Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV ngày 26/10

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 26/10, các đại biểu thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chuong trinh lam viec cua ky hop thu 2 Quoc hoi khoa XV ngay 26/10
 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Trước đó, đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, mục đích của việc xây dựng Luật CSCĐ là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều; xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của CSCĐ, trong đó kế thừa những nhiệm vụ còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ, đồng thời bổ sung 2 nhiệm vụ cho CSCĐ, đây là các nhiệm vụ trên thực tế CSCĐ đang thực hiện, nay cần được luật hóa để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi, gồm:
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với CSCĐ và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân (CAND); huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng bảo vệ thuộc các bộ, ngành, địa phương;
- Phối hợp với các lực lượng trong CAND và các lực lượng, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ có tính chất phức tạp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các bộ, ngành, địa phương trong bảo đảm ANTT và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ, trong đó bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tế thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ gồm:
- Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT;
- Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều.
Cũng trong Tờ trình, Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội đối với 2 nội dung chính: quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2 phương án về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Phương án 1: Biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính, mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.
Phương án 2: Giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nguồn: VOV

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

Bước sang tuần làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất.

Hôm nay 25/10, Quốc hội khoá XV bước sang ngày làm việc đầu tiên của tuần thứ 2 và cũng là thời gian cuối cùng của đợt họp trực tuyến trước khi tiến hành họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo dự kiến.

Trong tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật Cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Quoc hoi se ban ve co cau lai nen kinh te va su dung dat quoc gia
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quốc hội 
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận tổ về 4 dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Nghệ an và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chém người gây thương tích, con nuôi Đường “Nhuệ” lĩnh thêm 8 năm tù

TAND tỉnh Thái Bình vừa tuyên án sơ thẩm bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến “Trắng”, con nuôi Đường “Nhuệ”) 8 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Chem nguoi gay thuong tich, con nuoi Duong “Nhue” linh them 8 nam tu

Chiều 25/10, sau một ngày xét xử, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến “Trắng”, 26 tuổi, con nuôi Đường “Nhuệ” , trú tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) 8 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Cùng tội danh, các bị cáo Bùi Đình Phương Nam, Nguyễn Minh Đức, Phạm Văn Sáng đều bị phạt 7 năm tù. Bị cáo Nguyễn Tuấn Long, Phạm Ngọc Dũng cùng nhận mức án 5 năm 6 tháng tù. 

Chem nguoi gay thuong tich, con nuoi Duong “Nhue” linh them 8 nam tu-Hinh-2

Tại phiên toà, bị cáo Bùi Mạnh Tiến và đồng phạm thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. HĐXX khẳng định, hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng vì trực tiếp xâm hại đến sức khoẻ người khác được pháp luật bảo vệ. Hành vi của các bị cáo gây mất trật tự xã hội, khiến dư luận bất bình nên cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo mới tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.