Chưa có thông tin về lao động Việt Nam tại Hàn Quốc nhiễm COVID-19

Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chưa có thông tin về việc lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc bị nhiễm COVID-19.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Chỉ tính riêng năm 2019, số người Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc là hơn 7.000 người. Trong tổng số đó, có khoảng 12.000 lao động đang cư trú bất hợp pháp tại nước này. Để giúp người lao động có thể phòng tránh được dịch bệnh COVID-19 đang xảy ra tại Hàn Quốc, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) có những chỉ đạo cụ thể đối với Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Chua co thong tin ve lao dong Viet Nam tai Han Quoc nhiem COVID-19
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: vhrc)

Trước thông tin về số ca nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại Hàn Quốc tăng đột biến trong những ngày gần đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã chỉ đạo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình lao động tại nước này. Đặc biệt là lao động tại 2 vùng dịch của Hàn Quốc là thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk- nơi có hơn 4.000 lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc.

Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã đề nghị Văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) và doanh nghiệp phái cử theo dõi sát tình hình dịch bệnh liên quan đến lao động Việt Nam. Hiện nay, Văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) và đại diện doanh nghiệp cũng đang triển khai cung cấp thông tin phòng dịch cho người lao động.

Bà Trần Thị Vân Hà, trưởng phòng thông tin truyền thông, Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thì đến thời điểm hiện nay chưa có thông tin về tình hình lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bị nhiễm COVID-19.

“Hiện nay, theo thông tin mà Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc nắm được thì chưa có thông tin về việc lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc bị nhiễm dịch. Và tại Hàn Quốc hiện nay, các kênh hỗ trợ tiếng Việt của các Trung tâm hỗ trợ lao động cũng thường xuyên cung cấp thông tin và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như cách phòng tránh cho lao động Việt Nam tại Hàn Quốc”.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo, lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc cần thông tin về dịch bệnh COVID-19, có thể liên lạc với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo số điện thoại: 010-3248-6886 và 010-4356-2505 hoặc số điện thoại của Văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) là 010-9892-1712./.

Sốc: Loại động vật này có thể là trung gian truyền nhiễm virus corona sang người

Chủng virus corona mới xuất hiện tại một chợ động vật sống ở Vũ Hán, Trung Quốc được cho là có nguồn gốc từ loài dơi, nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Nam Hoa cho rằng tê tê có thể là "vật chủ trung gian tiềm năng” trong việc lây truyền sang người.

Soc: Loai dong vat nay co the la trung gian truyen nhiem virus corona sang nguoi
 Tê tê có thể là động vật trung gian lây truyền virus corona.
Tê tê có thể là vật chủ trung gian tạo điều kiện cho sự lây lan của chủng virus corona mới đang hoành hành khắp Trung Quốc, các nhà khoa học nước này cho biết hôm 7/2.

3 người chết tại Bình Dương vì sập cần cẩu: Ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Trường hợp có căn cứ cho thấy đơn vị, cá nhân đã vi phạm quy định về an toàn lao động gây hậu quả thiệt mạng nhiều người, nhiều người bị thương, hư hỏng tài sản người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 295, Bộ Luật hình sự 2015.

Ngày 22/2, Công an huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra nguyên nhân vụ sập cần cẩu tại Công ty TNHH Polytex Far Eastern (khu công nghiệp Bàu Bàng, huyên Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) khiến 3 người chết, 2 người bị thương.
Thông tin ban đầu vụ sập cần cẩu, vào khoảng 10h30 phút ngày 22/2 tại công trường đang thi công của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (KCN Bàu Bàng, thuộc khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, Bình Dương), tổ công nhân thi công xây dựng đang làm việc trên cẩu tháp thì bất ngờ chân trụ cẩu tháp bị gãy, cẩu tháp đổ xuống đất.