Chuyện đấu đá vì tiền ít biết trong nội bộ FPT

Giống như nhiều start-up khác, các founder (nhà sáng lập) tập đoàn FPT từng trải qua giai đoạn mâu thuẫn vì chuyện phân chia tiền bạc.

Ông Nguyễn Thành Nam là 1 trong 13 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn FPT. Ông Nam từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại tập đoàn này, trong đó có vị trí Tổng giám đốc FPT.

Chia sẻ trong một chương trình về khởi nghiệp diễn ra vào chiều ngày 28/2, ông Nam cho biết sau khi FPT thành lập được khoảng 3-4 năm, các founder của công ty đã xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia tiền bạc. Mọi người tranh cãi, thậm chí dùng ngôn ngữ nặng nề với nhau.
Chuyen dau da vi tien it biet trong noi bo FPT
 Ông Nguyễn Thành Nam, cựu Tổng giám đốc FPT
Có lúc ông Nam từng nghĩ mâu thuẫn này có thể khiến công ty tan rã nhưng “sau đó, ông Bình (Trương Gia Bình - PV) tìm thấy một cuốn sách tên là Mini MBA, trong đó có một chương viết rằng các công ty khi thành lập được 3-5 năm sẽ xảy ra tranh cãi.”

“Hóa ra, việc tranh cãi tại các start-up giống như trẻ con lên sởi. Không phải bệnh chết người”, ông Nam hài hước chia sẻ.

Cựu CEO FPT cũng nhắn nhủ: “Khi trải qua giai đoạn này các bạn sẽ trưởng thành hơn”.

Không chỉ riêng gì FPT, mà nhiều start-up khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng gặp phải tình huống tương tự.

Mâu thuẫn trong việc phân chia cổ phần hoặc lợi nhuận có thể khiến những nhà đồng sáng lập từ chỗ anh em, cộng sự thân thiết chuyển sang đối đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty, thậm chí khiến start-up sụp đổ.

Trong thực tế, có trường hợp khi công ty còn non trẻ và chưa sinh lời thì những founder đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Nhưng đến khi công ty đạt được chút thành công thì nội bộ lại xảy ra xích mích vì chuyện người nào đáng hưởng nhiều, người nào nên hưởng ít.

Đó chính là lý do ngay khi mới khởi sự, các nhà đồng sáng lập nên bàn bạc chi tiết và rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong nhóm. Tất nhiên, việc trao đổi này không thể chỉ là thỏa thuận bằng miệng mà cần có giấy tờ cụ thể.

Một số founder đã phải nhận bài học đắt giá vì nghĩ rằng những người đồng sáng lập với mình là anh em, bạn bè nên không cần đến văn bản hay hợp đồng.

Không có một công thức nhất định cho việc phân chia cổ phần/lợi nhuận giữa những người đồng sáng lập. Có start-up chọn cách chia đều cho các thành viên nhưng không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Như ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ trong trường hợp trên “Nếu chia đều thì ai cũng không thấy hài lòng” hay “Việc chia đều không có giá trị gì cả”

Theo ông Đinh Viết Hùng, CEO JoomlArt, các founder có thể chia cổ phần bằng cách xác định các yếu tố quan trọng đối với công ty và % của từng yếu tố đối với sự thành công chung của start-up. Sau đó, chấm điểm từng người đồng sáng lập theo các tiêu chí này, từ đây đưa ra quyết định về cổ phần hoặc lợi nhuận mà từng người được hưởng.
NDH

Tướng FPT gây sốc khi ''dấn thân'' trồng rau sạch

Tập đoàn FPT đã “bắt tay” cùng Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) hoàn thành xây dựng Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh tại Hà Nội…

Đầu Xuân Bính Thân, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT về sự kiện này.
Tuong FPT gay soc khi ''dan than'' trong rau sach
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đặt niềm tin vào tiềm năng phát triển của nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. (Ảnh: FPT)
- Năm 2015, tập đoàn FPT gây bất ngờ khi tuyên bố xây dựng trung tâm hợp tác nông nghiệp thông minh cùng Fujitsu, tiến tới chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam. Đâu là lý do khiến FPT quyết định “dấn thân” vào mảng này?

Chuyện về đại gia FPT tài sản khủng vẫn đi xe quèn

(Kiến Thức) - Khối tài sản của đại gia FPT "khủng" đủ để tậu xe sang, song ông vẫn trung thành với chiếc Draem cà tàng và nhà chung cư cũ.

Tận mục biệt thự cổ 200 tỉ bỏ hoang của Phó TGĐ FPT

Ngôi biệt thự cổ “bỏ hoang” này được bao quanh bởi những cây cổ thụ trăm năm tuổi, chủ nhân là Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT.

Tan muc biet thu co 200 ti bo hoang cua Pho TGD FPT
Những năm gần đây, nhiều người dân đi qua khu vực phố Hàng Chuối không còn xa lạ với hình ảnh một ngôi biệt thự cổ bỏ hoang bên đường. Ngôi biệt thự này nổi tiếng trong khu vực bởi trước đây nó là tư gia của Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân. Người dân xung quanh cho biết, cách đây mấy năm gia đình ông Trân đã bán ngôi biệt thự cổ với giá 200 tỷ đồng để chuyển vào miền Nam sinh sống?