Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sang Hàn Quốc

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã cử ông Kim Yong Nam - chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) - dẫn đầu đoàn cấp cao sang tham dự Thế vận hội mùa đông PyeongChang tại Hàn Quốc.

Tối 4/2, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết đoàn Triều Tiên sẽ có 22 người, gồm thêm 3 đại biểu và 18 nhân viên hỗ trợ.
Đoàn do ông Kim dẫn đầu sẽ đến Hàn Quốc vào thứ Sáu (9/2), đúng vào ngày khai mạc Thế vận hội mùa đông và lưu lại trong thời gian 3 ngày. Triều Tiên trước đó đã đồng ý gửi các đoàn biểu diễn nghệ thuật và thi đấu môn khúc khôn cầu tại thế vận hội chung với Hàn Quốc.
Ông Kim Yong Nam, sinh năm 1928, được bầu làm chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao - cơ quan lập pháp cao nhất của Triều Tiên kể từ năm 1998 - Ảnh: UPI.
Ông Kim Yong Nam, sinh năm 1928, được bầu làm chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao - cơ quan lập pháp cao nhất của Triều Tiên kể từ năm 1998 - Ảnh: UPI.
Chi tiết cũng như khả năng ông Kim Yong Nam sẽ gặp đoàn cấp cao Mỹ, do Phó tổng thống Mike Pence dẫn đầu, tại Hàn Quốc không được nhắc đến.
Thông tin cho biết Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội và một số sự kiện khác như là một phần trong chuyến công du châu Á.
Các diễn biến trong hơn 1 tháng qua đang kéo giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, theo sau động thái để ngỏ khả năng đối thoại với Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Hàn Quốc và Triều Tiên sau đó đã tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên kể từ năm 2015, bàn về việc tham dự thế vận hội của đoàn thể thao Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người có chủ trương linh hoạt trong vấn đề Triều Tiên, kỳ vọng các cuộc đối thoại liên Triều sẽ được tiếp tục ngay cả khi thế vận hội kết thúc. Ông Moon tin rằng đó sẽ là tiền đề cho các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên trong tương lai.
Hôm 3/2, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, Tổng thống Moon nói ông hi vọng chuyến thăm sắp tới của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ góp phần vào quá trình xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Toàn cảnh cuộc đàm phán cấp cao liên Triều

Đàm phán liên Triều bắt đầu lúc 10h sáng nay (giờ địa phương) tại làng đình chiến Panmunjom. Trưởng phái đoàn Hàn Quốc đã phát biểu khai mạc.

Cái bắt tay đầu tiên trong 2 năm qua giữa hai miền Triều Tiên trong cuộc đàm phán cấp cao liên Triều ngày 9/1. Ảnh: Yonhap.
 Cái bắt tay đầu tiên trong 2 năm qua giữa hai miền Triều Tiên trong cuộc đàm phán cấp cao liên Triều ngày 9/1. Ảnh: Yonhap.

Bàn đàm phán liên Triều tại Panmunjom. Ảnh: Yonhap.
 Bàn đàm phán liên Triều tại Panmunjom. Ảnh: Yonhap.

Triều Tiên, Hàn Quốc bày tỏ hy vọng về đối thoại liên Triều. Ảnh: Yonhap
 Triều Tiên, Hàn Quốc bày tỏ hy vọng về đối thoại liên Triều. Ảnh: Yonhap

Trưởng đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon hy vọng đàm phán sẽ diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt đẹp. Ảnh: Yonhap.
 Trưởng đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon hy vọng đàm phán sẽ diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt đẹp. Ảnh: Yonhap.

Phái đoàn Triều Tiên thẳng tiến tới bàn đàm phán. Ảnh: Yonhap.
 Phái đoàn Triều Tiên thẳng tiến tới bàn đàm phán. Ảnh: Yonhap.
Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon - trưởng phái đoàn Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon - trưởng phái đoàn Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap. 

Đoàn xe của phía Hàn Quốc tiến vào tòa nhà Hòa Bình tại Panmunjom. Ảnh: Yonhap
  Đoàn xe của phía Hàn Quốc tiến vào tòa nhà Hòa Bình tại Panmunjom. Ảnh: Yonhap

Trưởng phái đoàn Hàn Quốc có vẻ căng thẳng trước đàm phán. Ảnh: Tân hoa xã.
Trưởng phái đoàn Hàn Quốc có vẻ căng thẳng trước đàm phán. Ảnh: Tân hoa xã. 

5 thành viên phái đoàn đàm phán Hàn Quốc. Ảnh: Tân hoa xã.
 5 thành viên phái đoàn đàm phán Hàn Quốc. Ảnh: Tân hoa xã.

