Có nên mua sản phẩm galaxy của Samsung sau sự cố Note 7 cháy nổ?

(Kiến Thức) - Sau hàng loạt sự cố liên quan đến dòng sản phẩm galaxy của Samsung, nhiều khách hàng có ý định mua sản phẩm này đang phải suy nghĩ xem có nên mua nữa hay không?

Theo thông tin mới nhất từ phía Samsung sau vụ việc ngưng cung cấp hàng loạt Galaxy Note7 sau sự cố phát nổ khi đang sạc, “Samsung chưa có thông báo bao giờ cung cấp lại sản phẩm Galaxy Note7, khi nào có thông tin cung cấp lại, Samsung sẽ thông báo sau. Hiện tại Samsung đang thực hiện chính sách đổi trả máy mới để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng” – nhân viên Samsung cho biết.
Có thể nói, sau sự cố đáng tiếc trên và hàng loạt các sự cố khác của dòng máy Galaxy, Samsung đang khiến người tiêu dùng mất dần niềm niềm tin vào chất lượng sản phẩm của hãng. Nhiều khách hàng có ý định mua dòng sản phẩm galaxy đang phải chùn bước, đắn đo, suy nghĩ xem có nên tiếp tục tin tưởng mua dòng sản phẩm galaxy của Samsung hay không?
Cháy nổ pin hàng loạt trên Galaxy Note 7
Trước đó, trong thông báo của Samsung Việt Nam phát đi tối ngày 2/9, hãng cho biết trong 2,5 triệu máy Galaxy Note 7 bán ra toàn cầu, phát hiện có khoảng 35 trường hợp gặp lỗi liên quan đến pin. Phần lớn pin bị quá nóng gây cháy, nhưng không phát hiện trường hợp nào ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Số lượng sản phẩm lỗi được cho là thấp hơn 0,1% lượng máy bán ra. Trước sự cố này Samsung tạm dung cung cấp sản phẩm Galaxy Note 7 trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Sự cố cháy pin trên Galaxy Note 7.
Sự cố cháy pin  trên Galaxy Note 7.
Đến sáng 3/9, Samsung Việt Nam đã có những chia sẻ với giới truyền thông về vấn đề lỗi trên Galaxy Note 7 và việc đổi máy mới tại Việt Nam dành cho người dùng. Cụ thể, những người dùng đã mua Galaxy Note 7 trong thời gian 19/8 đến thời điểm hiện tại (tức đợt mở bán đầu tiên của Galaxy Note 7) có thể đến các trung tâm bảo hành ủy quyền của Samsung để đổi sang một chiếc Galaxy Note 7 mới hoàn toàn không bị lỗi, thời gian đổi sang máy mới cho người dùng sẽ được thực hiện trong vài tuần tới.
Trong thời gian chờ đợi đổi máy mới, Samsung sẽ đưa cho người dùng một chiếc smartphone khác của Samsung để dùng tạm. Thời gian đi đổi máy sẽ tùy thuộc vào khách hàng, và miễn máy còn nằm trong hạn bảo hành (tức kéo dài 1 năm).
Đối với người dùng đã đặt tiền mua Galaxy Note 7 đợt 2 (tức vào ngày 9.9 tới), người dùng có thể lấy lại tiền đã đặt cọc, hoặc tiếp tục đợi nhận máy với phiên bản hoàn thiện.
Tuy nhiên, thay vì giải thoát cho khách hàng, Samsung đang cố gắng đưa ra các ràng buộc buộc khách hàng mua Galaxy Note7 chỉ được phép đổi mới, không được hoàn tiền. Trường hợp hoàn tiền chỉ áp dụng với các máy đặt cọc. Động thái này của Samsung khiến cho khách hàng cảm thấy bức xúc, nhất là những người không còn niềm tin ở sản phẩm Galaxy của hãng này.
Lỗi kẹt bút Spen khi bị đút ngược trên Galaxy Note 5
Không chỉ sản phẩm Galaxy Note 7 xảy ra sự cố mà ngay cả dòng sản phẩm Galaxy Note 5 được đánh giá là khá tốt trên thị trường cũng gặp các lỗi đáng tiếc mang tên kẹt bút Spen khi bị đút ngược trên Galaxy Note 5.
Lỗi kẹt bút Spen khi bị đút ngược một phần do chiếc bút Spen quá "trơn".
 Lỗi  kẹt bút Spen khi bị đút ngược một phần do chiếc bút Spen quá "trơn". 
Lỗi này một phần do chiếc bút Spen quá "trơn" , cùng với thiết kế phần bên trong không có phần "giữ" chiếc bút khỏi phần thiết kế cơ khí bên trong, khiến cho bút bị kẹt. Khi gặp sự cố, nếu người dùng rút bút ra sẽ gây hỏng phần linh kiện bên trong, khiến cho bút không thể hoạt động bình thường. Còn nếu sửa chữa lỗi này, người dùng sẽ phải mất một khoản tiền khá lớn.
Sau sự khi phát hiện lỗi trên, Samsung đã đưa ra một "mẹo" nhỏ trong phần thiết kế khu vực cắm bút để cho chúng " nằm" ở đúng vị trí cho phép chứ không trôi tuột vào trong và mắc kẹt như trước kia. Mặc dù không rõ cách này có hiệu quả ra sao, và sẽ còn có chiếc máy nào bị "dính" bút mà không rút ra được nữa không, tuy nhiên đó cũng là một động thái tích cực của nhà sản xuất Hàn Quốc trong việc hoàn thiện sản phẩm của mình tốt hơn.
Galaxy S7 Edge cháy khi đang sạc pin
Trong khi Samsung đang đau đầu xử lý sự cố của Galaxy Note 7 thì lại có một người dùng Galaxy S7 Edge cho biết thiết bị của anh ta đã bị cháy khi đang sạc pin.
Theo đó, chiếc Samsung Galaxy S7 Edge của vị khách hàng này bị cháy trong khi đang sạc pin. Thời gian xảy ra vụ việc ban đêm và sử dụng sạc gốc của điện thoại chứ không phải hàng trôi nổi. Chủ nhân chiếc S7 Edge phát nổ sau đó đã liên hệ với Samsung và công ty cung cấp cho anh này lựa chọn nhận một thiết bị mới thay thế hoặc hoàn lại tiền.
Galaxy S6 Edge+ cháy đen khi đang sạc
Không chỉ Galaxy S7 Edge mà galaxy S6 Edge+ cũng gặp phải sự cố cháy đen khi đang sạc.
Theo đó, người dùng Turkeylord_2 trên mạng xã hội Reddit đã đăng tải một thông tin cảnh báo tới mọi người, nhắc tới trường hợp của mình. Cụ thể, người dùng này đã sử dụng "củ" sạc của điện thoại Samsung Galaxy S3 để sạc cho siêu phẩm Galaxy S6 Edge+ mới ra mắt gần đây. Kết quả, chiếc smartphone S6 Edge+ bị cháy đen.
 
