Cỗ máy chiến tranh T-80 và kì tích "qua mặt" Abrams và Leopards

Trong những năm qua, chiếc xe tăng T-80 được đưa vào biên chế từ cuối những năm 80, liên tục được hoàn thiện và dần trở thành cỗ máy chiến tranh nhanh nhất thế giới.

Những chiếc xe tăng T-80, do tính đặc thù của động cơ tua bin, đã từng phục vụ trong quân đội Nga trên các chiến trường ngoài biên giới, trên cực bắc lãnh thổ Liên bang Xô Viết.
Co may chien tranh T-80 va ki tich
 
Mặc dù có tốc độ bứt phá rất cao, nhưng chiếc tăng T-80 sau chiến tranh chống khủng bố Chechnya bị truyền thông phương Tây bôi nhọ đến mức không còn xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và được coi là phiên bản không thành công của T-64. Nhưng các xe tăng nước ngoài cũng sử dụng động cơ tua bin, mức tiêu hao nhiên liệu cũng rất đáng sợ. Ngoài ra, như xe Abrams, xe tăng T-80 cũng bị cháy thường xuyên trong cuộc chiến ở Iraq và Yemen.
Sau khi Liên Xô tan rã, các xe tăng “phản lực” được chuyển biên chế cho quân đội Nga. Hàng nghìn chiếc tăng T-80 phục vụ trong quân đội trên các địa bàn khốc liệt như vùng biên giới cực bắc. Các kỹ sư tăng thiết giáp của Liên hiệp công nghiệp Quốc phòng Nga quyết định hiện đại hóa các xe Tám mươi, tăng cường tính năng kỹ chiến thuật của những xe động cơ tua bin phản lực này.
Một trong những phiên bản hiện đại hóa thành công nhất của xe tăng T-80 xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 được thiết kế và phát triển ở St. Petersburg là Object 219M. Các nhà phát triển hoàn thiện tất cả các bộ phận và trang thiết bị thân xe, kết quả là có được một xe tăng hoàn toàn mới.
Co may chien tranh T-80 va ki tich
 
Xe được lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động Arena, đánh chặn hầu hết các tên lửa chống tăng có điều khiển khác nhau và các đạn phóng lựu xuyên giáp hiện đại.
Xe tăng lắp đặt pháo 2A46M-4 125mm, tăng cường độ chính xác và dự trữ số lượng phát bắn. Xe được trang bị các loại đạn mới nhất và tên lửa bắn qua nòng pháo với tầm bắn đến 5 km, có khả năng diệt tăng và các phương tiện bay thấp.
Tăng cường khả năng tấn công, xe được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số hiện đại quang ảnh nhiệt Plisa cho phép sử dụng kính ngắm ngày đêm. Hệ thống điều khiển tên lửa bắn qua nòng pháo obra lỗi thời được thay thế bằng một hệ thống dẫn đạn laser hiện đại. Trưởng xe cũng được trang bị hệ thống kính quan sát và ngắm bắn song song với pháo thủ. Ngoài ra còn có hệ thống điều khiển hỏa lực súng máy phòng không 12,7 mm từ xe trong tháp pháo.
Động cơ tua bin 1100 mã lực lão hóa được thay thế bằng động cơ mới, tiết kiệm nhiên liệu nhưng có công suất đạt đến 1.400 mã lực. Điều đó khiến cho chiếc T-80 trở thành xe tăng nhanh nhất thế giới, tốc độ tối đa đạt đến 80 km/h. Hơn thế nữa, Object 219M lần đầu tiên được trang bị hệ thống thu thập, kiểm soát và quản lý thông tin dạng mạng Net, cho phép xe có thể trao đổi thông tin đa phương tiện từ tất cả các phương tiện tác chiến trên chiến trường và từ sở chỉ huy, hình thành khái niệm tác chiến 3 chiều trong không gian kỹ thuật số. Những lợi thế này có được nhờ các trang thiết bị thông tin liên lạc mới nhất mà các kỹ sư tăng thiết giáp St. Petersburg có thể phát triển và lắp đặt vào xe.
Nhờ những tính năng kỹ chiến thuật mới này, Object 219M với những tính năng kỹ chiến thuật mới nhất có thể sánh ngang với với các nguyên mẫu xe tăng nước ngoài tốt nhất, như phiên bản mới kỹ thuật số của "Abrams" và "Leopards". Nhưng các xe tăng nước ngoài không thể sánh được với T-80 do có hệ thống phòng thủ chủ động Arena và tốc độ cơ động rất cao trên chiến trường. Hơn thế nữa, xe tăng T-80 có thể dễ dàng hoạt động trên vùng Cực Bắc, điều mà tất cả các xe Mỹ và châu Âu đều không thể làm được.

Đột nhập lò sản xuất xe tăng bay T-80 mà Việt Nam lỡ hẹn

(Kiến Thức) - Được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ giữa những năm 1970, đến nay T-80 vẫn đang và sẽ tiếp tục phục vụ trong biên chế Quân đội Nga nhiều thập kỷ nữa sau chương trình hiện đại hóa toàn diện.

Nằm cách thành phố Saint Petersburg khoảng 30 km là làng Strelna, nơi đặt Phân xưởng số 61 của nhà máy sửa chữa xe tăng, nơi những chiếc xe tăng T-80 của Quân đội Nga được đưa đến để hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Mary Gelman
Nằm cách thành phố Saint Petersburg khoảng 30 km là làng Strelna, nơi đặt Phân xưởng số 61 của nhà máy sửa chữa xe tăng, nơi những chiếc xe tăng T-80 của Quân đội Nga được đưa đến để hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Mary Gelman

Kỳ lạ dự án tàu ngầm bay của Liên Xô để đối phó Đức quốc xã

(Kiến Thức) - Trong những năm 1930, Liên Xô từng lên kế hoạch chế tạo chiếc máy bay lai tàu ngầm và đánh giá khả thi, tuy nhiên thiết kế của nó lại có một điểm yếu chí tử.

Những năm Thế chiến thứ II, trước sức mạnh vũ bão của quân đội Đức quốc xã, nhiều quốc gia tìm cách phát triển loại vũ khí có khả năng tấn công bí mật. Trong đó, các kỹ sư Liên Xô đã có ý tưởng phát triển một loại máy bay kiêm tàu ngầm rất độc đáo.

Năm 1934, Boris Ushakov, sinh viên Trường Kỹ thuật Hải quân Liên Xô đã đề xuất chế tạo một phương tiện chiến đấu độc đáo. Nó là sự kết hợp giữa thủy phi cơ và tàu ngầm. Năm 1936, dự án được kiểm tra bởi Ủy ban Nghiên cứu Khoa học quân đội. Ủy ban đánh giá dự án khá cao và yêu cầu kiểm tra tính khả thi và tính toán thêm trong phòng thí nghiệm.