Chuyện người vô Quảng Trị thăm mộ… mình

Bây giờ trên đường thiên lý, đến cầu Quảng Trị (còn có tên là cầu Thạch Hãn) Bắc vô thì bên phải, Nam ra thì bên trái rất dễ nhận ra một cụm tượng đài khá ấn tượng. Hai mươi, vâng đúng 20 giọt máu hồng quần tụ bên một trái tim lớn.

Tượng đài là nơi kỷ niệm ghi dấu trận đánh của Trung đội Mai Quốc Ca ngày 10/4/1972 đã làm nên một huyền sử của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ vỏn vẹn 20 tay súng nhưng đã tiêu diệt được 125 quân địch thuộc nhiều binh chủng, 2 cố vấn quân sự Mỹ và bắn hạ nhiều xe cơ giới.
Chuyen nguoi vo Quang Tri tham mo… minh
Tượng đài tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca ảnh: Hữu Thành 
Do lực lượng quá chênh lệch 20 chiến sĩ của trung đội Mai Quốc Ca đã lần lượt hy sinh.
Với chiến công ấy, tháng 9/1973, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký quyết định số 107/QĐ-CPCMLTCHMNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đồng thời phong tặng danh hiệu “Trung đội 1 thắng 100” cho Trung đội Mai Quốc Ca năm 1973.
Chuyen nguoi vo Quang Tri tham mo… minh-Hinh-2
Vợ chồng ông Vũ Quang Thành 

Quân sử cuộc chiến tranh vệ quốc chống Mỹ cứu nước từng ghi đậm sự kiện ấy. Và từ năm 1973 rộng khắp trong toàn quân ở các chiến trường sôi nổi một phong trào có tên Một thắng một trăm học tập nêu gương Trung đội Mai Quốc Ca.

