Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ Việt-Trung

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần tạo điều kiện hết sức thuận lợi và động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Chuyen tham cua Tong Bi thu Tap Can Binh se tao dong luc manh me cho quan he Viet-Trung
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 30/10-01/11/2022 - Ảnh: TTXVN 
Như tin đã đưa, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13/12.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, cùng với chuyến thăm lịch sử và rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc (tháng 10/ 2022), sẽ tạo điều kiện thuận lợi và động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam, Trung Quốc thiết lập khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008, khuôn khổ quan hệ đối ngoại cao nhất mà Việt Nam thiết lập với các đối tác, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển với xu thế rất tích cực, toàn diện, thực chất và có nhiều điểm sáng.
Theo Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn, tính toàn diện chính là điểm nhấn xuyên suốt trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, thể hiện qua việc hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm, trao đổi cấp cao trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc… Hai đồng chí Tổng Bí thư hai Đảng thường xuyên duy trì trao đổi chiến lược với nhiều hình thức và biện pháp linh hoạt, giao lưu hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai bên không ngừng được tăng cường, củng cố, hợp tác về quốc phòng, an ninh đã trở thành trụ cột trong quan hệ song phương, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư đều có bước phát triển rất tích cực, trao đổi, giao lưu nhân dân diễn ra sôi động với nhiều hình thức phong phú, thiết thực.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn nhấn mạnh, Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đó là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại. Phía Trung Quốc cũng xác định quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Hai bên hết sức coi trọng và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ hai Đảng trong tổng thể quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó giao lưu, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên, nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022 cùng các chuyến thăm và trao đổi cấp cao trong năm 2023 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai...
Giao lưu, hợp tác kênh Đảng, Quốc hội Việt Nam/Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam/Chính hiệp Trung Quốc và giữa các bộ, ngành, đoàn thể nhân dân, địa phương hai nước không ngừng được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu; các lĩnh vực hợp tác thực chất đạt được nhiều tiến triển đáng khích lệ, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ 4 trên thế giới xét theo tiêu chí quốc gia.
Đáng chú ý, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023; vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng, hai bên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh; hoàn tất đàm phán nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, trong đó có Kế hoạch hợp tác thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với Sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Tại phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc vừa qua, hai bên đã đi sâu trao đổi và xác định một số trọng tâm công tác: Tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, Quốc hội và Nhân đại toàn quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc; phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác; triển khai tốt các cơ chế giao lưu quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật.
Hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả, thực chất để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển bền vững, lành mạnh; tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong các dự án tồn đọng; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam.
Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, y tế; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân; tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung cấp cao, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc; thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển đạt tiến triển thực chất.

Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc chiều 31/10 được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Chiều 31/10, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón.

Tham dự lễ đón, về phía Trung Quốc còn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển Cải cách Nhà nước Hà Lập Phong; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào; Phó Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Quách Nghiệp Châu, cùng nhiều lãnh đạo ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón. Ảnh: TTXVN

Theo TTXVN, đoàn xe chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến vào Đại lễ đường Nhân dân, 21 phát đại bác vang lên chào mừng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhà lãnh đạo chụp ảnh chung. Hai bên giới thiệu các quan chức có mặt tại lễ đón.

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên bục danh dự. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đội danh dự diễu binh qua trước bục danh dự.

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-4

Hai nhà lãnh đạo và đoàn đại biểu cao cấp hai nước hội đàm. Ảnh: TTXVN

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-5

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cao cấp Trung Quốc tại hội đàm. Ảnh: TTXVN

Trung Quoc ban 21 phat dai bac chao don Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-6

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại hội đàm. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành hội đàm cấp cao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 31/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều ngày 31/10, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, bày tỏ vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 5 năm.

Ngày 12/12, tổ chức "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng"

"Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng" sẽ được tổ chức vào sáng 12/12, tại Hà Nội.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 tới nay, dấu ấn lãnh đạo kinh tế của Đảng được thể hiện rõ nét qua việc thực hiện Văn kiện chính thức của Đại hội cũng như các Nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra.
Ngay 12/12, to chuc
 
Ngay từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn, có những khó khăn chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Cụ thể, Đảng ta tổ chức nhiều hội nghị quan trọng, có tính chất chiến lược. Điểm nhấn quan trọng chính là 6 hội nghị toàn quốc về 6 lĩnh vực đã được tổ chức ngay trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngay sau đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược trên cả nước với thông điệp rất rõ nét...
Để làm rõ hơn vấn đề này nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về kinh tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”.
Đến nay, BTC Diễn đàn đã nhận được gần 50 bài tham luận của các nhà quản lý, lãnh đạo, nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, qua đó đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ hơn nhiều vấn đề quan trọng về những kết quả đạt được trong việc thực hiện các Nghị quyết về Kinh tế qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng trên từng lĩnh vực cụ thể. Các tham luận cũng nêu lên những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ đầu nhiệm kỳ tới nay, đồng thời cũng rút ra những bài học kinh nghiệm, nêu lên những giải pháp để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.