Chứng khoán: Chuyện hi hữu bị bóp thanh khoản, ách lệnh giao dịch?

Cho dù ngày 23/12, lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) cho rằng rằng hệ thống của sở không ghi nhận lỗi, hoạt động bình thường, ổn định. Thế nhưng, phiên giao dịch ngày 24/12, tình hình cho thấy còn nghiêm trọng hơn.

Chung khoan: Chuyen hi huu bi bop thanh khoan, ach lenh giao dich?
 Một lệnh ATC được đặt lúc 14h30, đến 14h53 vẫn "nằm ì" lại trên sàn công ty 
Lỗi xảy ra ngày càng dày
Cụ thể trong phiên sáng, ngay sau thời điểm sàn HoSE khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa (ATO) một lúc thì tình trạng hệ thống bị “lag” như 3 phiên trước đó đã xảy ra. Biểu hiện của tình trạng này là hệ thống HoSE chậm nhận lệnh, nhà đầu tư rất khó đặt lệnh giao dịch, và thậm chí HoSE trả kết quả cũng rất chậm.
Bên cạnh đó, một số bảng điện tử của các công ty chứng khoán kết nối với HoSE rơi vào tình trạng bị đứng, bị treo trong một số thời điểm; hoặc điểm số, mức giá khớp lệnh hiển thị trên bảng điểm khác với mức giá khớp hiển thị trong cửa sổ khi nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh. Bảng điện tử trong nhiều thời điểm, đặc biệt là sau phiên ATO đến khoảng 10h30 sáng ngày 24.12, rơi vào tình trạng “loạn nhịp” rất khó xác định giá khớp lệnh chính xác trên các bảng giá điện tử tại các công ty chứng khoán thành viên kết nối với HoSE.
Tình trạng “lag” tạm được giải tỏa từ khoảng 10h50 phút trở đi. Trong phiên sáng, VN-Index mất điểm mạnh có lúc hơn 30 điểm cho nên nhiều cổ phiếu rơi sâu xuống mức giá hấp dẫn kích hoạt làn sóng mua bắt đáy mạnh mẽ. Từ đó, thanh khoản trên sàn HoSE cũng bùng nổ kỉ lục. Kết thúc phiên sáng, thanh khoản đã đạt hơn 12.750 tỉ đồng.
Và thanh khoản bị bóp, lệnh giao dịch bị chặn?
Sang phiên chiều, cứ tưởng sự ổn định trở lại nhưng lại phát sinh tình trạng mới, các lệnh đặt tại nhiều sàn không được HoSE nhận lệnh. Một số nhà đầu tư trên sàn FPTS thất vọng thốt lên rằng “mua bán gì cũng hết được rồi”. Trong khi đó, nguồn tin từ sàn Yuanta Việt Nam (YSVN) cho biết, thanh khoản đang bị bóp để không vượt quá 14.000 tỉ là mức trong sức chịu đựng của lõi (core) hệ thống giao dịch điện tử của HoSE.
Cũng theo nguồn tin trên, HoSE đang áp dụng biện pháp tình thế nhằm giới hạn để tránh quá tải, vì thế độ mở để nhận lệnh từ công ty thành viên chỉ có một mức độ nhỏ, nhiều lệnh thậm chí không được nhận mà còn “nằm ì” tại sàn công ty chứng khoán.
Người viết bài này cũng đã thử đặt một lệnh ATC (khớp lệnh định kì xác định giá đóng cửa thị trường) trên sàn YSVN vào lúc 14h30, nhưng lệnh này vẫn nằm lại ở sàn YSVN đến cuối phiên mà không được HoSE tiếp nhận để khớp lệnh.
Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hệ quả, trong suốt phiên giao dịch chiều kéo dài 1 giờ 45 phút, giá trị thanh khoản trên sàn HoSE chỉ đạt khoảng 1.430 tỉ đồng; trong khi phiên giao dịch sáng kéo dài 2 giờ 30 phút đã đạt giá trị thanh khoảng hơn 12.750 tỉ đồng.
Một số nguồn tin cho biết, các lệnh giao dịch bị ách lại tại các sàn thành viên có giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Nếu khối lượng lệnh này không bị ách có thể đã mang đến một phiên kỉ lục giá trị giao dịch khớp lệnh từ trước tới nay.
Hiện có 2 luồng ý kiến trước tình trạng thanh khoản được cho rằng bị bóp và lệnh giao dịch bị chặn. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng HoSE phải hành động chọn giải pháp tình thế để tránh cho hệ thống tình trạng quá tải có thể dẫn đến hậu quả nặng nề hơn cho hệ thống.
Luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng, việc sử dụng giải pháp bóp thanh khoản vô hình trung xác định mức 14.000 tỉ đồng là “ngưỡng kháng cự thanh khoản trên sàn HoSE”, không phản ánh hết được thanh khoản thị trường.
Trong khi đó, một chuyên gia thuộc nhóm tư vấn chứng khoán cho rằng, giải pháp tình thế như vậy vô hình trung làm méo mó cung cầu tự nhiên trên thị trường, một mặt gây bức xúc cho nhà đầu tư khi không thể giao dịch được, nhưng mặt khác cũng khiến nhà đầu tư sau đó có thể nảy sinh tâm lí ngại ngần giao dịch, sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản trên thị trường.

VN-Index vẫn tăng điểm, phiên ATC tiếp tục gặp lỗi?

(Kiến Thức) - Thị trường hôm nay giao dịch khá giằng co nhưng điểm tích cực là dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường.

Kết phiên 22/12, chỉ số VN-Index tăng 2,37 điểm (+0,22%) lên 1.083,45 điểm; HNX-Index tăng 3,15% lên 187,85 điểm và UPCoM-Index tăng 1,65% lên 72,82 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 17.600 tỷ đồng.

Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, VN-Index hứng khởi tăng hơn 18 điểm

(Kiến Thức) - Về cuối phiên, đà tăng của thị trường càng lan toả trên khắp các nhóm ngành, thanh khoản cũng duy trì ở mức cao.

Kết phiên 14/12, chỉ số VN-Index tăng 18,13 điểm (+1,73%) lên 1.064,09 điểm; HNX-Index tăng 2,1% lên 165,74 điểm và UPCoM-Index tăng 0,93% lên 69,36 điểm. Thanh khoản thị trường trên cả 3 sàn giao dịch duy trì mức cao với giá trị giao dịch đạt hơn 16.300 tỷ đồng.

Sắc xanh bao trùm rổ VN30 với 28 mã tăng, 1 mã giảm và 1 mã đứng giá. SSI tiếp tục đứng đầu với mức giá trần, tiếp sau đó là đà tăng đến từ SBT khi tăng 5%, VRE cũng tăng gần 5%, khối lượng giao dịch khớp lệnh của VRE đạt mức lịch sử khi kết phiên với hơn 16 triệu cổ phiếu.

Vinaconex đã nộp hồ sơ chuyển sàn lên HoSE

(Kiến Thức) - Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG).

Theo đó, với vốn điều lệ hơn 4.417 tỷ đồng, Vinaconex sẽ đăng ký niêm yết hơn 441,71 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE. Đề án chuyển niêm yết sang HoSE đã được ĐHĐCĐ thường niên 2020 thông qua hồi tháng 6.

VCG chính thức niêm yết trên sàn HNX từ đầu tháng 9/2008 với mức giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 39.600 đồng/cp. Trong thời gian dài từ năm 2011 đến đầu năm 2016, cổ phiếu VCG chỉ quanh mức mệnh giá 10.000 đồng/cp.