Chứng khoán Agribank còn 'dính' đến Vinashin trên báo cáo tài chính như thế nào?

(Vietnamdaily) - Khoản đầu tư gần 600 tỷ đồng trái phiếu của Vinashin đã đáo hạn, Agriseco đánh giá là không có khả năng thu hồi và đã trích lập dự phòng 100%.

Theo Nghị quyết vừa được Chính phủ ban hành, công ty mẹ và 7 doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin, SBIC) sẽ phá sản từ quý 1/2024.
Chính phủ lưu ý Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan hạn chế tối đa dùng ngân sách, thu hồi tối đa vốn, tài sản Nhà nước và giảm thiểu tổn thất cho ngành đóng tàu, sửa chữa tàu.
Vinashin được thành lập và hoạt động từ 1/1/2014 với vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng, sau quá trình cơ cấu, xóa mô hình tập đoàn tại Vinashin do loạt sai phạm, thua lỗ. Đến cuối 2021, SBIC lỗ gần 3.800 tỷ đồng, không gồm lỗ lũy kế.
Theo công bố của Vinashin, tính đến đầu năm 2010, tổng số nợ của công ty tại các tổ chức tín dụng trong nước, bao gồm cả NHTM và công ty tài chính lên đến hơn 26.000 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng từng liêu xiêu vì nợ xấu và trích lập dự phòng tăng vọt do liên quan đến khoản vay của Vinashin.
Tuy nhiên đến nay trên báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng hầu như đã "sạch" khoản nợ này.
Chỉ riêng CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco, AGR), tại ngày 30/9/2023, công ty chứng khoán này ghi nhận các khoản phải thu hơn 1.157 tỷ đồng, xấp xỉ đầu kỳ. Đặc biệt, Agriseco đã phải trích dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu này gần hết với 1.101 tỷ đồng.
Trong đó đáng lưu ý là các khoản phải thu đối với đầu tư đáo hạn chiếm 599 tỷ đồng, đây là khoản đầu tư các trái phiếu của Vinashin đã đáo hạn, được đánh giá là không có khả năng thu hồi và đã được trích lập dự phòng 100%.
Chung khoan Agribank con 'dinh' den Vinashin tren bao cao tai chinh nhu the nao?
 Khoản phải thu 599 tỷ trên BCTC Agriseco là trái phiếu của Vinashin
Trong khi đó, tính đến ngày 30/9, quy mô tài sản của Agriseco gần 3.211 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với đầu năm.
Trong đó, giá trị tài sản FVTPL và đầu tư nắm giữ HTM ở mức 15 tỷ đồng và 1.332 tỷ đồng, tăng lần lượt 66% và 3%.
Đáng chú ý, giá trị tài chính sẵn sàng để bán (AFS) gấp 4 lần đầu năm, ghi nhận 313 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cuối quý 3 ở mức 1.120 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. 
Chung khoan Agribank con 'dinh' den Vinashin tren bao cao tai chinh nhu the nao?-Hinh-2
 
Ngoài ra, còn một ngân hàng vẫn lưu ý các chính sách kế toán được áp dụng trên báo cáo tài chính đến nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 của PVcomBank, từ năm 2015, ngân hàng đã áp dụng các kiến nghị trong Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng và NHNN phê duyệt trong đó có việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại tại ngày 30/9/2015 đối với nhóm khách hàng Vinashin, Vinalines, nhóm khách hàng liên quan đến cổ đông cũ của Ngân hàng TMCP Phương Tây (đã hợp nhất) và nhóm khách hàng trước đây chưa được xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý.
Theo đó, riêng với nhóm khách hàng Vinashin, Vinalines, bán nguyên trạng một số khoản nợ cho VAMC, không thực hiện trích lập dự phòng bổ sung, đồng thời thoái lãi dự thu trong 10 năm theo khả năng tài chính của ngân hàng. 

SeABank sắp ‘nhẹ gánh’ nợ tồn đọng từ Vinashin và Vinalines, nợ xấu về 1,31%

(Vietnamdaily) - 9 tháng 2019, SeABank ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 33% khi đạt 536 tỷ đồng. Nợ xấu trên dư nợ cho vay về 1,31%, nợ tồn đọng chờ xử lý giảm gần phân nửa, xuống 435 tỷ đồng.

Thu nhập lãi thuần 9 tháng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) ghi nhận tăng gần 39%, lên mức 2.255 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ kỳ này cũng tăng rất mạnh tới 213% khi đạt 286 tỷ đồng lãi thuần.

Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 78%, còn gần 15 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh cũng giảm 56%, về 61 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư cũng lao dốc 88%, còn gần 23 tỷ đồng.

Sau 5 năm tái cơ cấu, tình hình nợ xấu của PVcomBank diễn biến thế nào?

