Chuyển hồ sơ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 lên Ủy ban Kiểm tra T.Ư

Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận thanh tra về một số nội dung đối với Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án được Thủ tướng giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm đầu mối đầu tư.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, Thanh tra Chính phủ kết luận đơn vị này cùng một số tổ chức, cá nhân của cơ quan quản lý có thẩm quyền đã có nhiều vi phạm.
Tự ý quy đổi tổng mức đầu tư để "lách" cửa trình Quốc hội
Về chủ trương đầu tư, Thanh tra Chính phủ xác định dự án, công trình có quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên, trong đó có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước là dự án, công trình quan trọng quốc gia, sẽ do Quốc hội xem xét và thông qua chủ trương đầu tư.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được Hội đồng thẩm định của PVN thẩm định có tổng mức đầu tư hơn 31.500 tỷ đồng tại thời điểm quý I/2010, trong đó vốn chủ sở hữu là 30% - thuộc diện do Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư.
Nhưng PVN và Bộ Công Thương lại đề xuất Thủ tướng quy đổi tổng mức đầu tư dự án về mặt bằng giá năm 2006 là gần 18.500 tỷ đồng để không trình qua Quốc hội; kiến nghị Thủ tướng giao Hội đồng quản trị PVN quyết định là không đúng quy định.
Trách nhiệm thuộc này về PVN, Bộ Công Thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham mưu, đề xuất, chỉ đạo đối với chủ trương đầu tư dự án.
Chuyen ho so du an Nhiet dien Thai Binh 2 len Uy ban Kiem tra T.U
Khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Hội đồng quản trị PVN đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án. Ảnh: Lê Hiếu.
Ngoài ra, khi dự án chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Hội đồng quản trị PVN căn cứ Công văn 800 do Phó thủ tướng ký và hồ sơ thẩm định dự án của PVN để phê duyệt quyết định đầu tư dự án là không đúng quy định.
Về thẩm định, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án, PVN có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án lần 1 với tổng mức đầu tư từ hơn 31.500 tỷ đồng thành hơn 34.000 tỷ đồng và quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lần 2 là gần 41.800 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án lần 1, PVN chưa báo cáo Thủ tướng nhưng đã thẩm định và quyết định điều chỉnh là thực hiện không đúng quy định. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 2 lên gần 41.800 tỷ đồng cũng không đúng quy định.
Trách nhiệm này thuộc PVN, Bộ Công Thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và quyết định điều chỉnh dự án.
Chỉ định thầu cho đơn vị thiếu năng lực, làm phát sinh chi phí
Trong vấn đề chỉ định thầu, PVN chưa xác định các điều kiện để được chỉ định thầu đối với gói thầu EPC dự án nhưng đã đề xuất, được Bộ Công Thương đồng ý, trình Thủ tướng xem xét, ủy quyền cho Hội đồng quản trị PVN quyết định.
Ngày 11/6/2010, Phó thủ tướng có văn bản số 978 đồng ý về nguyên tắc việc chỉ định thầu 2 dự án, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
PVN chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục nhưng đã đồng ý chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án.
Đáng nói, PVC chưa làm Tổng thầu EPC các dự án lớn tương tự như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, hồ sơ năng lực của PVC chưa đáp ứng yêu cầu.
Chuyen ho so du an Nhiet dien Thai Binh 2 len Uy ban Kiem tra T.U-Hinh-2
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cho thực hiện kết luận về việc xử lý vướng mắc liên quan tới Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, sớm đưa dự án vào hoạt động. Ảnh: Lê Hiếu.

Sau khi ký kết hợp đồng, PVC đã thực hiện không đúng cam kết là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự án chậm tiến độ, phát sinh tăng chi phí, trong đó có chi phí trả lãi tiền vay từ năm 2016 đến 2019 là 81,867 triệu USD.
Trách nhiệm trong việc chỉ định thầu được Thanh tra Chính phủ xác định thuộc PVN, PVC, Bộ Công Thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và quyết định.
Điều chỉnh giá hợp đồng, tăng hơn 5.456 tỷ
Về việc điều chỉnh giá hợp đồng EPC dự án, Thanh tra Chính phủ xác định sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 2 của dự án (gần 41.800 tỷ), PVN và PVC đã ký phụ lục bổ sung, theo đó giá trị hợp đồng tạm tính trước thuế VAT là hơn 948 triệu USD và hơn 10.700 tỷ đồng, tăng 27,708 triệu USD và hơn 4.800 tỷ đồng (tương đương tăng hơn 5.456 tỷ đồng), chủ yếu do điều chỉnh khối lượng, đơn giá thuộc phạm vi hợp đồng EPC đã ký. Việc này là không đúng quy định.
Thanh tra Chính phủ kết luận Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều tồn tại, vi phạm. Để khắc phục những tồn tại này, tránh lãng phí tiền vốn của Nhà nước đầu tư vào dự án, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cho thực hiện kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xử lý vướng mắc liên quan tới Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, sớm đưa dự án vào hoạt động.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có những vi phạm, khuyết điểm đã được nêu trong kết luận thanh tra.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh dự án này đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm.