Hình tượng 20 giọt máu hồng tượng trưng cho cuộc đời oanh liệt của 20 chiến sĩ trẻ ngã xuống độ tuổi mới mười tám, đôi mươi… Văn bia trên tượng đài ghi như thế. Nhưng đã tồn tại một huyền thoại! Một chiến sĩ trong trung đội ấy nay vẫn còn sống! Và người chiến sĩ huyền thoại năm ấy ở đầu cầu Thạch Hãn đang ngồi bên tôi đây!
… Kịp tròn 20 tuổi, tháng 5/1971, chàng trai Vũ Quang Thành làng Đồng Minh vùng ven Thành Nhà Hồ của xã Vĩnh Phúc huyện Vĩnh Lộc lên đường nhập ngũ.
Anh xung vào đội hình của Trung đoàn 14 thuộc Tỉnh đội Thanh Hóa là lực lượng bổ sung cho đơn vị chủ lực Sư đoàn 304.
Trung đội 2 thuộc đại đội 11 của tiểu đoàn 3 khi ấy không gọi là Trung đội cảm tử nhưng mang tên trung đội quyết thắng Mai Quốc Ca, thường gọi tắt là Trung đội Mai Quốc Ca. Trung đội gồm 20 tay súng là những chàng trai quả cảm hăng hái ngùn ngụt nhiệt huyết do Mai Quốc Ca làm trung đội trưởng. Chàng trai Mai Quốc Ca quê ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung khi ấy 22, già dặn nhỉnh tuổi hơn lứa 18, 20 của Vũ Quang Thành cùng năm chiến sĩ quê Vĩnh Lộc. Trung đội có hơn mười người đồng hương Thanh Hóa đã cùng trải những ngày tháng huấn luyện gian khổ bên nhau nên anh em rất thân thiết, gắn bó.
Những ngày rèn tập trên thao trường ở Như Xuân xứ Thanh và đất Bố Trạch, Quảng Bình trôi nhanh. Đầu năm 1972, trung đội Mai Quốc Ca trong đội hình của sư 304 vào mặt trận Quảng Trị.
Nhiệm vụ đầu tiên của trung đội là vận chuyển nhu yếu phẩm, vũ khí, đạn dược “lót ổ” cho Tiểu đoàn đánh vào các căn cứ vùng giáp ranh tại Đầu Mầu, núi Kiến (Quảng Trị).
Đêm 9/4/1972, Trung đội Mai Quốc Ca nhận nhiệm vụ vận chuyển 100kg thuốc nổ TNT để đánh sập cầu Quảng Trị (nay là cầu Thạch Hãn), chặn quân tiếp viện của địch từ thị xã Quảng Trị lên ứng cứu cho Đông Hà, Ái Tử - 2 (căn cứ quân sự lớn của địch tại vùng chiến thuật I). Từ đó, tạo điều kiện để các cánh quân của ta mai phục sẵn ở hai bờ sông Thạch Hãn và các vùng phụ cận tiêu diệt lực lượng địch tại chiến trường Quảng Trị.
Nhưng rạng sáng ngày 10/4/1972, khi trung đội Mai Quốc Ca đến gần cầu Thạch Hãn thì bị lộ. Giữa vòng vây địch hơn 2 tiểu đoàn mỗi lúc càng dày đặc, các chiến sĩ của trung đội vẫn cố gắng chống trả, cầm cự, động viên nhau quyết chiến. Thế trận giằng co quyết liệt. Có lúc chiến sĩ phải đánh giáp lá cà. Anh em động viên nhau cố hết sức mình phá vòng vây. Dưới sự chỉ huy bình tĩnh mưu trí của trung đội trưởng Mai Quốc Ca, các chiến sĩ vừa anh dũng đánh trả nhiều đợt tấn công, tận dụng địa thế, người trước xông pha, người sau yểm trợ… Nhưng do chênh lệch lực lượng quá lớn, đến quá trưa ngày 10/4/1972, hầu hết các chiến sĩ của trung đội đã lần lượt hy sinh.
Trời ngả sang chiều, tổ chiến đấu của Vũ Quang Thành dạt vào một ngôi làng. Lợi dụng địa thế, ba anh em động viên nhau bình tĩnh đánh trả địch. Lần lượt chứng kiến hai người bạn cùng quê Vĩnh Lộc trúng đạn hy sinh, Thành bị thương nặng rồi phút chốc ngất đi không biết gì nữa.
Khi tỉnh dậy, Thành mang máng nhận ra mình hình như đang nằm trên sàn xe ô tô? Cảm giác đau nhói lại dội lên. Người Thành như cứng lại vì những lớp bông băng. Ánh đèn trên xe lúc mờ nhòe khi tỏ những khuôn mặt lạ và giọng nói cũng lạ hoắc ngay cạnh.
Bị bắt rồi. Thành thoảng nhanh ý nghĩ. Tình huống này quả là Thành và anh em trong trung đội Mai Quốc Ca chưa từng lường trước? Nhưng Thành loáng nhanh một ý nghĩ, kệ, chết là cùng chứ gì? Cảm giác đau đớn lại dộng lên tận óc vì xe xóc. Thành lại ngất đi.
Tại bệnh viện quân y của địch ở Huế mang tên Nguyễn Tri Phương, do bị thương nặng vào khoang bụng và ngực, Thành phải chịu đau đớn vì những cắt nối ruột và nhiều thứ phẫu thuật khác. Nhưng những lúc tỉnh, Thành luôn bị hành hạ quấy rối vì những cuộc hỏi cung tưởng vô tình như hỏi han chuyện trò. Mà người hỏi không ai khác là ngay chính mấy lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cùng nằm điều trị ở giường bên.
Hình tượng 20 giọt máu hồng tượng trưng cho cuộc đời oanh liệt của 20 chiến sĩ trẻ ngã xuống độ tuổi mới mười tám, đôi mươi… Văn bia trên tượng đài ghi như thế.
Vết thương dần ổn định. Thành lần lượt đối mặt với những cuộc đi cung. Có mặt cả cố vấn Mỹ. Có ngày chúng tra hỏi tới 7 lần.
Thành đã lanh trí giấu biệt ý đồ chặn quân tiếp viện của địch từ thị xã Quảng Trị lên ứng cứu cho Đông Hà, Ái Tử tạo điều kiện để các cánh quân của ta ém phục sẵn hai bờ sông Thạch Hãn và các vùng phụ cận tiêu diệt lực lượng quân sự địch mà trung đội trưởng Mai Quốc Ca quán triệt cho anh em trong trung đội trước trận đánh.
Điệp khúc từ gã tù binh Bắc Việt cứ lặp đi lặp lại. Những là mới vô bộ đội, chỉ huy bảo chi thì làm nấy… Chỉ làm theo lệnh trên. Là hành quân theo đơn vị có biết ý đồ của cấp trên như thế nào đâu?
Chừng như đã ngán trước vẻ lờ đờ mệt mỏi và những bản cung ngớ ngẩn vô thưởng vô phạt của tay lính Bắc Việt trẻ măng này, chúng ném Thành lên chiếc C130 áp tải vô trại giam Bạch Đằng ở Đà Nẵng. Thành bị giam chung với hơn 50 tù binh khác.
Tại đây mỗi anh một buồng giam riêng khoảng 5 m2. Chiếu chăn không có nằm sàn xi măng.
Nhiều ngày đêm mỗi tù binh phải lựa chọn một trong hai. Chấp nhận chiêu hồi, sẽ làm lính VNCH hoặc làm đời sống dân thường tùy theo nghề nghiệp. Có thể lấy vợ sinh con, nếu không chấp nhận sẽ là tù mãn đời.
Thành và 50 anh em kiên quyết không chiêu hồi. Chọn đời sống tù ngục.
Địch lại đưa Thành giam tiếp ở Non Nước. Và nhà giam dưới chân núi Sơn Trà. Thuyết phục dọa dẫm và cả đánh chửi phạt bỏ đói, thấy không kết quả tháng 9/1972 địch đưa Thành và anh em ra Trại tù Phú Quốc...

