Chứng khoán ngày 26/8: MWG, GMD, NLG được khuyến nghị

(Kiến Thức) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/8.

Ngưỡng hỗ trợ của MWG nằm tại mốc 87.000 đồng/cp

CTCK BSC (BSI): MWG tiếp tục đà tăng giá mạnh mẽ sau khi đã dời về ngưỡng hỗ trợ xung quanh vùng giá 73.000 đồng/cp vào cuối tháng 7 vừa qua.

Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Chỉ báo MACD vẫn đang duy trì trên đường tín hiệu nhưng chỉ báo động lượng RSI đang tiệm cận vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện sự điều chỉnh ngắn hạn tại vùng kháng cự quanh giá 90.000 đồng/cp.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của MWG nằm tại khu vực 87.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 103.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 84.000 đồng/cp bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua GMD với giá 24.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Gemandept (GMD) công bố KQKD 7 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 1,4 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 260 tỷ đồng.

Theo GMD, công ty công bố báo cáo tài chính 7 tháng đầu năm 2020 nhằm đáp ứng các quy định hiện hữu cho đợt cổ tức tiền mặt sắp tới khi lợi nhuận giữ lại từ công ty mẹ của GMD tính đến cuối quý 2/2020 không đủ để thanh toán cho đợt cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019.

Dựa theo báo cáo tài chính 7 tháng đầu năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2020, VCSC ước tính GMD ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS đạt 44 tỷ đồng trong tháng 7, cao hơn 23% mức LNST sau lợi ích CĐTS trung bình hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2020 là 36 tỷ đồng.

VCSC dự báo GMD sẽ ghi nhận doanh thu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (-4,9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 417 tỷ đồng (-19% YoY) trong năm 2020. Trong khi LNST sau lợi ích CĐTS 7 tháng đầu năm 2020 hoàn thành 63% dự báo cả năm.

VCSC hiện có khuyến nghị mua cho GMD với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 10,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,3%).

Chung khoan ngay 26/8: MWG, GMD, NLG duoc khuyen nghi
 

Khuyến nghị mua NLG với giá 37.500 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) và giá mục tiêu 37.500 đồng/cp.

VCSC giảm 4% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 đạt 871 tỷ đồng (-9% YoY) chủ yếu do KQKD thấp hơn dự kiến trong 6 tháng 2020 từ dự án Flora Novia và Mizuki Park giai đoạn 1.

VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021 sẽ tăng 39% so với 2020 đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến được dẫn dắt bởi (1) kế hoạch bàn giao ~1.800 căn hộ tại dự án Akari City giai đoạn 1 và ~750 căn tại dự án Southgate giai đoạn 1 cũng như (2) ghi nhận doanh số bán cổ phần tại dự án Akari City giai đoạn 1.

VCSC nâng giá trị bán theo hợp đồng dự phóng 2020 tăng 14% đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (-16% YoY) chủ yếu do điều chỉnh tăng dự phóng cho dự án Southgate giai đoạn 1 và Mizuki Park giai đoạn 2 khi sự phục hồi trong diễn biến bán hợp đồng là cao hơn dự báo trước đây.

VCSC duy trì quan điểm rằng dự báo thấp trong năm 2020 chỉ là diễn biến tạm thời thay vì đến từ các vấn đề nền tảng cơ bản của NLG. Do đó, VCSC duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2019-2022 đạt 20% trong giá tri bán theo hợp đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 14%.

VCSC cho rằng định giá của NLG là hấp dẫn với P/E 2020/2021 đạt 8,0/5,8 lần và PEG 2019-2022 đạt 0,5, dựa theo dự báo. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 20% trong 3 tháng qua nhờ tâm lý tích cực đền từ sự phục hồi khả quan trong doanh số bán hợp đồng sau các gián đoạn kinh tế do dịch COVID-19 trong tháng 4.

Rủi ro: tiếp tục trì hoãn mở bán các lô tiếp theo cho dự án Akari City và Mizuki Park.

VN-Index tăng gần 14 điểm sau nhiều phiên "lình xình"

(Kiến Thức) - Trong suốt phiên giao dịch hôm nay, thị trường tỏ ra khá tích cực, về cuối phiên dòng tiền ngày càng nhập cuộc và tăng điểm mạnh.

Kết phiên giao dịch 24/8, chỉ số VN-Index tăng 13,9 điểm (+1,63%) lên 868,68 điểm; HNX-Index tăng 0,43% lên 123,16 điểm và UPCoM-Index tăng 1,02% lên 57,98 điểm.

Thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Những cung điện, dinh thự bị bỏ hoang

Từng đại diện cho lối sống xa hoa của giới thượng lưu, nhiều cung điện và dinh thự dưới đây bị bỏ hoang hàng thế kỷ và xuống cấp nghiêm trọng.

Nhung cung dien, dinh thu bi bo hoang
Lâu đài Bodiam (Sussex, Anh): Lâu đài Bodiam được hiệp sĩ Edward III xây dựng vào năm 1385 để làm nơi ở cho gia đình. Sau nhiều thế hệ gia đình này, lâu đài đổi chủ vài lần cho tới khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 17. Phải tới năm 1925, công tác phục hồi và cải tạo lâu đài mới được triển khai. Hiện tại, lâu đài Bodiam là một điểm du lịch hút khách. Ảnh: Reuters.
Nhung cung dien, dinh thu bi bo hoang-Hinh-2
Cung điện Leh (Ladakh, Ấn Độ): Cung điện Leh được xây dựng từ bùn, gỗ, cát và đá vào năm 1553. Với 9 tầng, cung điện này từng là nơi ở của hoàng gia Ấn Độ. Cung điện Leh bị xâm chiếm vào thế kỷ 19 và bị bỏ hoang từ đó đến nay. Hiện đây là một điểm du lịch do Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ quản lý. Ảnh: Getty Images.