Đàm phán liên Triều là tâm điểm của giới truyền thông. Ảnh: Tân hoa xã.
 Đàm phán liên Triều là tâm điểm của giới truyền thông. Ảnh: Tân hoa xã.

Truyền thông đăng ảnh 2 trưởng đoàn đàm phán Hàn-Triều. Ảnh:Yonhap
 Truyền thông đăng ảnh 2 trưởng đoàn đàm phán Hàn-Triều. Ảnh:Yonhap

Người dân quan tâm tới cuộc đàm phán liên Triều. Ảnh: Yonhap.
 Người dân quan tâm tới cuộc đàm phán liên Triều. Ảnh: Yonhap.

Điểm lại những lần Hàn-Triều đứng dưới chung một ngọn cờ

(Kiến Thức) - Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí sẽ diễu hành chung dưới một ngọn cờ tại Olympic mùa đông Pyeongchang 2018 sắp tới. Trước đó, hai miền Triều Tiên từng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong một số kỳ thế vận hội.

Theo CNN ngày 17/1, các vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ diễu hành chung dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Olympic mùa đông Pyeongchang diễn ra vào tháng 2/2018. Ảnh: CNN.
 Theo CNN ngày 17/1, các vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ diễu hành chung dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Olympic mùa đông Pyeongchang diễn ra vào tháng 2/2018. Ảnh: CNN.

Thông báo trên được đưa ra sau cuộc đàm phán liên Triều tại Bàn Môn Điếm ngày 17/1. Lần đầu tiên Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ lập đội thi đấu chung ở nội dung khúc côn cầu nữ trên băng của Thế vận hội mùa đông. Ảnh: RT.
 Thông báo trên được đưa ra sau cuộc đàm phán liên Triều tại Bàn Môn Điếm ngày 17/1. Lần đầu tiên Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ lập đội thi đấu chung ở nội dung khúc côn cầu nữ trên băng của Thế vận hội mùa đông. Ảnh: RT. 

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên hai miền Triều Tiên diễu hành chung dưới lá cờ Thống nhất trong Thế vận hội. Ảnh: Yonhap.
 Được biết, đây không phải là lần đầu tiên hai miền Triều Tiên diễu hành chung dưới lá cờ Thống nhất trong Thế vận hội. Ảnh: Yonhap.

Ngày 15/9/2000, đoàn vận động viên của Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong lễ khai mạc tại Thế vận hội Sydney. Ảnh: kfor.com.
Ngày 15/9/2000, đoàn vận động viên của Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong lễ khai mạc tại Thế vận hội Sydney. Ảnh: kfor.com. 

Tiếp đến, vận động viên hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Athens 2004. Ảnh: Getty Images.
Tiếp đến, vận động viên hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Athens 2004. Ảnh: Getty Images. 

Ngày 10/2/2006, đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc “chung một lá cờ” tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Torino, Italy. Ảnh: AP.
Ngày 10/2/2006, đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc “chung một lá cờ” tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Torino, Italy. Ảnh: AP. 

Hình ảnh các vận động viên hai miền Triều Tiên diễu hành dưới một lá cờ tại Olympic mùa đông năm 2006. Ảnh: Reuters.
 Hình ảnh các vận động viên hai miền Triều Tiên diễu hành dưới một lá cờ tại Olympic mùa đông năm 2006. Ảnh: Reuters.

Được biết, cờ Thống nhất có tư cách đại diện chung cho các vận động viên của Triều Tiên, Hàn Quốc và được sử dụng trong các sự kiện thể thao. Ảnh: CNN.
Được biết, cờ Thống nhất có tư cách đại diện chung cho các vận động viên của Triều Tiên, Hàn Quốc và được sử dụng trong các sự kiện thể thao. Ảnh: CNN. 

Lá cờ Thống nhất này có hình ảnh bán đảo Triều Tiên màu xanh trên nền trắng. Ảnh: japanfocus.org.
Lá cờ Thống nhất này có hình ảnh bán đảo Triều Tiên màu xanh trên nền trắng. Ảnh: japanfocus.org. 

Lá cờ Thống nhất của hai miền Triều Tiên lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1991. Có thể nói, việc hai nước sẽ diễu hành dưới cùng một lá cờ trong sự kiện Olympic sắp tới được xem là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Ảnh: Financial Riview.
 Lá cờ Thống nhất của hai miền Triều Tiên lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1991. Có thể nói, việc hai nước sẽ diễu hành dưới cùng một lá cờ trong sự kiện Olympic sắp tới được xem là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Ảnh: Financial Riview.

Quan hệ liên Triều đã cải thiện?

Vừa bước vào năm 2018, Triều Tiên và Hàn Quốc bỗng nhiên thân tình đột ngột. Liệu đó là một niềm tin kéo dài?

Sự thay đổi bắt đầu từ bài phát biểu mừng năm mới của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un.