Sáng nay, hơn 11.000 thí sinh thi THPT đợt 2: Bao địa phương tổ chức thi?

Ngày 6-7/8, hơn 11.000 thí sinh ở 39 tỉnh, thành sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 với nhiều biện pháp phòng, chống COVID-19.
 

Do ảnh hưởng của COVID-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được chia thành hai đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 7-8/7 với hơn 981.800 thí sinh tham dự. Hơn 26.000 thí sinh chưa thể tham gia thi đợt 1 sẽ dự thi đợt 2.

Sang nay, hon 11.000 thi sinh thi THPT dot 2: Bao dia phuong to chuc thi?
 Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Ảnh: Như Ý

Tuy nhiên, sau khi Bộ GD&ĐT bổ sung đối tượng được xét đặc cách tốt nghiệp THPT, hàng chục nghìn thí sinh ở vùng cách ly, phong tỏa đã đăng ký xét đặc cách. Chẳng hạn, TP HCM có hơn 2.000 thí sinh được đặc cách, Bình Định hơn 1.000 thí sinh, Hà Nội gần 200 thí sinh.

50 tỉnh, thành phố sẽ không tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2

Chính vì dịch COVID-19 phức tạp, nhiều địa phương quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, ngoài các thí sinh được đặc cách tốt nghiệp do chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, đợt thi tốt nghiệp THPT thứ 2 năm nay có hơn 11.000 thí sinh của 39 tỉnh, thành phố đăng ký dự thi. Các thí sinh này chủ yếu dự thi để lấy điểm xét tuyển đại học, cao đẳng.

Đợt thi thứ 2 sẽ được tổ chức tại 13 hội đồng thi đặt tại các tỉnh Cao Bằng, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Như vậy, 50 tỉnh, thành phố sẽ không tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Thí sinh các tỉnh không tổ chức thi đợt 2 nếu có nguyện vọng đăng ký dự thi sẽ gửi thi ở 1 trong 13 hội đồng nêu trên.

13 hội đồng thi như sau:

Sang nay, hon 11.000 thi sinh thi THPT dot 2: Bao dia phuong to chuc thi?-Hinh-2
Test nhanh SARS-CoV-2 toàn bộ thí sinh dự thi tốt nghiệp 

Tại Bình Định, Sở GD&ĐT phối hợp Sở Y tế triển khai test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho toàn bộ thí sinh dự thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT vào buổi tập trung thí sinh phổ biến quy chế thi chiều 5/8. Không có thí sinh dự thi thuộc diện F0, F1, F2 và diện cách ly, phong tỏa.

Bình Định có 2.591 thí sinh dự kiến sẽ dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2, diễn ra ngày 6 – 7/8. Công tác tổ chức đợt thi được tập trung cao độ, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đặt lên hàng đầu. Thí sinh F1 được bố trí dự thi điểm thi riêng, thí sinh F2 dự thi phòng thi riêng.