(Vietnamdaily) - Trong giai đoạn tái cơ cấu, PVcomBank đã thu hồi/xử lý nợ được 63,6% kế hoạch đặt ra tính đến cuối năm 2020. Song kiểm toán đã đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ về phân loại nợ, trích lập dự phòng, các khoản phải thu, tài sản đảm bảo để cấn trừ nợ… tại báo cáo kiểm toán 2020 của nhà băng này.

5 năm tái cơ cấu chưa đủ, trình Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2030

Tháng 9/2013, Thống đốc NHNN chấp thuận việc hợp nhất WesternBank và PVFC thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), đồng thời thu hồi giấy phép hoạt động trước đó của 2 tổ chức trên.

Như vậy, tính đến nay, PVcomBank đã có gần 8 năm hoạt động. Trong ba năm đầu tái cơ cấu, PVcomBank đã thu hồi nợ xấu và tái cấu trúc 3.000 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là thu hồi nợ nhóm liên quan đến Western Bank trước đây là 1.238 tỷ đồng, Vinashin là 224 tỷ đồng, Vinalines 1.208 tỷ đồng, nhóm PVC 142 tỷ đồng…

Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mới của PVcomBank khi Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 chính thức được Chính phủ và NHNN phê duyệt.

Ngành Dược phẩm 2024: DHG khó tăng trưởng mạnh, IMP ngược lại

(Vietnamdaily) - Trong 2024, Mirae Asset cho rằng doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh, trong khi doanh thu và lãi ròng của IMP sẽ lần lượt tăng vọt 45,6% và 20% so cùng kỳ.

  1. Chứng khoán Mirae Asset vừa có báo cáo phân tích triển vọng ngành chăm sóc sức khỏe của Việt Nam giai đoạn quý 4/2023 - 2024 với nhận định tập trung cho chất lượng. 

  2. Tăng trưởng ngành Dược phẩm dự phóng ở mức CAGR 6% giai đoạn 2023 - 2028

    Đứng trước sự thay đổi lớn về bệnh tật cũng như mức gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, Mirae Asset dự phóng ngành Dược phẩm sẽ tiếp tục duy trì CAGR 6% giai đoạn 2023 – 2028.

    Mirae Asset dự phóng giá trị ngành Dược phẩm năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 7,24 tỷ USD (+3.4% cùng kỳ) và 7,89 tỷ USD (+9,1% cùng kỳ). Trong đó, kênh ETC tăng trưởng mạnh hơn OTC nhờ sự bao phủ bảo hiểm toàn dân đã đạt 93%. Dự phóng giá trị mảng ETC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 5,48 tỷ USD (+3,5% cùng kỳ) và 6 tỷ USD (+9,4% cùng kỳ).

  3. Kỳ vọng thuốc nội gia tăng thị phần ở nhóm 2

    Theo số liệu của Cục Quản lý dược, giá trị trúng thầu kênh ETC 9T2023 đạt 34.706 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu thuốc nội địa đạt 9.094 tỷ đồng, chiếm 26,2%.

    Chiến lược của Chính phủ (Quyết định số 376/QĐ-TTg) ưu tiên phát triển, tiến đến tỷ lệ thuốc nội địa/nhập khẩu sẽ ở mức 75/25. Với cơ chế không còn chọn thuốc giá rẻ nhất, chúng tôi cho rằng đây là thời cơ vàng cho các nhà sản xuất thuốc nội địa ở nhóm 2 & 3.

    Xét theo từng nhóm thuốc, các sản phẩm thuốc nội địa có giá trị trúng thầu lớn nhất tại nhóm 4 với 5.617 tỷ đồng, chiếm tới 99,9% tổng giá trị trúng thầu thuốc tại nhóm 4. Tại nhóm 3 và nhóm 2, tỷ lệ trúng thầu của thuốc nội địa lần lượt đạt 78,28% và 52,37%.

  4. Kết quả trúng thầu của các công ty dược nội địa ở nhóm 2 & 3 ước tính tăng thêm 10 điểm % trong 9T2023. Tuy vậy, tại 2 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất là nhóm 1 và nhóm biệt dược gốc (chiếm lần lượt 30,6% và 31,6% giá trị đấu thầu thuốc 9T2023), giá trị trúng thầu của thuốc sản xuất trong nước chỉ đạt lần lượt 193 tỷ đồng (chiếm 1,82% giá trị các gói thầu thuốc nhóm 1) và 106 triệu đồng (chiếm 0,001% giá trị trúng thầu nhóm biệt dược gốc).

  5. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-4
     
  6. DHG và IMP được gọi tên

  7. Trong bối cảnh đó, Mirae Asset có khuyến nghị đối với DHG và IMP.

    Đối với CTCP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG), trong 9T2023, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 3.480 tỷ (+4% cùng kỳ) và 790 tỷ (+5% cùng kỳ). Riêng kết quả kinh doanh Q3/2023, doanh thu đi ngang, đạt 1.099 tỷ nhưng lợi nhuận ròng giảm mạnh, chỉ đạt 166 tỷ (-36.6% cùng kỳ). Mirae Asset cho rằng việc kênh OTC chiếm đến 87% doanh thu mảng dược phẩm của DHG đang chịu sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế chững lại (tỷ lệ chiết khấu 9T2023 lớn hơn cùng kỳ 2%).

