Chuyên gia chỉ đúng cách ngâm mộc nhĩ

Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong nhiều món ăn ngày Tết. Tuy nhiên, cách chế biến sai có thể khiến loại thực phẩm này trở thành "thuốc độc" với cơ thể.

Ngâm mộc nhĩ với nước nóng
Mộc nhĩ thường mọc các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên dễ bị nhiễm nấm mốc.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào - Phó khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội) khuyên mọi người không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ. Bởi ngâm nước nóng khiến mộc nhĩ nở nhanh nhưng không loại bỏ được hoàn toàn nấm mộc. Do đó, các bà nội trợ mà nên ngâm thực phẩm này bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước.
Nước lạnh sẽ giúp mộc nhĩ nở từ từ. Trong quá trình đó, các loại nấm mốc, chất độc sẽ được hòa tan trong nước.
Mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn lại khó bảo quản.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đào cũng khuyên mọi người không nên dùng quá nhiều mộc nhĩ. Bởi đây chỉ là loại thực phẩm ăn theo kiểu gia vị, không nên nấu quá nhiều, nấu đến đâu nên dùng hết đến đó.
Nên nấu mộc nhĩ sau cùng, không nên cho vào nấu chung cùng các nguyên liệu khác như măng, thịt, xương... sẽ khiến mộc nhĩ bị nát, mất ngon.
Chuyen gia chi dung cach ngam moc nhi
 
Ngâm mộc nhĩ quá lâu
Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất. Do chất đạm trong mộc nhĩ bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, dễ bị nhiễm khuẩn.
Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn có thể bị ngộ độc. Nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Nặng có thể gây hôn mê.
Không ăn mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất morpholine. Chất này nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề. Nặng hơn còn có thể dẫn đến hoại tử da.
Khi phơi khô, chất cảm quang này sẽ mất đi, độc tính cũng biến mất.
Rửa mộc nhĩ bằng tinh bột
Bạn có thể cho thêm một chút tinh bột vào mộc nhĩ sau đó bóp đều để loại bỏ tạp chất và chất bẩn còn sót lại trong mộc nhĩ.

Đi bán bánh cuốn, giảng viên đại học kiếm lời 500 triệu/tháng

Nữ giảng viên này đã từng rất đắn đo trước khi bỏ việc để tiếp nối nghề bánh cuốn gia truyền, thế nhưng đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Người gây xôn xao dư luận vì thu nhập khủng khi bán bánh cuốn là chị Vũ Thị Việt Hạnh một cựu sinh viên của ngành kế toán trường đại học Thăng Long - Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc học, chị Hạnh được giữ lại trường để thực hiện công tác giảng dạy môn kế toán. Chồng chị cũng là một giảng viên của trường, dạy môn đồ họa truyền thông.
Di ban banh cuon, giang vien dai hoc kiem loi 500 trieu/thang
Chị Vũ Thị Việt Hạnh, giảng viên đại học và là chủ của 5 quán bánh cuốn ở Hà Nội 

Loại bánh của nhà nghèo Phú Thọ thành đặc sản ở Hà thành

Vốn là món ăn dân dã ở những vùng quê nghèo tại Phú Thọ xưa kia, nay bánh sắn lại thành đặc sản, được người Hà thành háo hức đặt mua về ăn.

Sáng sớm ngày cuối tuần, tranh thủ được nghỉ, chị Lê Hoàng Ngân ở Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) chạy xe máy hơn chục cây số để mua 20 chiếc bánh sắn nóng hổi về cho cả nhà thưởng thức.

Sau mưa, dân miền núi kéo nhau lên rừng hái nấm tai mèo

Sau mưa, người dân miền Tây Nghệ An lại lên rừng hái mộc nhĩ (nấm tai mèo) đem về cải thiện bữa ăn và phơi khô bán cho thương lái.

Sau mua, dan mien nui keo nhau len rung hai nam tai meo
 Sau mưa bão, không khí ẩm ướt kéo dài đã tạo điều kiện tốt cho mộc nhĩ phát triển. Người dân miền núi lại gùi bế lên rừng hái lộc trời cho. Ảnh: Xuân Thủy