Có nên dành đất trống phía Nam khi xây nhà?

(Kiến Thức) - Có ý kiến cho rằng, khi xây nhà nên dành một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy. Vậy điều này có đúng không, tại sao lại là hướng Nam? 
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, trong thiết kế nhà, việc để lại những khoảng đất trống làm sân vườn, hồ nước là rất cần thiết để tạo ra những khoảng không gian đệm điều tiết khí cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không bắt buộc phải để khoảng trống ở hướng Nam mà có thể từ bất cứ hướng nào của ngôi nhà tùy vào hiện trạng khu đất, kiến trúc tổng thể của ngôi nhà cũng như cung mệnh của chủ nhân. 
Có chăng, trong điều kiện khí hậu Việt Nam, hướng Nam rất lợi thế, người ta thường ưu tiên khoảng trống ở hướng này để đón được gió mát vào mùa hè và tránh được gió lạnh vào mùa đông chứ không xuất phát từ một nguyên tắc cố định trong phong thủy. 
Có những không gian dù bất cứ ngôi nhà nào hướng nào cũng cần tạo khoảng trống, đó là khoảng sân trước nhà, nơi tích khí trước khi dẫn vào trong nhà. Khí trong nhà vượng hay suy liên hệ mật thiết tới khu vực này. Theo phong thủy khu vực này gọi là Minh Đường.

Kỳ quái chiếc quần “cách tân” tình dục của ông hoàng TQ

(Kiến Thức) - Quần xẻ đũng của các mỹ nhân trong cung Đông Hán được xem là quái chiêu “cách tân” tình dục của ông hoàng tai tiếng Hán Linh Đế

Hoàng đế Đông Hán Hán Linh Đế (156-189), tên thật là Lưu Hoằng. Ông là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, lên ngôi vào năm 168. Trong suốt thời gian trị vì của mình, triều đình chia bè phái, quan thần nắm giữ quyền lực, thực hiện việc mua quan bán chức, xã tắc đại loạn, dân chúng lầm than.
Hoàng đế Đông Hán Hán Linh Đế (156-189), tên thật là Lưu Hoằng. Ông là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, lên ngôi vào năm 168. Trong suốt thời gian trị vì của mình, triều đình chia bè phái, quan thần nắm giữ quyền lực, thực hiện việc mua  quan bán chức, xã tắc đại loạn, dân chúng lầm than. 

Kho báu “con đường tơ lụa Biển Đông”... Việt Nam khai quật

(Kiến Thức) - Những tàu cổ đấy ắp hàng hóa được tìm thấy ở Biển Đông của Việt Nam là minh chứng cho sự nhộn nhịp của "con đường tơ lụa" đi qua nơi đây.

Một góc hiện trường khảo cổ của tàu cổ Hòn Cau, chìm vào khoảng năm 1690 ở vùng biển Hòn Cau, Côn Đảo được tái hiện. Ảnh chụp tại nhà trưng bày hiện vật ở TP Vũng Tàu.
 Một góc hiện trường khảo cổ của tàu cổ Hòn Cau, chìm vào khoảng năm 1690 ở vùng biển Hòn Cau, Côn Đảo được tái hiện. Ảnh chụp tại nhà trưng bày hiện vật ở TP Vũng Tàu.