Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nêu 3 yếu tố để phát triển ngành chè

Sáng 6/10, Hội Khoa học công nghệ Chè Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Áp dụng khoa học công nghệ sản xuất chè trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4” tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Tham dự hội thảo, có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) Phan Xuân Dũng, các lãnh đạo, chuyên gia thuộc Hội Khoa học công nghệ Chè Việt Nam; đại diện một số doanh nghiệp trồng và kinh doanh chè tại một số tỉnh phía Bắc.
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung neu 3 yeu to de phat trien nganh che
 Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu
Hội thảo đã lắng nghe các ý kiến phát biểu của đại diện công ty Chè Hiệp Thành Phú Thọ; đại diện công ty chè Hà Thái (Thái Nguyên); đại diện công ty TNHH MTV Thế hệ mới (Phú Thọ); Công ty TNHH Phân bón Đất Việt... các phát biểu tập trung các vấn đề như: Thực trạng sản xuất chè bằng phương pháp hữu cơ hiện nay; Tính ưu việt của công nghệ sản xuất chè trên dây chuyền sản xuất tiên tiến; Phân bón hữu cơ vi sinh góp phần phát triển ngành trồng chè của Việt Nam...
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng đánh giá cao các ý kiến thảo luận của các đại biểu tại hội thảo về sự phát triển cây chè trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, trên thế giới nhiều nước trồng chè, mỗi một nước có một cách uống trà khác nhau, không theo bất kì một công thức chung nào. Ở Việt Nam, lịch sử 4000 năm ông cha ta đã coi uống trà như một nét văn hóa truyền đời, tìm ra nhiều cách thức thưởng trà khác nhau như độc ẩm, đối ẩm, quầy ẩm... đó một lợi thế rất lớn trong sự phát triển ngành chè của chúng ta.
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung neu 3 yeu to de phat trien nganh che-Hinh-2
 Các đại biểu thăm dây chuyền sản xuất chè tại công ty TNHH MTV Thế hệ mới (Phú Thọ)
Vì vậy, theo Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng, để phát triển ngành chè cần 3 yếu tố chính: Con người – Áp dụng khoa học công nghệ - Đầu ra cho sản phẩm. VUSTA luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà khoa học nông nghiệp nói chung và các nhà khoa học nghiên cứu phát triển cây chè của Hội Khoa học công nghệ Chè Việt Nam nói riêng để cho ngành chè của Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, cùng đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, đúng như tinh thần của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra - Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lễ ký kết giữa GFS và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)- Nguồn: TTXVN

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: 'Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng'

“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.

Vì sao Nhật Bản không mở đợt tấn công thứ 3 tại Trân Châu Cảng?

Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ mở 2 đợt tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Dù khiến Mỹ tổn thất lớn nhưng Nhật Bản phạm một sai lầm nghiêm trọng đó là không mở đợt tấn công thứ ba.

Vi sao Nhat Ban khong mo dot tan cong thu 3 tai Tran Chau Cang?
 Trận Trân Châu Cảng là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong Thế chiến 2. Sự kiện này mở đầu cho việc Mỹ chính thức tham gia cuộc chiến tranh khốc liệt này. Nhật Bản bất ngờ thực hiện cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii vào lúc 7h55 ngày 7/12/1941.