Chuyên gia nói gì sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Ian Baird - giáo sư địa lý đến từ trường Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), đập phụ Saddle dam D bị vỡ tại Lào hôm 23/7 không gây ảnh hưởng đến những con đập còn lại của dự án thủy điện Xe Pian Xe Namnoy.

Sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào vừa qua đã khiến hàng chục người thiệt mạng, hơn 100 người mất tích và hàng nghìn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Được biết, đập thủy điện "Saddle dam D" bị vỡ là một trong những đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian Xe Namnoy ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào.
Dự án Xe Pian Xe Namnoy trị giá hơn 1 tỷ USD gồm ba con đập chính là Xe Pian, Xe Namnoy và Houay Makcha cùng ba đập phụ và hồ chứa nước trên sông Xe Namnoy.
Chuyen gia noi gi sau su co vo dap thuy dien tai Lao?
Hơn 100 người mất tích sau sự cố vỡ đập tại Lào. Ảnh: Express. 
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời chuyên gia Ian Baird nhận định sự cố vỡ đập phụ Saddle dam D hôm 23/7 không gây ảnh hưởng đến hoạt động của những con đập còn lại thuộc dự án thủy điện Xe Pian Xe Namnoy.
“Nước trong hồ chứa đã tràn hết ra ngoài. Mặc dù mực nước đã hạ xuống nhưng tôi nghĩ rằng phải chờ đến mùa khô mới có thể sửa chữa con đập này”, chuyên gia Baird cho hay.
 Hiện tại, công tác tìm kiếm cứu hộ sau vụ vỡ đập tại Lào đang diễn ra khẩn trương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động cứu trợ bị cản trở do khu vực bị ảnh hưởng nằm ở vị trí xa xôi.
“Đường sá đi lại rất khó khăn. Mọi người thường ít khi đi vào khu vực này vào mùa mưa”, Baird nói tiếp.

Mời độc giả xem thêm video: Hàng trăm người mất tích do vỡ đập thủy điện tại Lào (Nguồn: VTC14)

Sau vụ vỡ đập, câu hỏi về độ an toàn của các dự án thủy điện của Lào trên sông Mekong cũng đã được đặt ra. Theo ABC.net, các chuyên gia và nhà hoạt động cho rằng hoạt động xây dựng đập cần phải được giám sát chặt chẽ và có trách nhiệm hơn.
Trước đó, ngày 25/7, Bộ Năng lượng và Mỏ Lào thông báo cơ quan này đã chỉ đạo kiểm tra độ an toàn của tất cả đập trên cả nước, đặt tất cả các đập thủy điện trong tình trạng cảnh giác cao, đồng thời theo dõi chặt chẽ mọi dự báo thời tiết và giám sát mực nước tăng lên tại các hồ chứa.
Được biết, trước thảm họa một ngày hôm 22/7, Công ty Hàn Quốc tham gia dự án phức hợp đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy này đã phát hiện vết nứt trên đập phụ. Đến ngày 23/7, Ban quản lý quyết định xả bớt nước từ một trong các đập chính để hạ mực nước trên các đập phụ cũng như yêu cầu người dân khu vực hạ lưu sơ tán. Tuy nhiên, tình hình không được khắc phục và đến 18h chiều cùng ngày, ban quản lý phát hiện thêm nhiều vết nứt khác trên con đập này.

Cảnh ngập lụt do bão Sơn Tinh ở Việt Nam lên báo Anh

(Kiến Thức) - Bão Sơn Tinh mang theo mưa lớn đã đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam tuần trước, gây ra cảnh tượng ngập lụt nghiêm trọng và khiến hàng chục người thiệt mạng, mất tích cùng hàng trăm ngôi nhà bị sập.

Mưa lớn do bão Sơn Tinh đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội, Ninh Bình, cùng nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Mưa lớn do bão Sơn Tinh đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội, Ninh Bình, cùng nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. (Nguồn ảnh: Reuters)

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến 07h00 ngày 22/7, mưa lũ đã khiến 32 người chết và mất tích, 17 người bị thương, làm sập 217 nhà.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến 07h00 ngày 22/7, mưa lũ đã khiến 32 người chết và mất tích, 17 người bị thương, làm sập 217 nhà. 

Hãng tin Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh phần nào cho thấy tình trạng ngập lụt ở Việt Nam trong đợt mưa lũ do bão Sơn Tinh gây ra vừa qua.
Hãng tin Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh phần nào cho thấy tình trạng ngập lụt ở Việt Nam trong đợt mưa lũ do bão Sơn Tinh gây ra vừa qua.

