Cỏ dại ven đường đem đi chiết xuất, giá bán lên tới 600.000 đồng/kg

Loại cỏ này này thường được trẻ em hái về chơi, nhưng thực ra chúng lại là một loại thảo dược quý có giá cao.

Loại cỏ mà chúng ta nhắc đến là cỏ mắt mèo, tên khoa học của chúng là Euphorbia helioscopia, một loài thực vật có hoa trong họ Đại Kích (một loại thảo dược quý ở Việt Nam, tuy nhiên cây này ở nước ta chưa thấy có, phải nhập của Trung Quốc), cánh hoa của chúng được chia thành nhiều lớp.
Thoạt nhìn, trông chúng giống như mắt mèo, trẻ em nông thôn thường hái loại cỏ này chơi. Sau khi nhổ chúng lên, thân và lá sẽ đọng lại những có chất lỏng màu trắng đục, hơi giống với sữa. Cũng vì lý do này mà có nhiều người gọi chúng là cỏ sữa.
Cỏ mắt mèo là loài thực vật cùng họ Đại Kích.
Cỏ mắt mèo là loài thực vật cùng họ Đại Kích. 
Trên thực tế, cỏ mắt mèo là một loại cây vừa nguy hiểm lại vừa có giá trị, phần rễ của chúng chứa độc, may mắn thay là nhiều bạn nhỏ không nghĩ đến việc đào rễ của chúng.
Bên cạnh đó, cỏ mắt mèo cũng được sử dụng như một loại thảo dược. Phần thân và lá sau khi được sấy khô có thể được sử dụng để làm thuốc giảm ho và giảm hen suyễn. Về phần rễ, chúng cần phải được xử lý trước khi được sử dụng làm thuốc, chúng có tác dụng giảm các vết sưng nhức.
Hiện tại, cỏ mắt mèo sấy khô trên thị trường có giá hơn 10 nhân dân tệ (khoảng 34 nghìn đồng), còn chiết xuất của chúng thì đắt hơn, được bán với giá hơn 90 tệ 0.5kg (khoảng 300 nghìn đồng), có thể nói là rất quý giá.

Hình ảnh khu chợ chỉ bán cỏ dại độc nhất miền Tây

(Kiến Thức) - Chợ Ô Lâm chỉ bán một thứ mặt hàng duy nhất: cỏ dại - thứ tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại góp phần cải thiện thu nhập cho người dân nơi đây.

Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
 Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
 Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
 Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
 Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack) 
Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
 Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
 Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack) 

Đào rễ cỏ dại có tác dụng như "thần dược", kiếm nửa triệu/ngày

Hiện nay, có hàng chục người ở xã Diễn Kim, Diễn Hải (huyện Diễn Châu) tìm đến các vùng hoang hóa trên địa bàn để đào rễ cỏ tranh. Nhờ loại cỏ dại này mà mỗi ngày một lao động có thu nhập từ 150.000 - 450.0000 đồng.

Rễ cỏ tranh làm dược liệu đang được người dân xã vùng biển Diễn Kim và Diễn Hải (Diễn Châu) khai thác triệt để. Mỗi lần đi xa, tìm kiếm vùng cỏ mới các lao động liên hệ với nhau hình thành từng tốp khoảng từ 10 - 15 người. Mỗi ngày họ chỉ đi đào một buổi, sau đó đem cỏ về làm sạch, phơi khô bán cho các thương lái với giá 15.000 đồng/kg.