Chủ quán nhậu tại Hà Nội tung chiêu độc, "bợm nhậu" vẫn vắng tanh

(Kiến Thức) - Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng, nhiều quán nhậu đã tung chiêu độc như đưa khách say về nhà miễn phí để giữ chân khách, thế nhưng, "bợm nhậu" vẫn vắng tanh, không dám đến quán.

Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo đó, có quy định mới nhằm cụ thể hóa quy định cấm người đã uống rượu, bia tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. 
Sau khi lực lượng chức năng toàn quốc ra quân kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông, các tụ điểm ăn uống nhậu nhẹt của người dân giảm mạnh số lượng khách.
Chu quan nhau tai Ha Noi tung chieu doc,
 Cả nhà hàng trên đường Ngụy Như  Kon Tum - Hà Nội vào cuối giờ chiều chỉ có một bàn khách.
Anh N.T.T, quản lý một quán nhậu trên đường Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân – Hà Nội cho biết, sau khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1 thì lượng khách đến quán bắt đầu giảm dần.
Theo anh T, doanh thu trong hai ngày cuối tuần vừa rồi giảm “thê thảm”, chỉ bằng 1/2 so với trước. Trong khi, cuối năm là đợt có doanh thu cao điểm nhất vì liên hoan, tất niên nhiều. 
Chia sẻ thêm về quan điểm của mình về Nghị định 100/2019, anh T. rất ủng hộ và muốn mọi thực khách của quán trở về nhà an toàn, bên cạnh đó để đảm bảo giữ chân được khách hàng và ổn định việc kinh doanh của quán, anh T. đã có những chiêu thức để giữ chân khách nhậu.
Chu quan nhau tai Ha Noi tung chieu doc,
 Quản lý T treo  biển thông báo nhà hàng cung cấp dịch vụ đưa đón cho khách hàng

Chu quan nhau tai Ha Noi tung chieu doc,
 

Chu quan nhau tai Ha Noi tung chieu doc,
 

Chu quan nhau tai Ha Noi tung chieu doc,
Tấm biển trước nhà hàng có nội dung đồng hành cùng Chính phủ...
Cụ thể, quản lý T. đã dán những tấm biển ở trước và trong nhà hàng với nội dung tích cực, ủng hộ Nghị định của chính phủ, cung cấp dịch vụ Grap, Uber, Goviet…cho khách hàng nhằm giữ chân khách ở thời điểm hiện tại,
Tuy nhiên, theo quan sát của PV, dù đã miễn phí dịch vụ đưa khách say về nhưng quán cũng chỉ có 4 vị khách lúc cuối giờ chiều.
Anh Nguyễn Khang (Hà Nội) cho biết: “Bọn mình đều đi xe taxi tới quán và ra về cũng vậy, ngày hôm nay ai cũng lo bị phạt vì mấy ngày nay mình gặp rất nhiều các chốt kiểm tra nồng độ cồn trên toàn Thành phố Hà Nội, mọi tuyến phố, không trừ một ai. Cá nhân mình rất ủng hộ việc đã uống rượu bia  không lái xe, sự tự giác của mọi người và việc làm nghiêm minh của Cảnh sát giao thông chắc chắn sẽ tạo nhiều hiệu ứng tích cực trong thời gian tới, số ít chỉ còn đang tranh luận mà thôi, luật là luật và dù sao thì chúng ta vẫn phải chấp hành!”. 
Xem thêm video: Giám đốc Sở 30 tuổi ở Quảng Nam bị đình chỉ công tác

Ăn rượu nếp, hoa quả, sinh tố vị rượu... tài xế có dính thổi độ cồn, phạt?

(Kiến Thức) - Người dân lo lắng trước thông tin chỉ ăn hoa quả quá chín, ăn rượu nếp, thực phẩm lên men có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn liệu có bị xử phạt?

Kể từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019 của Thủ tướng Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, khi điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.
Cụ thể, với nồng độ cồn từ 0-0,24 mg/lít khí thở, người điều khiển xe sẽ bắt đầu bị phạt tiền và giữ giấy phép lái xe. Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.

Hoa quả lên men, rượu nếp, thuốc... đo được nồng độ cồn: Cách nào “phản pháo” CSGT?

(Kiến Thức) - “Sử dụng các loại hoa quả hay thuốc uống có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên nồng độ là khá thấp. Trường hợp kiểm tra, người điều khiển phương tiện có quyền giải thích về lý do có nồng độ cồn”, LS Đăng Văn Cường nói.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực khi điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.
Trong khi đó, việc có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở không chỉ có uống rượu bia mà khi ăn hoa quả chín quá mức, uống nước trái cây lên men, sử dụng thuốc uống, nước súc miệng, hay ăn thức ăn hấp bia, rượu, siro, thậm chí giấm ăn cũng có, dù ở mức thấp. Điều này khiến người dân lo lắng bị xử phạt oan.