Chủ tịch nước thăm, động viên cán bộ chiến sĩ tại Đền Hùng

Sáng 7/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ, chiến sĩ, lực lượng công an làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.

Cùng đi có Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ quốc phòng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an; Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu…
Chủ trì buổi đón tiếp có Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ.
Chu tich nuoc tham, dong vien can bo chien si tai Den Hung
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi thăm, động viên CBCS lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. 
Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác về kết quả công tác bảo đảm ANTT Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá du lịch đất Tổ năm 2025.
Theo đó, căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ, Công an tỉnh Phú Thọ đã chủ động xây dựng phương án, bố trí lực lượng khoa học, phương tiện, trang thiết bị hiện đại triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT, ATGT Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hoá du lịch đất Tổ năm 2025.
Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Quân khu 2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin để làm tốt công tác phòng ngừa từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Do chủ động làm tốt công tác phòng ngừa và triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nên tình hình ANTT trong suốt thời gian diễn ra Giỗ Tổ luôn được bảo đảm.
Lực lượng công an đã bảo vệ tuyệt đối an toàn đoàn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hàng triệu lượt du khách, đồng bào cả nước về dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, thực hiện hiệu quả phương châm xây dựng Lễ hội Đền Hùng an ninh, an toàn, thân thiện, mến khách.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi thăm, động viên CBCS lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch nước Lương Cường thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao toàn lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ đã chủ động xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phối hợp, hiệp đồng với lực lượng quân đội và các ngành chức năng bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động giỗ Tổ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, từ khi khai hội đến nay, Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rất tốt công tác bảo đảm ANTT, lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong triển khai các phương án, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho đồng bào, du khách về Đền Hùng, kể cả sau thời điểm diễn ra giỗ Tổ.
Phấn đấu xây dựng lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội tiêu biểu, mẫu mực, an toàn và thân thiện, xứng đáng với truyền thống quý báu từ ngàn đời của mảnh đất cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước đã ân cần thăm hỏi, động viên và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ.

Huyền thoại Hùng Vương và tinh thần “dân là gốc“

Huyền thoại Hùng Vương từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức người Việt. Đó không chỉ là câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí dựng nước và giữ nước.

Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

 Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, huyền thoại Hùng Vương có phải hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng hay thực chất phản ánh những sự kiện lịch sử được lưu truyền qua dân gian? Các nghiên cứu khảo cổ học, sử học và nhân chủng học trong những thập kỷ qua đã cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng, giúp làm sáng tỏ thời kỳ được xem là "buổi bình minh" của lịch sử Việt Nam.

Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất về truyền thuyết Hùng Vương là liệu nhà nước Văn Lang có thực sự tồn tại hay không? Nếu xét theo mô hình triều đại phong kiến chặt chẽ như thời Lý, Trần thì chưa có bằng chứng thuyết phục. Nhưng nếu tiếp cận từ góc độ nhà nước sớm– một thực thể chính trị có tổ chức, có lãnh đạo và quản lý xã hội – thì các nghiên cứu khảo cổ học đã mang lại nhiều chứng cứ quan trọng.

PGS.TS Trịnh Sinh, chuyên gia khảo cổ học khẳng định, để hiểu rõ văn hóa Hùng Vương – thời đại dựng nước đầu tiên của dân tộc, cần kết hợp bằng chứng khảo cổ với tư liệu từ chính sử, văn bia, sắc phong và văn hóa dân gian. Ông nhấn mạnh rằng: Văn hóa Đông Sơn, với hệ thống mộ táng, di tích như Cổ Loa, Việt Khê, Làng Vạc, đã chứng minh sự phân tầng xã hội – một trong những tiền đề hình thành nhà nước sớm thời Hùng Vương. Sự phát triển kinh tế, trị thủy, chống ngoại xâm và giao lưu văn hóa rộng rãi trong thời kỳ này chính là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
Bên lề Hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” năm 2019 , GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã khẳng định: “Thời đại Hùng Vương là có thật”. Nhiều chuyên gia khảo cổ học cũng nhận định: “Câu chuyện 18 đời vua Hùng chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khảo cổ học trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra rằng vào khoảng 2.700 – 2.500 năm trước, đã tồn tại một xã hội có tổ chức, với những trung tâm cư trú lớn, có dấu hiệu phân tầng xã hội rõ rệt. Điều này phù hợp với mô tả trong truyền thuyết về nhà nước Văn Lang”.
Những di tích khảo cổ tiêu biểu chứng minh sự tồn tại của một xã hội phát triển thời kỳ này gồm:
Thành Cổ Loa: Được xem là trung tâm quyền lực của người Việt cổ, có hệ thống thành lũy đồ sộ với kỹ thuật xây dựng tiên tiến.
Các khu mộ cổ ở Việt Khê, Làng Vạc: Chứa đựng nhiều đồ tùy táng phong phú, phản ánh sự phân tầng xã hội rõ rệt.
Các di tích Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn: Cho thấy sự phát triển liên tục của cộng đồng cư dân từ sớm đến khi hình thành một tổ chức xã hội có cấu trúc phức tạp.
Những bằng chứng này khẳng định rằng thời đại Hùng Vương không chỉ là huyền thoại, mà có cơ sở lịch sử vững chắc.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Nếu nhà nước Văn Lang xuất hiện trong truyền thuyết, thì nền văn hóa tạo nên nhà nước đó chính là văn hóa Đông Sơn (khoảng 700 TCN – 100 SCN). Đây là nền văn hóa phát triển rực rỡ, được coi là cái nôi của văn minh Việt cổ.

