thoại của chính mình vừa bị cướp.

Điều chỉnh quy hoạch đường Lê Văn Lương: Lợi nhuận khủng

Các chuyên gia cho rằng, điều chỉnh quy hoạch, nắn quy hoạch theo các nhà đầu tư vì lợi ích nhóm còn nguy hiểm gấp nhiều lần việc “bảo kê” vi phạm trật tự xây dựng nhưng lại ít bị đụng đến.

Hàng loạt sai phạm