Chuyên gia nói về nguyên nhân năm 2024 có nhiều cơn bão mạnh

Nguyên nhân khiến năm 2024 có nhiều bão mạnh như Geami, Yagi, Krathon hay Helence, Milton… có thể do tác động của một số yếu tố về khí hậu, môi trường như: Hiện tượng ENSO, biến đổi khí hậu...

Bão Yagi vừa càn quét Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, gây thiệt lại lớn về người và của. Hiện bão Milton đang càn quét nước Mỹ, trở thành siêu bão mạnh nhất hành tinh trong năm 2024. Trung tâm Bão quốc gia Mỹ gọi bão Milton là cơn bão “cực kỳ nguy hiểm” và kêu gọi mọi người chú ý đến lệnh sơ tán... PV báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi nhanh với Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia Mai Văn Khiêm.
Chuyen gia noi ve nguyen nhan nam 2024 co nhieu con bao manh
Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. 
- Thưa ông, vì sao năm nay có nhiều bão "dữ", với sức tàn phá lớn và nguy hiểm như vậy?
Nguyên nhân khiến năm 2024 có nhiều bão mạnh như: Geami, Yagi, Krathon hay Helence, Milton…có thể do tác động bởi một số yếu tố khí hậu và môi trường sau đây:
Hiện tượng ENSO: Năm 2024 là năm chuyển pha El Niño sang Lania, quá trình chuyển pha quan sát được xếp vào chuyển pha nhanh nên đốt nóng và mất cân bằng nhiệt ẩm đại dương đang diễn ra mạnh mẽ góp phần làm tăng nguồn cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển của các cơn bão nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu: Sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của cả đại dương và khí quyển. Khi nước biển ấm lên, nó cung cấp nhiều hơi nước và năng lượng hơn cho các hệ thống thời tiết, dẫn đến việc hình thành nhiều bão mạnh hơn và cường độ của các cơn bão này cũng tăng lên.
Chúng ta đã chứng kiến sự bất thường về nhiệt độ trung bình toàn cầu từ đầu năm đến nay (tháng 1 đến tháng 8 năm 2024) cao hơn 0,70°C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, nhiều khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất năm được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng; điều này đã được đề cập tới trong Báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu lần thứ 6 (Sixth Assessment Report AR6) của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC): Trong tương lai, số lượng các cơn bão mạnh tăng, chẳng hạn như loại bão ở ngưỡng CAT 4-5 (tốc độ gió lớn hơn 200 km/h) tức là những cơn bão có cường độ mạnh trên cấp 17 sẽ gia tăng.
Chuyen gia noi ve nguyen nhan nam 2024 co nhieu con bao manh-Hinh-2
Hình ảnh người dân sơ tán để tránh siêu bão Milton. Hàng nghìn người đổ đi sơ tán làm tắc nghẽn đường cao tốc, người dân vật lộn với tình trạng thiếu nhiên liệu và Thị trưởng Tampa đã cảnh báo rằng "bạn sẽ chết" nếu họ ở lại.  Ảnh: BirdingPeepWx
Một số nghiên cứu công bố mới đây tại Mỹ cho thấy, hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân khiến các cơn bão nhiệt đới xảy ra với cường độ mạnh hơn và tần suất nhiều hơn. Theo nghiên cứu này, nhiệt độ bề mặt đại dương ấm lên khiến lượng hơi nước trong khí quyển gia tăng, khiến các cơn bão mạnh lên về cường độ.
Như chúng ta đã biết, mức tăng nhiệt độ toàn cầu 1 độ C hiện nay đã khiến sức tàn phá của bão tăng trung bình khoảng 40%. Trong khi đó, hiện tượng "tăng nhanh cường độ", cũng đang trở nên phổ biến hơn.
Một số nghiên cứu gần đây cũng nhắc đến khả năng biến đổi khí hậu cũng làm giảm độ đứt gió thẳng đứng- những thay đổi về tốc độ và hướng gió theo độ cao - dọc bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ và bờ biển Thái Bình Dương của châu Á. Độ đứt gió thẳng đứng mạnh có thể ngăn cản cơn bão phát triển mạnh và giảm sức tàn phá của bão, tuy nhiên do biến đổi khí hậu đã làm giảm yếu tố này. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong các hoàn lưu, và sự phân bổ lại khí áp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành bão và duy trì cường độ của chúng trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ bề mặt đất với bề mặt nước cũng khiến độ ẩm tăng cao dọc khu vực bờ biển, dẫn đến áp suất và lưu thông gió đẩy độ ẩm vào tầng bình lưu giữa, tạo điều kiện để bão phát triển.
- Dự báo về thiên tai, bão lũ từ nay đến cuối năm như thế nào, thưa ông?
Nhận định từ tháng 10-12/2024, hoạt động của bão/ATNĐ trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN: 4,5 cơn); trong đó số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với TBNN (TBNN: 1,9 cơn) và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Đề phòng khả năng bão/ATNĐ hình thành ngay trên khu vực Biển Đông và không loại trừ xảy ra những cơn bão mạnh.
Lưu vực sông Trung Bộ, Tây Nguyên lũ sông xuất hiện tương đương TBNN. Đỉnh lũ năm 2024 ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An, Hà Tĩnh) ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; hạ lưu các sông chính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3, các sông chính ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận dao động mức trên BĐ2. Các đợt lũ lớn khả năng tập trung trong nủa cuối tháng 10 và tháng 11/2024 và khả năng xuất hiện lũ muộn vào cuối năm trùng vào thời kỳ tích nước của các quy trình vận hành liên hồ chưa các sông Trung Bộ, Tây Nguyên. Mùa lũ 2024 trên sông Mê Kông xuất hiện tương đương TBNN. Đỉnh lũ năm 2024 ở đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở trên mức BĐ1; đỉnh lũ tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.
Xin cảm ơn ông!
>>> Mời độc giả xem thêm video Hình ảnh vệ tinh tua nhanh đường đi của bão Francine:
 

