Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Chùa Cầu Hội An sắp bị tháo dỡ có gì đặc biệt?

18/08/2016 10:01

(Kiến Thức) - Chùa Cầu (Hội An) cách đây ngót 100 năm trong loạt ảnh do những người Pháp chụp so với diện mạo ngày nay dường như còn khá nguyên vẹn.

Hà Kiều (tổng hợp)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/8 đã thống nhất phương án tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu để tu bổ lại. Cùng Kiến Thức tìm hiểu về ngôi chùa biểu tượng của Hội An từ thuở sơ khai mới được xây dựng. Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng bậc nhất xứ Đàng Trong một thuở huy hoàng; mà trên hết là linh hồn, biểu tượng sống của người dân phố cổ với những câu chuyện tâm linh kỳ bí cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã.
UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/8 đã thống nhất phương án tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu để tu bổ lại. Cùng Kiến Thức tìm hiểu về ngôi chùa biểu tượng của Hội An từ thuở sơ khai mới được xây dựng. Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng bậc nhất xứ Đàng Trong một thuở huy hoàng; mà trên hết là linh hồn, biểu tượng sống của người dân phố cổ với những câu chuyện tâm linh kỳ bí cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã.
Trong sách “Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán”, một nhà sư Trung Hoa, có nhắc đến lịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam vi hành, chúa Nguyễn Phúc Chu khi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài nên mới bèn đặt tên cho là “Lai Viễn kiều” (tức khách phương xa đến).
Trong sách “Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán”, một nhà sư Trung Hoa, có nhắc đến lịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam vi hành, chúa Nguyễn Phúc Chu khi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài nên mới bèn đặt tên cho là “Lai Viễn kiều” (tức khách phương xa đến).
Trong một thư tịch cổ khác của nước nhà lại chép, cây cầu cổ này được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi là cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu ghi chép của các học giả nước ngoài đều xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.
Trong một thư tịch cổ khác của nước nhà lại chép, cây cầu cổ này được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi là cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu ghi chép của các học giả nước ngoài đều xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883) chép rằng: “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói.”
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883) chép rằng: “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói.”
Từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) thông thương buôn bán.
Từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) thông thương buôn bán.
Sách "Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ" chép lại rằng, vào năm 1644, tình hình Trung Hoa chiến tranh loạn lạc. Nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin chúa Nguyễn Phúc Lan tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An.
Sách "Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ" chép lại rằng, vào năm 1644, tình hình Trung Hoa chiến tranh loạn lạc. Nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin chúa Nguyễn Phúc Lan tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An.
Năm 1633, Nhật hoàng đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Từ đó, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An cai quản. Sau đó vài đó, chúa Nguyễn đã giao Chùa Cầu cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa cầu.
Năm 1633, Nhật hoàng đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Từ đó, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An cai quản. Sau đó vài đó, chúa Nguyễn đã giao Chùa Cầu cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa cầu.
Đến năm 1653, làng Minh Hương đã đề xướng lên chúa Nguyễn đề nghị tu sửa cầu, và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu nằm ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản là chùa Bắc Đế. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu.
Đến năm 1653, làng Minh Hương đã đề xướng lên chúa Nguyễn đề nghị tu sửa cầu, và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu nằm ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản là chùa Bắc Đế. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu.
Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đây là 2 con “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu linh thiêng của người Nhật Bản.
Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đây là 2 con “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu linh thiêng của người Nhật Bản.
Trải qua hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An vẫn vậy, không có gì thay đổi. Mọi nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, vật thờ tự, không gian, phối cảnh vẫn còn giữ nguyên sơ.
Trải qua hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An vẫn vậy, không có gì thay đổi. Mọi nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, vật thờ tự, không gian, phối cảnh vẫn còn giữ nguyên sơ.

Bạn có thể quan tâm

Sony vội vã ngừng bán Xperia 1 VII vì sự cố nghiêm trọng

Sony vội vã ngừng bán Xperia 1 VII vì sự cố nghiêm trọng

Mazda CX-8 2025 lợi thế nhiều nhưng vẫn còn những “nốt trầm” nào?

Giá xe máy điện VinFast tháng 7/2025, khởi điểm từ 12 triệu đồng

Làng Háo Hức của MC Minh Trang: Kêu gọi đầu tư lợi nhuận đến 14%

Dấu hiệu Israel và Iran chuẩn bị cho một giai đoạn xung đột mới?

Thực hư tin đồn Giám đốc tình báo Mossad của Israel thiệt mạng

Ukraine bị tố thiết lập mạng lưới tình báo bí mật bên trong quốc gia thành viên NATO

Đà Nẵng: Cận cảnh bên trong show diễn đắt khách “After Glow” tại Ba Na Hills

Biển người đổ về Vịnh Pháo hoa Hạ Long xem bắn pháo hoa cuối tuần

Giá xe Honda City tháng 7/2025, ưu đãi 100% lệ phí trước bạ

Sunshine Group ra mắt dự án Sunshine Legend City với gần 8.000 căn hộ cao cấp dành cho người trẻ

2025 Honda Vario 125 cập nhật màu mới bắt mắt, giá 45 triệu đồng

Top tin bài hot nhất

Sunshine Group ra mắt dự án Sunshine Legend City với gần 8.000 căn hộ cao cấp dành cho người trẻ

05/07/2025 13:57

Biển người đổ về Vịnh Pháo hoa Hạ Long xem bắn pháo hoa cuối tuần

05/07/2025 14:21

2025 Honda Vario 125 cập nhật màu mới bắt mắt, giá 45 triệu đồng

05/07/2025 13:52

Smartphone Huawei chuẩn bị bước tiến lớn để đánh bại Apple

05/07/2025 10:52

Giá xe Toyota Vios mới nhất kèm ưu đãi tháng 7/2025

05/07/2025 07:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status