Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h05 (theo giờ địa phương) ngày 26/11, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Haneda, Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11.

Chu tich nuoc Vo Van Thuong va Phu nhan den Tokyo, bat dau chuyen tham chinh thuc Nhat Ban
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản. (Ảnh: Nguyễn Hồng) 
Đón Chủ tịch nước và Phu nhân tại sân bay, phía Nhật Bản có Đại sứ Yamada Takio và Phu nhân; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro; Cục trưởng Cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao Shimada; Tổng vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao; Giám đốc sân bay quốc tế Haneda.
Về phía Việt Nam có Đại sứ Phạm Quang Hiệu và Phu nhân cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán; đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới và cũng là chuyến thăm Nhật Bản lần thứ 4 của các Chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973.
Diễn ra đúng vào thời khắc rất quan trọng trong quan hệ hai nước, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân góp phần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực mới như chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần củng cố quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong va Phu nhan den Tokyo, bat dau chuyen tham chinh thuc Nhat Ban-Hinh-2
Kiều bào đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản. 
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; gặp Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản và có bài phát biểu quan trọng tại Quốc hội Nhật Bản; dự lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; tiếp lãnh đạo một số chính đảng và một số chính trị gia Nhật Bản.
Tại Tokyo, Chủ tịch nước dành thời gian gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản; gặp đại diện các thế hệ người Việt Nam tại Nhật Bản có nhiều đóng góp; tiếp ban lãnh đạo Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam; dự chương trình giao lưu võ thuật Vovinam Việt Nam và võ đạo Nhật Bản.
Trong chương trình làm việc tại Fukuoka, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tiếp Thống đốc, Chủ tịch Hội đồng Fukuoka và Lãnh đạo các tỉnh khu vực Kyushu; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Kyushu; tiếp lãnh đạo Hiệp hội Hữu nghị Kyushu-Việt Nam, Hiệp hội chuyên gia Nhật-Việt; thăm Trường Đại học Kyushu và Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ pin nhiên liệu Hydrogen.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong va Phu nhan den Tokyo, bat dau chuyen tham chinh thuc Nhat Ban-Hinh-3
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản. 
Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN về ý nghĩa của chuyến thăm, Đại sứ Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, cả Việt Nam và Nhật Bản đều hết sức coi trọng chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Đây là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước cùng nhau trao đổi và thống nhất về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Diễn ra vào thời khắc kỷ niệm nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm là sự kiện hết sức quan trọng trong loạt hoạt động kỷ niệm đó.
Chia sẻ về dấu mốc quan trọng giữa hai nước, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio hy vọng: “khi nhìn lại kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam, các thế hệ tương lai sẽ đánh giá năm kỷ niệm có ý nghĩa kiến tạo nền tảng để quan hệ hai nước vốn ẩn chứa tiềm năng vô hạn sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC

Trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2023, chiều 15/11, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu đề dẫn tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC.

Chu tich nuoc Vo Van Thuong phat bieu tai Hoi nghi Thuong dinh Doanh nghiep APEC

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Buồn vì thất nghiệp, hai vợ chồng cho 2 con cùng uống thuốc tự tử

Cơ quan CSĐT Công an An Giang vừa hoàn tất hồ sơ, chuyển Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Minh Tiến về tội “Giết người”.

Điều tra cho thấy, do buồn chuyện gia đình và thất nghiệp, Nguyễn Minh Tiến (SN 1991, trú xã Mỹ Phước Tây, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cùng vợ là Nguyễn Thị Kiều Oanh (SN 1992) đã bàn nhau uống thuốc bảo vệ thực vật và thuốc ngủ để tự vẫn.
Tiến và vợ cùng 2 con nhỏ mới 9 và 6 tuổi đã 2 lần thuê phòng trọ uống thuốc bảo vệ thực vật tự vẫn nhưng không chết.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Chiều 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ để tham vấn về Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo bộ, ngành trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một vùng, một địa phương, một ngành, một lĩnh vực và của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là việc khó, phức tạp.
Thu tuong chu tri Hoi nghi xay dung quy hoach vung Dong Nam Bo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang 
Thủ tướng cho biết, hiện nay trong số 111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, có 107/111 (đạt 96,6%) quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt. Do đó, việc triển khai lập và hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ trong thời điểm này là có rất nhiều thuận lợi để cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia vào vùng, cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn, triển khai nghiên cứu các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng và liên ngành.
Thủ tướng lưu ý các quy hoạch cần phát huy tối đa tiềm năng con người, truyền thống văn hóa - lịch sử, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển; đồng thời khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta và của vùng.
Thu tuong chu tri Hoi nghi xay dung quy hoach vung Dong Nam Bo-Hinh-2
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Dương Giang 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ là để chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng; xác định và giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tổ chức không gian phát triển vùng khoa học, hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển vùng nhanh và bền vững.
Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022) và là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỉ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, gấp 1,8 lần trung bình cả nước.