Nước lũ tràn vào nhà người dân ở tỉnh Ninh Bình.
 Nước lũ tràn vào nhà người dân ở tỉnh Ninh Bình. 

Người phụ nữ lội qua con đường ngập nước sau trận mưa lớn do bão nhiệt đới Sơn Tinh.
 Người phụ nữ lội qua con đường ngập nước sau trận mưa lớn do bão nhiệt đới Sơn Tinh.

Biển nước mênh mông tại khu vực nghĩa trang của một ngôi làng ở tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
Biển nước mênh mông tại khu vực nghĩa trang của một ngôi làng ở tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam. 

Người đàn ông dọn dẹp trong ngôi nhà ngập nước.
Người đàn ông dọn dẹp trong ngôi nhà ngập nước. 

Nước lũ "bao vây" một ngôi nhà ở tỉnh Ninh Bình.
Nước lũ "bao vây" một ngôi nhà ở tỉnh Ninh Bình.

Người đàn ông “sơ tán” đàn gà khỏi khu vực ngập lụt.
Người đàn ông “sơ tán” đàn gà khỏi khu vực ngập lụt. 

Mưa lũ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân địa phương.
 Mưa lũ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân địa phương. 

Mời độc giả xem thêm video: Bão Sơn Tinh năm 2012 từng tàn phá khủng khiếp ở Việt Nam (Nguồn: VTC14)

Tận mục “nơi ăn chốn ở” của người dân Lào sau vụ vỡ đập

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Lào mất nhà cửa sau sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại tỉnh Attapeu đang sống trong những trung tâm cứu nạn tạm thời. Công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương.

Theo hãng thông tấn Reuters, sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào tối 23/7 đã khiến hàng trăm người mất tích, thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Người dân sơ tán nằm trên nền nhà của một trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
 Theo hãng thông tấn Reuters, sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào tối 23/7 đã khiến hàng trăm người mất tích, thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Người dân sơ tán nằm trên nền nhà của một trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.

Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Reuters.

Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương. Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Daily Mail.
 Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương. Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Daily Mail.

Lực lượng cứu hộ phối hợp với lực lượng quân đội, tình nguyện viên….tiếp tục sử dụng máy bay và thuyền để đưa người dân mắc kẹt tại những khu vực bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.
 Lực lượng cứu hộ phối hợp với lực lượng quân đội, tình nguyện viên….tiếp tục sử dụng máy bay và thuyền để đưa người dân mắc kẹt tại những khu vực bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.
Nhiều người dân Lào đã được đưa tới trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: ABC Laos News.
Nhiều người dân Lào đã được đưa tới trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: ABC Laos News.

Người dân ở trong một trung tâm sơ tán tạm thời sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ. Họ đang rất mong chờ tin tức của người thân. Ảnh: Reuters.
 Người dân ở trong một trung tâm sơ tán tạm thời sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ. Họ đang rất mong chờ tin tức của người thân. Ảnh: Reuters.

Nhiều cư dân chỉ kịp mang theo một số đồ đạc đến nơi lánh nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
Nhiều cư dân chỉ kịp mang theo một số đồ đạc đến nơi lánh nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
Một khu lán trại được dựng lên tạm thời dành cho những người mất nhà cửa sau vụ vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.
Một khu lán trại được dựng lên tạm thời dành cho những người mất nhà cửa sau vụ vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News. 

Lực lượng cứu hộ sử dụng thuyền để đưa người dân ở huyện San Sai, tỉnh Attapeu, đến nơi an toàn. Ảnh: ABC Laos News.
Lực lượng cứu hộ sử dụng thuyền để đưa người dân ở huyện San Sai, tỉnh Attapeu, đến nơi an toàn. Ảnh: ABC Laos News.

Được biết, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, có công suất megawatt, được xây dựng từ cuối năm 2013 cho đến nay và dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019. Tuy nhiên, do mưa lớn cuối tuần qua, nước trong lòng hồ dâng cao đã gây ra sự cố vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.
Được biết, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, có công suất megawatt, được xây dựng từ cuối năm 2013 cho đến nay và dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019. Tuy nhiên, do mưa lớn cuối tuần qua, nước trong lòng hồ dâng cao đã gây ra sự cố vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.

Khốc liệt cuộc chiến ở biên giới Syria nhìn từ phía Israel

(Kiến Thức) - Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm phần lớn lãnh thổ tỉnh Quneitra và tiến sát khu vực biên giới giáp ranh Cao nguyên Golan hiện nằm dưới sự kiểm soát của Israel, khiến tình hình chiến sự tại biên giới Syria-Israel nóng lên từng ngày.

