Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra công điện khẩn ứng phó siêu bão Mangkhut

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị, quận huyện, thị xã triển khai các biện pháp ứng phó siêu bão Mangkhut có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta và TP Hà Nội.

Để chủ động ứng phó với siêu bão Mangkhut, chiều 14/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành công điện khẩn gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố, các quận, huyện, thị xã và các cơ quan đơn vị thuộc thành phố.
Theo nội dung công điện, siêu bão Mangkhut có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội. Theo đó, từ chiều tối ngày 16/9 sẽ có mưa, mưa vừa sau tăng lên mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến cả đợt 200 - 400mm, có nơi trên 400mm. Gió trong đất liền sẽ mạnh dần lên trên cấp 10, vùng ven biển trên cấp 12.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả của siêu bão Mangkhut, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu, các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn Thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến siêu bão Mangkhut, tình hình mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn, tổ chức thường trực 24/24 giờ, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình xây dựng (đặc biệt các công trình đang thi công), hồ đập, công trình thủy lợi;
Chu tich UBND TP Ha Noi ra cong dien khan ung pho sieu bao Mangkhut
 
Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động chỉ đạo ứng phó kịp thời mọi diễn biến của bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo:
Theo dõi chặt chẽ tình hình siêu bão Mangkhut, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn; tăng cường kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, hồ, đập, công trình thủy lợi, các công trình xây dựng, các khu nhà ở, kịp thời phát hiện, xử lý ngay những hư hỏng, sự cố đảm bảo an toàn công trình; tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp tiêu úng bảo vệ phục hồi sản xuất.
Chủ động tổ chức sơ tán nhân dân ở những vùng ven sông, vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở đất, các khu vực nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi an toàn, thường xuyên thông tin, cảnh báo nguy hiểm, tránh đuối nước, điện giật; bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân; chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu, sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai xẩy ra.
Các huyện vùng thường xuyên bị ảnh hưởng lũ rừng ngang (Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống, ứng phó lũ rừng ngang, rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, dễ có nguy cơ sự cố, nhất là đê điều, công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; kịp thời bảo vệ, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau bão, mưa, lũ.
.Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành, đơn vị, các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình cơ sở, chỉ đạo phòng, chống siêu bão Mangkhut theo quy định, báo cáo kịp thời tình hình về UBND Thành phố (qua Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố).
Đồng thời, yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo:
Công ty Thoát nước Hà Nội tập trung kiểm tra, rà soát hệ thống công trình tiêu khu vực nội thành, giải tỏa ngay các vật cản làm ách tắc, cản trở dòng chảy, đảm bảo thông thoáng; triển khai các biện pháp tiêu thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành; tập trung xử lý kịp thời tiêu thoát nước tại các điểm úng ngập cục bộ.
Công ty Công viên cây xanh Hà Nội rà soát, kiểm tra, cắt tỉa ngay cây nặng tán, chặt hạ những cây xanh có nguy cơ đổ, gẫy mất an toàn; kịp thời giải tỏa cây đổ không để ùn tắc giao thông.
Các Công ty Chiếu sáng đô thị Hà Nội kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo chiếu sáng công cộng, không để sự cố dẫn đến mất tín hiệu đèn giao thông.
Các Công ty kinh doanh nước sạch trên địa bàn Thành phố triển khai phương án, chuẩn bị phương tiện đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhân dân vùng bị ngập lụt.
Các Công ty môi trường triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, mưa, lũ, lụt.
Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý nhà, chủ đầu tư các công trình xây dựng kiểm tra, chằng chống các công trình xây dựng, nhà ở, cơ sở sản xuất, cần cẩu, cần trục, biển quảng cáo, trạm thu phát sóng không đảm bảo an toàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi. Triển khai phương án phòng, chống úng ngập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo các Công ty thủy lợi tiêu kiệt nước đệm, vận hành các công trình tiêu trên địa bàn; phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất sau mưa, bão, lũ, úng ngập.
Sở GTVT phối hợp Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai phương án phân luồng, bố trí lực lượng hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, cầu trên các tuyến giao thông; chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị hỗ trợ giải tỏa ách tắc giao thông tại các điểm úng ngập cục bộ; kịp thời xử lý sự cố, không để xẩy ra ùn tắc giao thông.
Công an thành phố Hà Nội tăng cường lực lượng ứng trực, triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố trong những ngày mưa, bão.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội nắm chắc tình hình bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn Thành phố, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện thường trực ứng cứu kịp thời khi có tình huống xẩy ra.
Sở Công Thương kiểm tra công tác tạm trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, hàng hóa, vật tư thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, ổn định thị trường.
Sở Y tế thực hiện trực cấp cứu 24/24 giờ để cấp cứu kịp thời các tai nạn, sự cố trong thời gian bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai.
Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, triển khai phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất trường, lớp trên địa bàn Thành phố trong những ngày bão, mưa, lũ, úng ngập.
Các Công ty thủy lợi kiểm tra, rà soát, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, hồ đập. Thực hiện tiêu kiệt nước đệm, khoanh vùng, vận hành các công trình tiêu, bảo vệ lúa mùa, sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiêu khu vực nội thành khi có yêu cầu.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đảm bảo an toàn về điện, kịp thời khắc phục sự cố, ưu tiên cấp đủ điện ổn định cho các trạm bơm hoạt động hết công suất phục vụ tiêu úng ngập, cảnh báo nhân dân phòng chống điện giật.

Bão số 5 suy yếu, siêu bão Mangkhut giật cấp 17 hướng vào Bắc Biển Đông

(Kiến Thức) - Bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km. Siêu bão Mangkhut duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 và đang hướng vào khu vực Bắc Biển Đông.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào hồi 16 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão.

Hãi hùng phát hiện thi thể phân hủy dưới đèo Thung Khe

(Kiến Thức) - Thi thể vừa được phát hiện ở dưới đèo Thung Khe (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đang trong quá trình phân hủy.

Cuối giờ chiều ngày 14/9, trao đổi với PV Kiến Thức, một lãnh đạo UBND xã Tòng Đậu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) xác nhận và cho biết, vào khoảng 15h30 cùng ngày, người dân trên địa bàn đã phát hiện ra một thi thể nằm ở dưới đèo Thung Khe, thuộc địa phận xóm Nhuối (xã Tòng Đậu) đang phân hủy mạnh.
Hai hung phat hien thi the phan huy duoi deo Thung Khe
Hiện trường phát hiện ra thi thể nạn nhân.

Siêu bão Mangkhut ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ

(Kiến Thức) - Siêu bão Mangkhut sẽ suy yếu dần khi đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng vẫn có cường độ rất mạnh và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ, đất liền nước ta.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, vào hồi 1 giờ ngày 14/9, vị trí tâm siêu bão Mangkhut ở vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 127,7 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Phi-líp-pin) khoảng 680km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 15/9, vị trí tâm siêu bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 123,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Lu-Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.