Chủ ôtô điện BYD M6 "khổ sở, hành xác" nguyên 1 ngày tìm trạm sạc
Mới đây, một chủ xe điện BYD M6 phải mất gần cả ngày di chuyển qua ba quận, ghé bốn trạm sạc mới có thể nạp thêm… 20% pin.
Video: Bước ngoặt chiến lược hay lời chia tay của BYD với xe điện?
Hành trình “đốt thời gian” để tìm nơi sạc
Anh Nguyễn Sơn, chủ sở hữu chiếc BYD M6 chạy điện chia sẻ trên một nhóm người dùng xe điện khi bắt đầu hành trình với hơn 80% pin. Mục đích chỉ là sạc thêm để yên tâm sử dụng cuối tuần. Nhưng thay vì chỉ mất vài phút sạc như kỳ vọng, anh phải băng qua ba quận, đến bốn trạm, bao gồm cả showroom chính hãng trước khi có thể kết nối sạc thành công.
Anh chia sẻ, hành trình của mình có thể nói là ‘’gian nan, mệt mỏi’’ và cảm giác khá bất lực:
Lần thứ 1 tại trạm E-Charge Trần Não (Q.2): không thể kết nối dù đã thử nhiều lần.
Chủ nhân chiếc xe điện BYD M6 đã phải mất gần một ngày di chuyển qua ba quận, ghé bốn trạm sạc mới có thể nạp thêm… 20% pin.
Lần thứ 2 tại showroom Volvo Đông Sài Gòn (Q. Bình Thạnh): có trạm Rabbit EVC nhưng bị từ chối sử dụng do “chỉ phục vụ khách Volvo”.
Lần thứ 3 tại showroom BYD Harmony Sài Gòn (Q.7): chỉ cho phép xe mua tại đại lý này được sạc miễn phí, từ chối cả khi khách đề nghị trả phí.
Cuối cùng tại Crescent Mall (Q.7): trạm của Porsche hoạt động tốt, nhưng chi phí sạc kèm theo phí gửi xe cao bất ngờ.
“Tôi không hối hận khi chọn BYD M6, vì phải đi tìm trạm sạc BYD khiến tôi mệt mỏi thực sự,” anh Sơn chia sẻ.
Chủ xe BYD M6 chia sẻ hành trình tìm trạm sạc khiến anh mệt mỏi.
Câu chuyện của anh Sơn không phải trường hợp cá biệt. Hàng loạt người dùng xe điện BYD khác cũng đồng cảm với trải nghiệm tương tự: bị từ chối, gặp lỗi hệ thống, hoặc phải xếp hàng dài vào cuối tuần.
Một số giải pháp “chữa cháy” được người dùng đề xuất như lắp sạc tại nhà, hoặc sạc nhờ tại quán cà phê, nhà hàng. Tuy nhiên, những giải pháp này không thể thay thế được một hệ sinh thái trạm sạc công cộng đồng bộ và hiệu quả.
Trạm sạc bên thứ ba ‘thiếu tính đồng bộ’’
Phần lớn xe điện Trung Quốc tại Việt Nam bao gồm BYD, Wuling… không phát triển hệ thống trạm sạc riêng mà dựa vào đối tác bên thứ ba như E-Charge, Rabbit EVC, Porsche, VinFast... Chính điều này dẫn đến sự thiếu nhất quán về chính sách vận hành, quyền truy cập và hỗ trợ kỹ thuật.
Phản ứng từ cộng đồng xe điện trên diễn đàn BYD.
Việc các trạm “có mà không dùng được”, “chỉ cho khách hãng”, hay yêu cầu thủ tục phức tạp đã trở thành rào cản lớn đối với người dùng, đặc biệt là người mới tiếp cận xe điện.
Đừng chờ sung rụng
Thay vì “há miệng chờ sung” đợi chính sách từ chính phủ, các hãng xe điện tại Việt Nam cần nhìn vào bài học rõ ràng từ VinFast, doanh nghiệp hiếm hoi không chỉ bán xe mà còn đầu tư mạnh tay vào hạ tầng trạm sạc. Chính nhờ điều này, VinFast mới có thể tạo được lợi thế cạnh tranh rõ rệt và thúc đẩy sự chấp nhận xe điện rộng rãi.