Nghi vấn nam thanh niên bị đánh chảy máu mũi khi làm việc với CSGT

(Kiến Thức) - Trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh cùng thông tin về việc nghi nam thanh niên bị cán bộ Đội CSGT số 9 Hà Nội hành hung khiến chảy máu mũi.

Ngày 6/8, trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo Đội CSGT số 9 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, ngay trong tối 5/8, chỉ huy phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã yêu cầu đội báo cáo về vụ việc nam thanh niên bị đánh chảy máu mũi khi làm việc với CSGT. Đồng thời, tối cùng ngày, đội đã yêu cầu các đồng chí trong tổ công tác báo cáo về sự việc.

Bắt nóng 2 "doanh nhân" ở Sài Gòn buôn ma túy xuyên quốc gia

Trong vỏ bọc doanh nhân, cả 2 ông trùm dễ dàng điều hành đường dây buôn ma túy quy mô lớn từ Campuchia về Sài Gòn tiêu thụ.

Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC04) - Công an TP.HCM cho hay, vừa khám phá 2 đường dây ma túy tinh vi, quy mô xuyên quốc gia do 2 ông trùm "đội lốt" doanh nhân.

Mới đây, trinh sát của phòng PC04 khám phá dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến hoạt động mua bán ma túy của cặp đôi Hoàng Minh Trí (tự Trí "cao", SN 1987, ngụ Q.12) - Nguyễn Quốc Khang (SN 1978, ngụ Q.12). Được biết, Trí và Khang vốn là bạn tù của nhau.

Trần Vĩnh Tuyến, Đinh La Thăng và những quan chức TP HCM vướng lao lý

Trước ông Trần Vĩnh Tuyến, nhiều lãnh đạo TP.HCM cũng dính đến sai phạm và bị khởi tố. Cựu Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã nhận 30 năm tù trong 2 vụ án.

Tran Vinh Tuyen, Dinh La Thang va nhung quan chuc TP HCM vuong lao ly
 
Ngày 11/7, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM; ông Trần Trọng Tuấn, Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM cùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Đây không phải là 2 quan chức TP.HCM đầu tiên dính sai phạm và bị khởi tố. Từ cuối 2017 đến nay, nhiều lãnh đạo, cựu quan chức TP.HCM liên tiếp vướng vào vòng lao lý.
Ông Trần Vĩnh Tuyến và sai phạm tại Sagri
Ông Tuyến bị cho liên quan đến những vi phạm tại dự án phát triển khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM (dự án nhà ở Phước Long B) do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH-MTV (Sagri) làm chủ đầu tư.
Trước đó, tháng 10/2008, Sagri đã ký với Tổng công ty cổ phần Phong Phú (Công ty Phong Phú) hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án Phước Long B. Trong đó tỷ lệ vốn góp và lợi nhuận được chia theo tỷ lệ Sagri 28% và Công ty Phong Phú 72%.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký quyết định chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án nhà ở Phước Long B cho Công ty Phong Phú với giá hơn 168 tỷ đồng (tương đương hơn 10,5 triệu đồng/m2). Mức giá này thấp hơn giá thị trường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.
Tran Vinh Tuyen, Dinh La Thang va nhung quan chuc TP HCM vuong lao ly-Hinh-2
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ảnh: Lê Quân. 
Trong vụ việc này, Giám đốc Sở Xây dựng là ông Trần Trọng Tuấn đã tham mưu cho UBND TP.HCM, khẳng định việc chuyển nhượng dự án cho Sagri đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và kiến nghị thành phố chấp thuận. Từ tờ trình của Sở Xây dựng, ông Trần Vĩnh Tuyến đã ký quyết định chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án cho Công ty Phong Phú.