Chuyên gia Mỹ thừa nhận tác chiến điện tử Nga bỏ vượt xa Mỹ

Hiện tại, Nga vượt xa Mỹ về các biện pháp tác chiến điện tử và Washington sẽ phải cần thời gian để thu hẹp khoảng cách nói trên, chuyên gia Samuel Bendett thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân của Mỹ nhận xét.

Chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân của Mỹ, Samuel Bendett, nhận định rằng Nga vượt xa Mỹ về các biện pháp tác chiến điện tử và Washington sẽ phải cần thời gian để bắt kịp. Theo chuyên gia Bendett, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga được phát triển ở mức hoàn thiện và vẫn tiếp tục được phát triển kể từ sau khi Liên Xô tan rã.

“Công nghệ Mỹ từng vượt qua công nghệ của Liên Xô, nhưng từ lâu Mỹ dừng việc phát triển nhiều hệ thống tác chiến điện tử. Kết quả là trong những năm gần đây, Mỹ phải đối mặt với sự bất lực khi đối phó với các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga cũng như các tổ hợp có kết hợp hệ thống này”, chuyên gia Bendett nhận định.

Chuyên gia Bendett nhấn mạnh rằng trong 5 năm trở lại đây, Matxcơva thử nghiệm nhiều hệ thống tác chiến điện tử khác nhau. Chỉ riêng tại Syria, theo chuyên gia Bendett, khoảng 200 công nghệ khác nhau được thử nghiệm, trong đó bao gồm các tổ hợp 341V Leer-3, Krasuha và 1L267 Moskva-1.

Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-2 của Nga. (Ảnh: RIA Novosti)
 Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-2 của Nga. (Ảnh: RIA Novosti)

Nga đang thiết lập hệ thống phòng thủ nhiều lớp tại Syria, nơi các hệ thống radar cảnh báo sớm và các tổ hợp phòng không như Pantsir-S hoạt động kết hợp với các tổ hợp tác chiến điện tử, chiến thuật này phát huy vô cùng hiệu quả, theo nhận xét của chuyên gia Bendett.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng tại Syria và biển Đen, quân đội Nga còn thu thập và phân tích các tín hiệu điện tử đến từ máy bay quân sự cũng như tên lửa của các nước phương Tây.

“Đây là nguy cơ chính đối với vị thế thống trị công nghệ của phương Tây khi các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể học cách đối phó với trang thiết bị quân sự của Mỹ, tập trung vào tín hiệu điện tử và dấu hiệu đặc thù của chúng. Khách quan mà nói, Mỹ có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ với Nga nhưng điều này sẽ mất thời gian”, chuyên gia Bendett kết luận.

Nga trang bị tổ hợp tác chiến điện tử Shipovnik-AERO, Mỹ “khóc thét”

(Kiến Thức) - Tổ hợp tác chiến điện tử Shipovnik-AERO không chỉ gây nhiễu tín hiệu điều khiển UAV mà thậm chí có khả năng cướp luôn chiếc UAV đó. 

Nga trang bi to hop tac chien dien tu Shipovnik-AERO, My “khoc thet”
Bộ Quốc phòng Nga đang thử nghiệm tổ hợp tác chiến điện tử Shipovnik-AERO (Cây tầm xuân) có khả năng không chỉ chế áp tín hiệu điều khiển, mà còn bẻ khóa các hệ thống trên máy bay không người lái UAV địch. Sản phẩm mới do VNII (viện nghiên cứu khoa học toàn Nga) Etalon phát triển còn xác định với độ chính xác vài cm tọa độ nơi phát tín hiệu điều khiển UAV. 

Trung Quốc sẵn sàng “tung” nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên

(Kiến Thức) - Hải quân Trung Quốc đã đạt được một bước tiến nữa trên con đường gia nhập hàng ngũ các lực lượng hải quân hàng đầu thế giới khi nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này sẵn sàng đi vào hoạt động.

Theo Sputnik, Hải quân Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh đáng kể, với các tàu chiến mới liên tục được "xuất xưởng". Theo Diplomat, tàu sân bay Liêu Ninh đã trải qua các buổi thử nghiệm nhiều năm và hiện sẵn sàng chiến đấu.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng tham chiến. Hệ thống phòng thủ và tấn công của nó đã được thử nghiệm hiệu quả”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31/5 phát biểu.