Sau khi nhận được thông tin từ phản ánh từ nạn nhân, Samsung đã hứa sẽ đổi một chiếc điện thoại tương ứng. Về nguyên nhân gây cháy, nhiều khả năng do pin bị lỗi quá nhiệt. Thực tế, cường độ dòng điện của "củ" sạc Galaxy S3 nhỏ hơn so với S6 Edge+ nên cũng có thể khiến nhiệt độ điện thoại khi sạc cao hơn so với bình thường.
Nhiều khách hàng chùn bước trước dòng sản phẩm Galaxy
Chia sẻ với Kiến Thức về dòng sản phẩm galaxy, anh Nguyên Văn Dương cho hay: "Tôi từng thần tượng và có ý định Galaxy Note7 của Samsung, tuy nhiên sau khi nghe phản ánh về tình trạng pin có vấn đề tôi đã hủy ngay ý định này. Kể cả sau này, Samsung có khắc phục được lỗi này thì đi nữa thì chất lượng sản phẩm đã không còn được như quảng cáo ban đầu. Hơn nữa khi mua về dùng người dùng sẽ luôn có cảm giác đây là dòng sản phẩm đã từng dính phải lỗi lớn nên không thoải mái." 
"Gia đình tôi có mấy người mua sản phẩm galaxy nhưng quá trình sử dụng cho thấy dòng sản phẩm này chưa thực xứng đáng. Thỉnh thoảng hay gặp phải các sự cố như đơ máy, nóng pin,... khiến tôi đã không còn hứng thú với dòng sản phẩm này, nhất là sau sự cố Galaxy Note 7 vừa qua."
Có thể nói, sau lỗi hàng loạt như sự việc vừa xảy ra với Galaxy Note 7và việc để xảy ra những lỗi cơ bản như Galaxy S7 Edge và Galaxy Note 5 ở trên đã khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng của sản phẩm này. Có lẽ người tiêu dùng sẽ cần phải cẩn trọng khi mua các dòng sản phẩm galaxy.

