Chuyên gia nói gì về triển vọng Triều Tiên học hỏi mô hình Việt Nam

Trong Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in rằng ông hướng tới một cuộc cải cách Triều Tiên theo mô hình Việt Nam.

Theo giới chuyên gia, cho dù nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa có một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore nhưng các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có nhiều trở ngại nếu muốn theo đuổi công cuộc Đổi mới giống Việt Nam.
So sánh Triều Tiên với Việt Nam, tác giả Shuli Ren viết trên tờ Bloomberg rằng ông thấy nhiều khả năng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ mở cửa. Theo ông Ren, Triều Tiên ngày nay khác Việt Nam năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, đồng thời cho rằng Triều Tiên có thể có xuất phát điểm tốt hơn vì nước này hiện giàu hơn và công nghiệp hóa nhiều hơn.
Ông Kim Jong-un thăm một nhà máy của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
 Ông Kim Jong-un thăm một nhà máy của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Năm 2016, Triều Tiên có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trị giá 31 tỷ USD, so với 26 tỷ USD của Việt Nam vào năm 1986.
Nông nghiệp chiếm gần 40% nền kinh tế Việt Nam năm 1986, còn ở Triều Tiên hiện nay, con số này là khoảng 20%. Đối với các ngành công nghiệp, theo ngân hàng Morgan Stanley, tỷ lệ ngành dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam và Triều Tiên giống nhau.
Kể từ khi cải cách, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm là 7%, so với 4% trong thập kỷ trước đó, trở thành một trung tâm sản xuất với nền kinh tế có quy mô gấp 6 lần Triều Tiên. Năm 2017, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP là 6,8% - tốc độ nhanh nhất trong 10 năm qua nhờ đầu tư nước ngoài tăng mạnh, trong đó có tập đoàn Samsung của Hàn Quốc.
Kim Jong-un thăm nhà máy Chonji. Ảnh: KCNA.
 Kim Jong-un thăm nhà máy Chonji. Ảnh: KCNA.
Trái lại, theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng trung bình chưa đầy 1%/năm trong 10 năm qua.
Nhờ chi phí lao động chỉ bằng một phần nhỏ so với ở Hàn Quốc, Triều Tiên có thể hi vọng thu hút đầu tư từ Hàn Quốc.
Ngân hàng Morgan Stanley chỉ ra rằng đầu tư chiếm khoảng 1/4 GDP Việt Nam nhưng gần như là con số 0 ở Triều Tiên. Nếu tăng nguồn đầu tư lên tương đương 20% GDP thì kinh tế Triều Tiên có thể mở rộng khoảng 5%.
Tuy nhiên, theo tác giả Anthony Fensom viết trên tờ Diplomat, Việt Nam có chất lượng lao động tốt hơn. 70% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi lao động, so với con số 44% ở Triều Tiên. Dân số ở độ tuổi lao động của Triều Tiên sẽ đạt đỉnh năm 2020, còn ở Việt Nam là 2040.
Thêm nhiều động thái hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ hỗ trợ làm giảm “trừ hao chỉ số Kospi” được áp dụng với chứng khoán Hàn Quốc một phần do lo ngại về mối đe dọa từ Triều Tiên.
Nếu có nhiều tiến triển, “cổ tức hòa bình” sẽ có lợi cho ngành xây dựng, máy móc và thép ở Hàn Quốc. Còn khi tiến tới tái thống nhất, viễn cảnh thiếu hụt lao động của Hàn Quốc sẽ được cải thiện, chi phí cho quốc phòng cũng giảm.
Tại nhà máy Hosiery ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
 Tại nhà máy Hosiery ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Song không phải nhà phân tích nào cũng nhìn tình hình theo lăng kính màu hồng như trên.
Theo nhà kinh tế Gareth Leather và Krystal Tan thuộc công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế Capital Economics ở London, cho dù kinh tế Triều Tiên có nhiều tiềm năng nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý và chi phí lao động giá rẻ nhưng hi vọng của ông Kim Jong-un về một Triều Tiên phấn đấu đạt thành tựu kinh tế như Việt Nam là mờ mịt.
Theo hai nhà kinh tế trên, Triều Tiên có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phần lớn chưa được khai thác như đồng, sắt, kẽm và đất hiếm. Nước này cũng là láng giềng của nhiều nền kinh tế lớn của thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản. Một viện nghiên cứu kinh tế ở Hàn Quốc ước tính nguồn khoáng sản chưa khai thác ở Triều Tiên trị giá tới 10.000 tỷ USD, gấp 20 lần Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng nếu có mở cửa thì quá trình này nhiều khả năng sẽ chậm và dần dần. Việc Triều Tiên được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ chỉ diễn ra theo tốc độ giải giáp kho vũ khí hạt nhân.
Các nhà phân tích cho rằng khi Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa, khả năng nước này mở cửa cho đầu tư nước ngoài cũng không chắc chắn. Nhiều ví dụ, như Hàn Quốc và Đài Loan, cho thấy mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài có thể dẫn tới các phong trào chính trị, xã hội mà Triều Tiên không mong muốn.
Công ty Capital Economics cũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ “rất thận trọng” với khả năng mở cửa của Triều Tiên.
Khu công nghiệp chung Kaesong bị đóng cửa. Ảnh: AP
 Khu công nghiệp chung Kaesong bị đóng cửa. Ảnh: AP
Trước đây, một số công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào khu du lịch núi Kim Cương và khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong, nhưng do căng thẳng chính trị giữa hai miền Triều Tiên, tài sản của các công ty này đều đang bị đóng băng.
Dự án liên danh xây dựng một khu mỏ của công ty khai mỏ Trung Quốc Xiyang cũng bị chấm dứt chưa đầy 1 năm sau khi khởi động sản xuất.
Dù vậy, với những diễn biến khả quan trên Bán đảo Triều Tiên thời gian qua, cũng có khả năng sự hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có thể khiến đầu tư trong tương lai bùng nổ. Một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế Triều Tiên không phải là điều quá xa vời.