    Trong 9T2023, DHG đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại. Dịch Covid-19 đã qua khiến cho nhu cầu mảng thuốc hạ sốt giảm đau, chiếm khoảng 23% doanh thu của DHG suy giảm. Mirae Asset ước tính doanh thu mảng thuốc hạ sốt giảm đau của DHG năm 2023 đạt 1.069 tỷ (-5,9% cùng kỳ).

    Ở chiều ngược lại, khi Covid-19 trôi qua sẽ là cơ hội cho các dòng thuốc kháng sinh, vốn là thế mạnh ở kênh OTC của DHG quay trở lại. Mirae Asset ước tính các dòng kháng sinh chính của DHG, bao gồm Klamentin và Haginat sẽ là động lực tăng trưởng chính của DHG trong năm 2023. Dự phóng doanh thu mảng kháng sinh đạt 1.603 tỷ (+7,2% cùng kỳ).

    Hiện tại trong hơn 300 dòng thuốc của DHG, đã có trên 100 sản phẩm sản xuất trên dây chuyền Japan-GMP. Giai đoạn 6T cuối 2022 – Q4/2024, DHG tiếp tục đầu tư thêm nhà máy Japan-GMP với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ cho công suất một tỷ viên/năm (~25% công suất hiện hữu). Chúng tôi cho rằng đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho DHG từ sau năm 2025.

    Tuy nhiên, trong 2023-2024, Mirae Asset cho rằng doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh do nhà máy hiện hữu đã đạt trên 90% công suất và xu hướng mở rộng của kênh ETC.

  8. Về mặt lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng việc tập trung hơn vào chất lượng chữa bệnh (thuốc có kê đơn) và tận dụng bảo hiểm y tế trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ tiếp tục. Mirae Asset dự phóng doanh thu thuần năm 2023 và 2024 lần lượt 4.859 tỷ (+3,9% cùng kỳ) và 5.191 (+6,8% cùng kỳ). Dự phóng lãi ròng của DHG trong năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.031 tỷ (+4,3% cùng kỳ) và 1.080 tỷ (+4,8% cùng kỳ).

  9. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-5
     Dự phóng kết quả kinh doanh của DHG

    Với CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP), trong 9T2023, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 1.385 tỷ (+27,6% cùng kỳ) và đạt 285,8 tỷ (+44,7% cùng kỳ).

  10. Mirae Asset đánh giá điểm nổi bật nhất của IMP nằm ở việc doanh thu kênh ETC tăng tưởng từ năm 2018 (tỷ trọng đóng góp doanh thu ETC 2018 so với 2022 là 19% và 36,7%), góp phần mở rộng biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT). Biên EBIT liên tục gia tăng trong 3 năm qua (9T2023 là 19,8%, 9T2022 là 18,5%, còn 9T2021 là 17,4%).

    Hiện nay, IMP đang có 11 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, nằm trong top 8% các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn đấu thầu vào nhóm 1 & 2 ở kênh ETC tại Việt Nam. Trong bối cảnh Thông tư 15/2019/TT-BYT ưu tiên sử dụng thuốc nội địa chất lượng cao, chúng tôi đánh giá cao dư địa tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của IMP trong giai đoạn 2023 – 2028. Đặc biệt, với sự tham gia của cổ đông lớn SK Investment Vina III Pte Ltd, Mirae Asset kỳ vọng IMP sẽ có sự hỗ trợ đáng kể về quá trình R&D thuốc, qua đó sẽ hoàn thiện các dòng sản phẩm dịch truyền lẫn uống viên.

    Dựa trên số liệu của Cục quản lý Dược Việt Nam, kết quả trúng thầu kênh ETC của IMP trong 9T2023 đạt 845 tỷ, gần tương đương với kết quả cả năm 2022 là 894 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kết quả trúng thầu của IMP vượt Tenamyd, và Mirae Asset kỳ vọng kết quả này sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nhà máy IMP 4 đã được chứng nhận EU-GMP từ tháng 11/2022. Mirae Asset dự phóng doanh thu mảng ETC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 823 tỷ (+37% cùng kỳ) và 968 tỷ (+17,5% cùng kỳ).

    Ngược lại, Mirae Asset dự phóng doanh thu mảng OTC sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn do yếu tố cạnh tranh thị trường. Doanh thu dự phóng mảng OTC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.137 tỷ (+10% cùng kỳ) và 1.232 tỷ (+8,3% cùng kỳ).

  11. Dựa trên giả định mảng ETC tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, Mirae Asset dự phóng lãi ròng của IMP năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 325 tỷ (+45,6% cùng kỳ) và 389 tỷ (+20% cùng kỳ).

  12. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-6
     Dự phóng kết quả kinh doanh của IPM