Cuộc sống người tị nạn Afghanistan trốn trong nhà thờ Đức

(Kiến Thức) - Một mạng lưới nhà thờ ở Đức đã giúp hàng trăm người tị nạn tạm thoát khỏi nguy cơ bị trục xuất khỏi quốc gia trung tâm Châu Âu này. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc
Mạng lưới Church Asylum bao gồm 303 nhà thờ tại Đức hiện là nơi cư ngụ của 473 người tị nạn. Bất chấp lệnh trục xuất của chính quyền, Church Asylum đã đưa hàng trăm người tị nạn Afghanistan từ những khu trại tạm bợ ở miền bắc nước Đức tới nhà thờ ở Cologne.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-2
Người tị nạn Golam đã bị ảnh hưởng tâm lý vì những khó khăn mà gia đình anh phải đối mặt. “Cơ quan Di trú và Tị nạn Đức có quyền bắt giữ, nhưng cảnh sát Cologne đã để yên cho chúng tôi”, Linh mục Rollbuhler chia sẻ tại một nhà thờ ở Cologne.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-3
Misa, con trai cả của Golam, đang đi học ở một ngôi trường gần nhà thờ. Cậu bé có nhiều bạn bè ở nước Đức. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-4
Bác sĩ tâm lý đã kê đơn thuốc cho Golam để giúp anh chữa bệnh. “Tôi chỉ uống thuốc những lúc không thể nào ngủ được”, Golam nói. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-5
 Mục sư Eva Esche kêu gọi mọi người giúp đỡ lẫn nhau tại nhà thờ Thomas.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-6
 Vợ của Golam, Asma, đang chuẩn bị một món ăn Afghanistan cho mọi người.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-7
Gia đình Golam đang sống ở tầng hầm của nhà thờ Thomas. “Chuyến hành trình (tới Châu Âu) dài tới nỗi tôi có thể viết thành một cuốn sách”, Golam chia sẻ. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-8
Misa là anh cả nên thường xuyên phải để mắt tới các em. Cậu bé cũng đang học tiếng Đức. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-9
 Tập tài liệu về lệnh trục xuất những người tị nạn ở nước Đức.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-10
 Asma chia sẻ: “Tại Afghanistan, tôi không được tự do. Tôi thậm chí không được rời khỏi nhà. Mong muốn lớn nhất của tôi tại Đức là được đến trường”.

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-11
Một thành viên trong nhà thờ cho biết, gia đình của Golam muốn hòa nhập cuộc sống ở nước Đức. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-12
Theo Linh mục Rollbuhler, tại nhà thờ này, mọi người “không chỉ uống cà phê và ăn bánh cùng nhau mà còn giúp đỡ lẫn nhau”. 

Cuộc sống hạnh phúc của gia đình người tị nạn Iraq ở Đức

(Kiến Thức) - Sau chặng hành trình dài và đầy gian nan, cả gia đình Qasu, người tị nạn đến từ Iraq, đang tận hưởng cuộc sống bình yên và hạnh phúc ở Đức.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc
Hồi tháng 12/2015, gia đình Qasu cùng nhiều người tị nạn khác đến đảo Lesbos (Hy Lạp) sau chuyến hành trình lênh đênh trên biển đầy nguy hiểm. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-2
 Sau khi vượt qua nhiều quốc gia khác, Bessi Qasu cùng chồng cô, Samir, hai con gái là Delphine, Dunia và hai con trai là Dilshad và Dildar cuối cùng đã tới được “miền đất hứa” – nước Đức – vào ngày 9/12/2015.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-3
 Delphine Qasu tựa đầu vào vai bố sau khi gia đình cô bé đến Mannheim.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-4
Gia đình Qasu làm thủ tục đăng ký xin tị nạn tại một trung tâm ở Heidelberg. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-5
 Họ sống trong một trung tâm ở Heidelberg trong ba tháng.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-6
Samir Qasu (giữa) cười tươi trong lúc nói chuyện điện thoại khi ở nước Đức. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-7
 Bessi Qasu và chồng cô tham gia một khóa học hội nhập ở Denzlingen, Đức. Họ cho biết không có ý định quay trở về Iraq.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-8
Hiện tại, gia đình Qasu đang tận hưởng cuộc sống bình yên trong một căn hộ nhỏ ở thị trấn Elzach, Đức. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-9
Dildar Qasu chơi đá bóng cho một đội tuyển địa phương ở Niederwinden. Dildar muốn trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và có ước mơ được gia nhập câu lạc bộ bóng đá như Bayern Munich hay Borussia Dortmund. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-10
 Dildar đang ngủ ngon lành trong căn hộ nhỏ ở Elzach.

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-11
Dunia (giữa) tham gia một lớp học tiếng Đức tại ngôi trường ở Oberwinden. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-12
Dunia nói chuyện với một số người bạn cùng lớp là những người tị nạn Syria

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-13
Dilshad (trái) và em trai, Dildar, cùng những đứa trẻ khác trên một con phố gần căn hộ của họ ở Elzach. 

Cuoc song hanh phuc cua gia dinh nguoi ti nan Iraq o Duc-Hinh-14
 Dunia (áo vàng) chơi bóng rổ cùng các bạn trong trường.