Theo một số chuyên gia, sự phát triển của văn hóa Đông Sơn không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao mà còn phản ánh sự vận hành của một xã hội có tổ chức, đủ điều kiện để hình thành một nhà nước sớm.
Những đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Sơn gồm:
Trống đồng Đông Sơn – biểu tượng quyền lực và tín ngưỡng, phản ánh trình độ luyện kim cao cấp.
Kỹ thuật luyện kim tiên tiến – chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí và đồ dùng sinh hoạt.
Nông nghiệp lúa nước phát triển – tạo nền tảng kinh tế ổn định.
Cấu trúc xã hội có phân tầng – thể hiện qua các di tích mộ táng.
Từ đó, có thể thấy văn hóa Đông Sơn chính là nền tảng hiện thực hóa truyền thuyết về nước Văn Lang, giúp huyền thoại Hùng Vương trở nên thuyết phục hơn dưới góc nhìn khoa học.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Nếu góc nhìn khoa học giúp xác định những yếu tố lịch sử có thật trong truyền thuyết Hùng Vương, thì góc nhìn văn hóa làm rõ vai trò của huyền thoại này trong việc định hình bản sắc dân tộc.

Khác với nhiều huyền thoại về các triều đại phong kiến mang tính thần quyền hoặc quân quyền, truyền thuyết Hùng Vương lại nhấn mạnh vai trò của nhân dân.
Hình tượng các vua Hùng không phải là những vị quân vương chinh phạt, mà là những người dựng nước, cùng dân khai hoang, trồng lúa, trị thủy.
Triết lý này khẳng định một giá trị xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam: Nhà nước không chỉ là bộ máy cai trị, mà là sự đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân; Tư tưởng "dân là gốc" đã trở thành nguyên lý tổ chức xã hội của người Việt qua hàng nghìn năm.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Một minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền vững của huyền thoại Hùng Vương là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thực hành liên tục qua hàng nghìn năm.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng mà còn là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam ôn lại truyền thống yêu nước, bảo vệ độc lập và tự chủ. Lễ hội này đã trở thành một biểu tượng văn hóa, là dịp để mọi người gắn kết với cội nguồn, dù ở bất kỳ nơi đâu. Năm 2012, UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, điều này càng khẳng định giá trị trường tồn của huyền thoại này.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, nhấn mạnh: “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương không chỉ nhắc nhở mỗi người Việt về chung một cội nguồn, mà còn gắn kết truyền thống với hiện tại, giúp thế hệ sau hiểu về quá khứ và phát huy bản sắc dân tộc”.
Truyền thuyết Hùng Vương, dù dưới góc nhìn khoa học hay văn hóa, vẫn là một biểu tượng bất diệt của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử có thật mà còn giúp cố kết cộng đồng, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Việc tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá giá trị của huyền thoại Hùng Vương là trách nhiệm chung của thế hệ hôm nay, để những di sản văn hóa và lịch sử này không bị lãng quên trước dòng chảy hiện đại hóa.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Mãn nhãn màn pháo hoa trên bầu trời Phú Thọ dịp Giỗ Tổ

Tối 6/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), hàng vạn người dân và du khách đã tập trung tại công viên Văn Lang và các khu vực lân cận chứng kiến màn bắn pháo hoa mãn nhãn trên bầu trời Phú Thọ dịp Lễ hội Đền Hùng 2025.

Mãn nhãn màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To

Dòng người từ khắp nơi ùn ùn đổ về trung tâm TP Việt Trì, các tuyến đường chính như đại lộ Hùng Vương, đường Nguyễn Tất Thành,... hay các khu phố xung quanh công viên Văn Lang đều chật kín người qua lại.

Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-2

Tại khu vực công viên Văn Lang, từng nhóm gia đình, bạn bè tụ họp, trẻ em chạy nhảy vui đùa, người lớn cầm sẵn điện thoại để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-3

Đúng 21h30, loạt pháo hoa đầu tiên vút lên không trung, xóa tan màn đêm tĩnh lặng, mở ra màn trình diễn ánh sáng kéo dài suốt 15 phút.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-4

Bầu trời ở đây nhanh chóng biến thành bức tranh sống động, lung linh đầy màu sắc với sắc đỏ, vàng, tím, xanh… xen kẽ hòa quyện, tạo nên nhiều chùm hoa sáng rực, những tia sáng lấp lánh như ngàn vì sao.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-5

Mỗi loạt pháo hoa được bắn lên đều nhận được tiếng reo hò, trầm trồ của người dân và du khách.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-6

Những gương mặt ngước lên trời ánh lên niềm tự hào, cảm xúc hân hoan trước vẻ đẹp rực rỡ mà hiếm khi có dịp chiêm ngưỡng.

 Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-7
Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-8

Màn pháo hoa rực rỡ, ấn tượng chính là điểm nhấn đẹp mắt, giàu cảm xúc, khép lại một ngày hội đầy ý nghĩa, góp phần vun đắp thêm tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.Man nhan man phao hoa tren bau troi Phu Tho dip Gio To-Hinh-9

Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo thông báo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 5 ngày dịp 30/4-1/5.

Theo thông báo trước đó của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ), ngày Giỗ tổ Hùng Vương, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày 10/3 âm lịch. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Hai (7/4), là ngày làm việc đầu tuần. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, từ 5/4-7/4.
Gio To Hung Vuong va 30/4-1/5 duoc nghi bao nhieu ngay?
Ảnh minh họa.