Chuyên gia Nga: Trung Quốc không muốn hoàn tất COC

(Kiến Thức) - Trên thực tế, Trung Quốc không muốn hoàn tất bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong khi các nước ASEAN lại thiếu thống nhất về vấn đề này.

Đó là nhận định của chuyên gia khoa học chính trị người Nga Grigory Lokshin.
Chuyen gia Nga: Trung Quoc khong muon hoan tat COC
Chuyên gia Nga Grigory Lokshin: Trung Quốc không muốn bị ràng buộc bởi bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông.
Chuyên gia Grigory Lokshin nhắc rằng cho đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức nhiều vòng tham vấn về việc chuẩn bị Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhưng những vấn đề có tính thủ tục không thể thúc đẩy công việc tiến xa hơn.
Theo chuyên gia Lokshin, vướng mắc trước hết là do những đòi hỏi mà  phía Trung Quốc đưa ra. Vấn đề là ở chỗ các cuộc tham vấn tiến hành trong khuôn khổ nhóm làm việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002. Không ai thi hành DOC, cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN, bởi đó là tuyên bố chứ không phải luật có tính ràng buộc pháp lý. Đại diện Trung Quốc đòi thảo luận trước hết về việc thực hiện DOC, rồi sau đó mới chuyển sang vấn đề soạn thảo COC. Còn các nước ASEAN đề xuất tham khảo ý kiến cả về DOC và COC song song với nhau.
Chuyên gia Lokshin nhận định: Thực tế cho thấy người Trung Quốc chẳng cần Qui tắc ứng xử trên Biển Đông. Họ hoàn toàn thỏa mãn với tình trạng thiếu một bộ qui tắc có tính ràng buộc như hiện nay, khi họ làm gì tùy ý. Trung Quốc không muốn bất kỳ hạn chế nào ở Biển Đông. Những bằng chứng về xu thế này xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn.
Chuyên gia Nga Grigory Lokshin nói: "Nhìn chung, bộ qui tắc này (COC) sẽ có lợi hơn cho các nước ASEAN. Thế nhưng, giữa các nước ASEAN hiện chưa có sự nhất trí về nhiều chi tiết. Thí  dụ, về phạm vi hiệu lực địa lý của COC, Việt Nam cho rằng COC cần bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Còn Malaysia, Campuchia thì không tán thành…”  
Ông Lokshin nói tiếp, ngay cả khi được các bên thông qua, người ta cũng không nên đánh giá quá cao ý nghĩa của bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông. COC không liên quan và không đụng chạm đến vấn đề chủ quyền. Về mặt lý thuyết, nó chỉ có thể tạo ra bầu không khí thuận lợi với sự tin cậy cao hơn. Sẽ có chí ít bước đi nào đó tiến về phía trước để bằng cách nào đó hạn chế Trung Quốc. Mà cũng chính vì thế nên Trung Quốc không quan tâm đến việc soạn thảo COC…Về bản chất sự việc, COC chỉ có thể được thông qua trong điều kiện cân bằng lực lượng tại khu vực.

Malaysia thúc Trung Quốc tăng tốc đàm phán COC

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng tốc đàm phàn với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Lời kêu gọi của Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh bị nghi ngờ là đang trì hoãn việc thương thuyết, chờ hoàn tất các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại những nơi mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông.
Malaysia thuc Trung Quoc tang toc dam phan COC
 Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman.

Kế hiểm quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các “đảo nhân tạo” ở Quần đảo Trường Sa phục vụ cho mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.

Muu do quan su hoa Bien Dong cua Trung Quoc
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Tuy  không phủ nhận việc sẽ sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự, nhưng Bắc Kinh lại nhấn mạnh “khía cạnh dân sự” như cung cấp dịch vụ công cộng: cứu nạn hàng hải, phòng chống thiên tai và quan sát khí tượng.
Các ứng dụng quân sự tiềm năng của các “đảo nhân tạo” của Trung Quốc là gì và chúng gây ra những mối đe dọa nào?

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian  qua.

Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Hoc gia TQ cai cun ve dap dao trai phep o Bien Dong
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. 
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem  hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.