Muôn màu cảm xúc World Cup 2018 của người hâm mộ thế giới

(Kiến Thức) - Người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, từ lo lắng, hồi hộp, thất vọng cho đến vui mừng, phấn khích trong mỗi trận cầu hấp dẫn của vòng chung kết World Cup 2018.

Ống kính phóng viên Reuters đã ghi lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của người hâm mộ bóng đá thế giới trong mỗi trận đấu vòng bảng World Cup 2018. Ảnh: Một fan đội tuyển Tunisia bật khóc sau khi cầu thủ Harry Kane của tuyển Anh ghi bàn thắng thứ hai vào lưới Tunisia trong trận đấu vòng bảng World Cup 2018 hôm 19/6. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ống kính phóng viên Reuters đã ghi lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của người hâm mộ bóng đá thế giới trong mỗi trận đấu vòng bảng World Cup 2018. Ảnh: Một fan đội tuyển Tunisia bật khóc sau khi cầu thủ Harry Kane của tuyển Anh ghi bàn thắng thứ hai vào lưới Tunisia trong trận đấu vòng bảng World Cup 2018 hôm 19/6. (Nguồn ảnh: Reuters)

Một cổ động viên của đội tuyển Đức buồn rầu, thất vọng sau trận thua Mexico hôm 17/6.
Một cổ động viên của đội tuyển Đức buồn rầu, thất vọng sau trận thua Mexico hôm 17/6. 

Fan hâm mộ đội tuyển Peru nuối tiếc sau trận thua Đan Mạch hôm 16/6.
 Fan hâm mộ đội tuyển Peru nuối tiếc sau trận thua Đan Mạch hôm 16/6.

Người hâm mộ đội tuyển Pháp cổ vũ cuồng nhiệt trong trận đấu Pháp-Peru hôm 21/6.
Người hâm mộ đội tuyển Pháp cổ vũ cuồng nhiệt trong trận đấu Pháp-Peru hôm 21/6. 

Một cổ động viên Peru bật khóc sau khi đội tuyển Peru thua Pháp với tỷ số 0-1.
Một cổ động viên Peru bật khóc sau khi đội tuyển Peru thua Pháp với tỷ số 0-1. 

Muôn màu cảm xúc của các cổ động viên Brazil khi theo dõi trận đấu giữa Brazil và Thụy Sĩ.
Muôn màu cảm xúc của các cổ động viên Brazil khi theo dõi trận đấu giữa Brazil và Thụy Sĩ. 

Cảm xúc hồi hộp, lo lắng của các cổ động viên Peru trong lúc xem trận đấu vòng bảng World Cup giữa Peru và Đan Mạch.
 Cảm xúc hồi hộp, lo lắng của các cổ động viên Peru trong lúc xem trận đấu vòng bảng World Cup giữa Peru và Đan Mạch.

Các cổ động viên Ba Lan chăm chú theo dõi trận đấu giữa Ba Lan và Senegal.
Các cổ động viên Ba Lan chăm chú theo dõi trận đấu giữa Ba Lan và Senegal. 

Cổ động viên Mexico ăn mừng sau trận thắng đội tuyển Đức.
 Cổ động viên Mexico ăn mừng sau trận thắng đội tuyển Đức.