Tại Tiền Giang, để bảo đảm an toàn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, điểm thi đợt 2 sẽ bố trí không quá 12 thí sinh trong 01 phòng thi. Tất cả những người tham gia công tác tổ chức kỳ thi, coi thi và tất cả thí sinh dự thi phải thực hiện test nhanh kháng nguyên vi-rút SARS-CoV-2 trước ngày tổ chức thi.

Bên cạnh đó, tại điểm thi sẽ được trang bị đầy đủ khẩu trang, dụng cụ đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn cho tất cả thí sinh và những người tham gia coi thi. Một điểm khá lưu ý khác so với kỳ thi đợt 1 là cán bộ coi thi sẽ được trang bị quần áo bảo hộ trong suốt quá trình làm nhiệm vụ.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, Đồng Nai có 340 thí sinh đăng ký dự thi và hơn 460 thí sinh khác đăng ký đặc cách công nhận tốt nghiệp.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Đồng Nai, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức kỳ thi cũng rất áp lực. Tuy nhiên, thí sinh và phụ huynh vẫn kiên quyết tham gia thi để lấy điểm xét tuyển đại học nên sở có trách nhiệm phải tổ chức kỳ thi.

Để đảm bảo an toàn cho thí sinh và cán bộ coi thi, sở đã đưa ra các giải pháp và xin chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, toàn bộ thí sinh và hơn 100 cán bộ khi đến điểm thi phải được xét nghiệm COVID-19 và có kết quả âm tính.

Ngày 7/8, sau khi thi xong sẽ lấy mẫu xét nghiệm thêm lần nữa cho thí sinh, cán bộ làm nhiệm vụ trước khi ra về.

Lịch thi cụ thể từng môn như sau:

Sang nay, hon 11.000 thi sinh thi THPT dot 2: Bao dia phuong to chuc thi?-Hinh-3
 

Đề nghị Bộ CA xử lý cán bộ đưa, nhận quà cho ông Nguyễn Duy Linh

Trong vụ án cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo (Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ, CQĐT xác định một số người trung gian giúp Phan Văn Anh Vũ đưa hối lộ cho ông Linh, trong đó có cả cán bộ công an.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, căn cứ kết quả điều tra đã xác định được việc ông Nguyễn Duy Linh nhận tiền của Phan Văn Anh Vũ thông qua bị can Hồ Hữu Hòa. Nhưng ông Linh không nói cho những người liên quan biết đó là tiền gì nên CQĐT không xem xét xử lý những người liên quan là phù hợp.

Cụ thể, đối với ông Hoàng Nam Trung (SN 1979, ở Cầu Giấy, là cán bộ ngành công an, trợ lý của ông Linh), trong thời gian trực tiếp giúp việc cho ông Linh đã 4 lần liên lạc với ông Nguyễn Đăng Luân (lái xe của Phan Văn Anh Vũ) để nhận các túi quà, hộp quà, thùng quà mang về cho ông Linh.

Chân dung tân GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Ông Trần Thế Cương vừa được Thành ủy Hà Nội bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo. Trước đó ông là Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3816/QĐ-UBND ngày 4/8/2021 của về việc điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cho ông Trần Thế Cương. 
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-2
Ông Trần Thế Cương sinh năm 1973, là tiến sĩ kinh tế, cử nhân sinh - kỹ thuật nông nghiệp. 
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-3

Từ năm 1996 đến tháng 12/2004, ông Cương là phó trưởng Ban Thanh niên trường học (Thành đoàn Hà Nội), ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên thành phố Hà Nội. 

Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-4
Từ tháng 1/2005 đến tháng 2/2015, ông Cương làm chuyên viên Phòng văn hóa khoa giáo; Phó trưởng phòng; Trưởng Phòng văn hóa xã hội (thuộc UBND thành phố Hà Nội).
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-5
Từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2016, ông làm Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh: Ông Cương ôm hoa)
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-6
Tháng 3/2016 ông là Phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố. Từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2018 là Trưởng Ban Văn hóa xã hội (Hội đồng nhân dân thành phố), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. 
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-7
Từ ngày 4/1/2019, ông Cương được Ban Thường vụ Thành ủy điều động nhận công tác tại quận Bắc Từ Liêm, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2015-2020. 
Chan dung tan GD So Giao duc va Dao tao Ha Noi-Hinh-8
Ngày 14/1/2019, tại kỳ họp của HĐND quận Bắc Từ Liêm, 100% đại biểu bầu ông Cương giữ chức Chủ tịch UBND quận.