Bão số 3 để lại thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Cơn bão số 3 đã để lại thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có ngành Giáo dục. Hàng vạn trường học bị hư hại, hàng triệu học sinh chưa thể đến trường...

Tuần qua, ngành Giáo dục, các thầy cô giáo dồn sức khắc phục hậu quả với tinh thần lũ rút đến đâu dọn dẹp đến đó… Kế hoạch dạy học được điều chỉnh; nhiều trường phổ thông, đại học cho học sinh nghỉ hoặc học trực tuyến để bảo đảm an toàn.
Bao so 3 de lai thiet hai nang ne cho nganh giao duc
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC 

Bộ GD&ĐT cho biết đến thời điểm này vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại của ngành Giáo dục các địa phương sau trận bão lũ vừa qua. Qua báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, mức độ ảnh hưởng của trận lũ lịch sử với nhà trường là rất nặng nề, cần nhiều thời gian, công sức, kinh phí để khắc phục.

Lào Cai là địa phương có số GV và HS thiệt mạng nhiều nhất do bão số 3 gây ra. Theo bà Dương Bích Nguyệt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Lào Cai, báo cáo sơ bộ cho thấy có 35 em HS của tỉnh thiệt mạng và mất tích, 15 em HS bị thương do bão lũ. Số nhân viên, GV toàn ngành giáo dục Lào Cai bị ảnh hưởng do bão số 3 cần được hỗ trợ là trên 600 hộ gia đình. Riêng huyện Bảo Yên có 410 gia đình, có 3 GV thuộc Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa bị thương tích phải nhập viện.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên và lực lượng sinh viên tình nguyện đang tích cực cùng các trường học dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão số 3 để sớm ổn định việc học tập. Tuy nhiên, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của huyện Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16/9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23/9.

Còn theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, có 2 GV, 8 HS của tỉnh thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão. Có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, đến thời điểm này các trường đã dọn dẹp, khắc phục; 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở. Bên cạnh đó, còn một số trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, các trường đã chủ động huy động cán bộ, GV, nhân viên và HS để khắc phục. Thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở ước tính ban đầu khoảng 45 tỉ đồng. Số HS bị mất, hỏng sách giáo khoa, đồ dùng học tập ước khoảng 22.787 em. Dự kiến kinh phí khoảng 11,5 tỉ đồng.

Toàn tỉnh có 152 cơ sở giáo dục đã tổ chức cho học sinh trở lại trường; riêng thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Trấn Yên chưa cho học sinh quay lại. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành phố tập trung lực lượng giúp các trường khắc phục hậu quả bão lũ để sớm đưa học sinh trở lại trường; chậm nhất đến 18/9 các cơ sở giáo dục sẽ đưa học sinh trở lại trường.

Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cho biết, có 9 người thiệt mạng do mưa lũ, trong đó có 2 GV và 7 HS, 1 HS bị thương. Cùng với đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở. Đến thời điểm này, 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh có 2 HS thiệt mạng, 93 trường bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với ước tính thiệt hại khoảng hơn 23 tỉ đồng. Trong đó có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình phụ trợ khác.

Toàn tỉnh Tuyên Quang có 33 trường học bị ngập nước, sạt lở đất. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa bị ngập toàn bộ khu ký túc xá và nhà ăn của HS. Sơ bộ có khoảng 2.000 HS có nhà bị ngập, sạt lở đất, đồ dùng học tập, sách vở bị lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3,4 tỉ đồng.

Từ 16/9/2024, có 455/456 trường cho học sinh đi học trở lại. Riêng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, THPT Chiêm Hóa dự kiến cho học sinh đi học trở lại từ 23/9/2024 để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và kí túc xá của học sinh do bị ngập sâu dài ngày.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, hiện toàn tỉnh có 78 trường học các cấp bị ngập úng, đến thời điểm này nước đã rút; 118/650 trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính 3,2 tỷ đồng; 158 HS và 38 GV bị ảnh hưởng sau bão lũ. Tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.

Trong tuần qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên ngành Giáo dục một số địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn.... Lãnh đạo Bộ GD&ĐTđánh giá cao những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của ngành Giáo dục địa phương để kịp thời khắc phục khó khăn do cơn bão số 3 gây ra. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc với các nạn nhân trong cơn lũ vừa qua, đặc biệt là với những gia đình giáo viên và học sinh có những tổn thất nặng nề.

Bộ GD&ĐT tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập với trị giá 450 triệu đồng, đồng thời tài trợ trợ toàn bộ đồ dùng học tập cho các em học sinh bị mất cả cha, mẹ do cơn bão số 3 đến năm lớp 12.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ trực tiếp cho ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái 1 tỷ đồng để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh bị thiệt hại do bão lũ. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà hỗ trợ 15 nghìn bộ đồ dùng học tập (trị giá 450 triệu đồng); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ 300 bộ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ Yên Bái.

Tại tỉnh Lào Cai, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai số tiền 1 tỷ đồng. Hỗ trợ cho gia đình học sinh thiệt mạng và mất tích mỗi trường hợp 10 triệu đồng, học sinh bị thương mỗi em 2 triệu đồng, học sinh bị thương và mất người thân hỗ trợ 5 triệu đồng, giáo viên bị thương hỗ trợ 5 triệu đồng.

Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ cho ngành Giáo dục Lạng Sơn số tiền 1 tỷ đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng cho ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 300 bộ sách giáo khoa. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trao tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập; hỗ trợ khắc phục thiệt hại của 23 thư viện trường học bị ảnh hưởng sau bão.

Tại tỉnh Tuyên Quang, đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm, trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT cùng Trường Mầm non Phan Thiết, Trường THCS Phan Thiết, Trường THPT Ỷ La, thành phố Tuyên Quang chịu ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Tại Thái Nguyên đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường chịu thiệt hại và gia đình có học sinh thiệt mạng do bão số 3.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lào Cai: Lớp mầm non 18 học sinh, lũ cuốn mất 10 em:

 

Hàng trăm cảnh sát tổng kiểm tra TTGT khu chợ lớn nhất TP HCM

Hàng trăm người thuộc nhiều lực lượng CSGT, TTĐT quận, huyện... cùng phối hợp chốt chặn tổng kiểm tra người và phương tiện ra vào khu chợ đầu mối lớn nhất TP HCM nhằm lập lại TTATGT khu vực.

Hang tram canh sat “tong kiem tra” TTGT khu cho lon nhat TP HCM
Nửa đêm đến rạng sáng 9/10, Trạm CSGT Tân Túc (thuộc phòng CSGT Công an TP HCM - PC08) phối hợp với Đội CSGT Trật tự Công an quận 8, Công an huyện Bình Chánh (TP HCM), cùng với lực lượng Trật tự Đô thị, Công an phường 7, quận 8; xã An Phú Tây (Bình Chánh) đồng loạt ra quân thiết lập lại Trật tự An toàn giao thông (TTATGT) khu vực trước cổng Chợ Đầu mối Bình Điền.