Có bao nhiêu khủng long bạo chúa từng tồn tại trên Trái đất?

Các nhà khoa học đã tính toán lại tổng số khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) từng tồn tại trên Trái đất.

Nghiên cứu mới cho thấy, có 1,7 tỷ khủng long này đã tồn tại trong suốt lịch sử hành tinh của chúng ta.
Vào tháng 4/2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ước tính rằng, có tới 2,5 tỷ cá thể T. rex sống cách đây từ 68 - 65,5 triệu năm trên Trái đất. Song, theo nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Palaeontology, con số thực tế có thể là gần 1,7 tỷ.
Co bao nhieu khung long bao chua tung ton tai tren Trai dat?
Tác giả nghiên cứu Eva Griebeler - nhà sinh thái học tiến hóa tại Trường Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz (Đức) cho biết, mô hình mới đã tính đến thông tin về T. rex mà các tác giả của nghiên cứu ban đầu bỏ qua. Điều đó dẫn đến số lượng khủng long được tính toán giảm.
Charles Marshall - nhà cổ sinh vật học tại Trường Đại học California, Berkeley (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu năm 2021, cho biết kết quả mới này toàn diện hơn.
Trong nghiên cứu ban đầu, nhóm của Marshall đã tạo ra một mô hình phức tạp, tính đến một số biến số khác nhau. Các biến số bao gồm khối lượng cơ thể trung bình, mật độ dân số, phạm vi địa lý gần đúng, tuổi sinh dục, số lượng trứng đẻ, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ sống sót và thế hệ thời gian.
Từ đó, nhằm ước tính có bao nhiêu con T. rex có thể sống sót cùng nhau. Mô hình tiết lộ rằng, mỗi thế hệ T. rex có thể bao gồm khoảng 20.000 cá thể. Ngoài ra, có khoảng 125.000 thế hệ trong 2,5 triệu năm chúng tồn tại, nghĩa là tổng cộng 2,5 tỷ T. rex.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Griebeler không đồng ý với một số dữ liệu được đưa vào mô hình này. Bà tin rằng, nhóm của Marshall đã đánh giá quá cao tỷ lệ sống sót và khả năng đẻ trứng của T. rex, cũng như số thế hệ tồn tại trong thời gian này. Đó là những yếu tố làm sai lệch kết quả.
Nghiên cứu của Griebeler cho thấy, những giá trị này có vẻ giống với ở các loài chim và bò sát hiện đại hơn. Khi các giá trị này được đưa vào một mô hình cập nhật, nó tiết lộ rằng, có 19.000 cá thể trong mỗi thế hệ T. rex. Trong khi đó, chỉ có khoảng 90.000 thế hệ, nghĩa là số lượng T. rex tối đa tồn tại là 1,7 tỷ.
Bất kể con số chính xác là bao nhiêu, cả hai nghiên cứu đều đặt ra một câu hỏi thú vị. Đó là: Tất cả xương T. rex ở đâu? Nếu dự đoán của nhà nghiên cứu Griebeler chính xác, điều đó có nghĩa là chúng ta mới chỉ tìm thấy hoá thạch của 0,0000002% những con khủng long khổng lồ này. Theo cả hai nhà nghiên cứu Griebeler và Marshall, đây là một câu hỏi quan trọng cần được tìm hiểu thêm.

Phát hiện trứng khủng long 60 triệu năm chứa "báu vật" khó tưởng

Các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thông báo đã có phát hiện bất ngờ về trứng khủng long titanosaur hóa thạch. Ở chính giữa là khối mã não.

Phat hien trung khung long 60 trieu nam chua
 Vào năm 1883, một khối đá mã não được đưa vào bộ sưu tập khoáng vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh. Sau 175 năm, các chuyên gia mới phát hiện đó là trứng khủng long titanosaur hóa thạch.

Ông tổ của vua quái vật hiện hình nguyên vẹn sau 230 triệu năm

Kho báu được khai quật ở Zimbabwe là hóa thạch loài tổ tiên lâu đời nhất từng được biết đến của các sauropod - vua quái vật của dòng họ khủng long.

Sauropod tức khủng long chân thằn lằn là loài khủng long to lớn nhất, với đại diện đỉnh cao là các tinanosaurus (thằn lằn hộ pháp) có thể nặng trên 60 tấn.

Những "vua quái vật" này có một vị tổ tiên không thể gây bất ngờ hơn, vừa được tìm thấy tại Hệ tầng Pebbly Arkose ở miền Bắc Zimbabwe. Sau 5 năm khai quật, nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã đem về với thế giới hiện đại một bộ xương gần như hoàn chỉnh của một sinh vật... nhỏ bé và đáng yêu.