Theo Haaretz, Quân đội Syria đang quyết tâm giành lại quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Quneitra từ tay các nhóm phiến quân. Tuy nhiên, Israel lo ngại về sự hiện diện của lực lượng do Iran hậu thuẫn, trong đó có phong trào Hezbollah, tại vùng “Tam giác Tử thần” thuộc tỉnh Quneitra. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo Haaretz, Quân đội Syria đang quyết tâm giành lại quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Quneitra từ tay các nhóm phiến quân. Tuy nhiên, Israel lo ngại về sự hiện diện của lực lượng do Iran hậu thuẫn, trong đó có phong trào Hezbollah, tại vùng “Tam giác Tử thần” thuộc tỉnh Quneitra. (Nguồn ảnh: Reuters)

Israel khẳng định sẽ không cản trở sự hiện diện của Quân đội Syria tại Quneitra, nhưng sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực dọc biên giới và tại các địa điểm khác ở Syria mà Tel Aviv nghi ngờ là nơi đồn trú của lực lượng do Iran hậu thuẫn.
Israel khẳng định sẽ không cản trở sự hiện diện của Quân đội Syria tại Quneitra, nhưng sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực dọc biên giới và tại các địa điểm khác ở Syria mà Tel Aviv nghi ngờ là nơi đồn trú của lực lượng do Iran hậu thuẫn. 

Quân đội Syria đã tiến sát khu vực biên giới giáp với Cao nguyên Golan hiện nằm dưới sự kiểm soát của Israel.
 Quân đội Syria đã tiến sát khu vực biên giới giáp với Cao nguyên Golan hiện nằm dưới sự kiểm soát của Israel.

Khói đen bốc lên ngùn ngụt sau một vụ oanh kích tại khu vực biên giới Syria-Israel nhìn từ phía Cao nguyên Golan ngày 23/7.
Khói đen bốc lên ngùn ngụt sau một vụ oanh kích tại khu vực biên giới Syria-Israel nhìn từ phía Cao nguyên Golan ngày 23/7. 

Các em nhỏ Israel nhìn sang phía bên kia biên giới Syria.
 Các em nhỏ Israel nhìn sang phía bên kia biên giới Syria.

Một chiến đấu cơ bay trên bầu trời gần khu vực biên giới Syria-Israel nhìn từ Cao nguyên Golan hôm 23/7.
 Một chiến đấu cơ bay trên bầu trời gần khu vực biên giới Syria-Israel nhìn từ Cao nguyên Golan hôm 23/7.

Đoàn xe buýt di chuyển trên đường ở khu vực biên giới phía Syria ngày 20/7.
 Đoàn xe buýt di chuyển trên đường ở khu vực biên giới phía Syria ngày 20/7.

Khói bụi bốc lên sau một vụ oanh kích gần cửa khẩu biên giới Quneitra giữa Israel và Syria ngày 21/7.
Khói bụi bốc lên sau một vụ oanh kích gần cửa khẩu biên giới Quneitra giữa Israel và Syria ngày 21/7. 

Theo hãng Fars (Iran) ngày 23/7, Quân đội Syria đã tái chiếm thêm nhiều làng mạc và thị trấn ở khu vực biên giới giữa tỉnh Quneitra và Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát sau khi các tay súng phiến quân rút khỏi khu vực này.
Theo hãng Fars (Iran) ngày 23/7, Quân đội Syria đã tái chiếm thêm nhiều làng mạc và thị trấn ở khu vực biên giới giữa tỉnh Quneitra và Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát sau khi các tay súng phiến quân rút khỏi khu vực này. 

Quân đội Syria đang tiếp tục chiến dịch quân sự để giành lại quyền kiểm soát những khu vực còn lại tại tỉnh Quneitra.
 Quân đội Syria đang tiếp tục chiến dịch quân sự để giành lại quyền kiểm soát những khu vực còn lại tại tỉnh Quneitra.

Theo FNA, Israel đã hỗ trợ tài chính và quân sự cho các nhóm phiến quân tại tỉnh Quneitra trong nhiều năm qua.
 Theo FNA, Israel đã hỗ trợ tài chính và quân sự cho các nhóm phiến quân tại tỉnh Quneitra trong nhiều năm qua.

Có thể thấy, biên giới Syria-Israel đang nóng lên từng ngày khi lực lượng chính phủ Syria tiến gần Cao nguyên Golan.
Có thể thấy, biên giới Syria-Israel đang nóng lên từng ngày khi lực lượng chính phủ Syria tiến gần Cao nguyên Golan. 

Mời độc giả xem video: Thắng lợi của Quân đội Syria tại Daraa (Nguồn: AMN)