Người hâm mộ đội tuyển Anh có vẻ lo lắng, hồi hộp trước trận đấu với Tunisia.
 Người hâm mộ đội tuyển Anh có vẻ lo lắng, hồi hộp trước trận đấu với Tunisia.

Biểu cảm của người hâm mộ Colombia khi theo dõi trận Colombia-Nhật Bản.
 Biểu cảm của người hâm mộ Colombia khi theo dõi trận Colombia-Nhật Bản.

Các cổ động viên đội tuyển Hàn Quốc theo dõi trận đấu giữa Hàn Quốc và Thụy Điển.
 Các cổ động viên đội tuyển Hàn Quốc theo dõi trận đấu giữa Hàn Quốc và Thụy Điển.

Biểu cảm của cổ động viên Ai Cập khi xem trận đấu giữa Ai Cập và Uruguay.
 Biểu cảm của cổ động viên Ai Cập khi xem trận đấu giữa Ai Cập và Uruguay.

Người hâm mộ đội tuyển Peru đau lòng sau khi Pháp ghi bàn thắng.
 Người hâm mộ đội tuyển Peru đau lòng sau khi Pháp ghi bàn thắng.
Một fan hâm mộ bóng đá trùm cờ lên đầu sau khi Tây Ban Nha ghi bàn vào lưới Bồ Đào Nha.
Một fan hâm mộ bóng đá trùm cờ lên đầu sau khi Tây Ban Nha ghi bàn vào lưới Bồ Đào Nha. 

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.

Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 

Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.

Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.

Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.

Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.

Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.

Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Đệ nhất phu nhân Mỹ thăm nơi ở trẻ nhập cư giữa "tâm bão"

(Kiến Thức) - Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bất ngờ tới thăm cơ sở lưu trú dành cho những đứa trẻ nhập cư bất hợp pháp bị tách khỏi gia đình tại khu vực gần biên giới giữa Mỹ và Mexico.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đến thăm cơ sở lưu trú dành cho những đứa trẻ nhập cư bị tách khỏi gia đình tại McAllen Texas hôm 21/6. (Nguồn ảnh: Reuters)

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Tại đây, bà Melania Trump đã gặp và trao đổi với các bác sĩ, nhân viên xã hội, những người cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục của trung tâm, đồng thời bày tỏ lòng thương cảm đối với những đứa trẻ nhập cư bị tách khỏi gia đình.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã có chính sách tách trẻ em với cha mẹ trong gia đình người di cư nhưng chính sách này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Hôm 20/6, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh “nhượng bộ”, cho phép giam giữ các thành viên gia đình cùng nhau khi họ bị bắt vì nhập cảnh trái phép vào Mỹ.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Một căn phòng bên trong trung tâm giữ trẻ nhập cư của tổ chức bảo vệ trẻ em Upbring trên biên giới Mỹ-Mexico. 

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Đệ nhất phu nhân Mỹ vào thăm một căn phòng. 

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Các nhân viên đưa Đệ nhất phu nhân Melania Trump thăm trung tâm.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Bà Trump đi cùng Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar tại cơ sơ lưu trú của trẻ nhập cư ở McAllen Texas ngày 21/6.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Đệ nhất phu nhân Melania ký lên lá cờ Mỹ trong chuyến thăm trại trẻ nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico. 

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Bà Melania phát biểu trong cuộc họp với Bộ trưởng Alex và các giới chức địa phương, nhân viên của trung tâm Upbring hôm 21/6.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Bà Trump chụp hình cùng lực lượng cảnh sát địa phương tại sân bay McAllen trước khi rời khỏi đây sau chuyến thăm cơ sở lưu trú của trẻ nhập cư ở Texas.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Đệ nhất phu nhân Mỹ chào lực lượng tuần tra biên giới Mỹ tại sân bay McAllen. 

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
 Bà Trump lên máy bay để trở về Washington.

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Đệ nhất phu nhân Melania lên xe tại căn cứ không quân Andrews để trở về Washington sau chuyến thăm nơi ở của trẻ nhập cư tại bang Texas. Khi đó, chiếc áo khoác mà bà Melania mặc khi trở về có dòng chữ với nội dung: “Tôi thực sự không quan tâm, còn bạn?” đã thu hút sự chú ý của truyền thông. 

De nhat phu nhan My tham noi o tre nhap cu giua
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump sau đó lên tiếng "giải thích" rằng thông điệp trên chiếc áo của vợ ông, bà Melania, là nhằm vào truyền thông đưa "tin tức giả mạo" chứ không phải những đứa trẻ.