Một hệ sinh thái xe điện bền vững không thể tồn tại chỉ bằng lời hứa hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba. Khi các hãng xe ngoại chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, mà không đồng hành cùng người dùng trong quá trình sử dụng đặc biệt là khâu hạ tầng sạc, chính họ đang tự làm yếu mình trong cuộc đua cạnh tranh.
Hàng loạt người dùng xe điện BYD khác cũng đồng cảm với trải nghiệm tương tự: bị từ chối, lỗi hệ thống, hoặc phải xếp hàng dài vào cuối tuần.
Trong khi đó, VinFast đã đi trước một bước, xây dựng mạng lưới trạm sạc phủ khắp toàn quốc, mang lại trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng. Đây là lợi thế cực lớn mà các hãng xe phụ thuộc vào hạ tầng bên ngoài rất khó để bắt kịp trong ngắn hạn.
Nếu tiếp tục né tránh vai trò kiến tạo hạ tầng, nhiều hãng xe sẽ không chỉ tụt lại phía sau, mà còn khó lòng giữ chân người dùng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và kỳ vọng cao về trải nghiệm tổng thể.
Muốn chuyển đổi xanh thực sự, cần bắt đầu từ hành động cụ thể từ chính doanh nghiệp. Đó không chỉ là chiến lược kinh doanh đúng đắn, mà còn là cam kết với người tiêu dùng và tương lai của ngành giao thông Việt Nam.
BYD có đang “âm thầm” thay đổi chiến lược?
Đáng chú ý, trong bối cảnh nhiều người dùng xe thuần điện đang gặp khó khăn với việc sạc, BYD mới đây đã giới thiệu mẫu CUV hạng C Sealion 6, một mẫu xe Plug-in Hybrid (PHEV) có khả năng vừa sạc điện, vừa sử dụng động cơ xăng. Điều này được giới phân tích xem như tín hiệu cho thấy hãng có thể đang điều chỉnh chiến lược sản phẩm tại thị trường Việt Nam, chuyển trọng tâm từ xe thuần điện sang xe xăng lai điện, để phù hợp hơn với điều kiện hạ tầng hiện nay.
Phần lớn xe điện Trung Quốc tại Việt Nam bao gồm BYD, Wuling… không phát triển hệ thống trạm sạc riêng mà dựa vào đối tác bên thứ ba.
Tuy nhiên, sự chuyển hướng này cũng đặt ra nhiều rủi ro cho những khách hàng đã mua xe điện hoàn toàn (BEV) của BYD trước đó. Trong nhiều tuyên bố, đại diện của hãng này khẳng định sẽ không trực tiếp đầu tư trạm sạc tại Việt Nam, mà chỉ hợp tác với các bên thứ ba. Điều này đồng nghĩa, người dùng xe BEV của hãng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hệ sinh thái sạc không đồng bộ, tiềm ẩn rủi ro sử dụng lâu dài.
Nếu BYD chuyển hướng hoàn toàn sang Hybrid để “né” bài toán hạ tầng, thì việc không có cam kết dài hạn cho nhóm khách hàng BEV hiện hữu sẽ là một điểm trừ đáng kể về tính bền vững và trách nhiệm thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Báo Tri Thức & Cuộc Sống sẽ tiếp tục phản ánh tới độc giả các vấn đề liên quan đến hạ tầng xe điện, góp phần giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt.
Sạc điện thoại tại sân bay đã trở nên rất phổ biến đối với du khách. Tuy nhiên, họ cần nhận thức rõ ràng rằng việc sạc pin ở những nơi công cộng như sân bay không phải lúc nào cũng an toàn.
Chuyên gia an ninh Jae Ro từ SIGNAL + POWER đã đưa ra một cảnh báo quan trọng về những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các trạm sạc tại sân bay.
"Bí kíp" sạc ôtô điện nhanh mà không lo bị chai pin?
Sạc ôtô điện đúng cách không chỉ giúp rút ngắn thời gian nạp năng lượng mà còn bảo vệ tuổi thọ của pin, giảm thiểu rủi ro chai pin trong quá trình sử dụng.
Video: Hướng dẫn sạc ôtô điện tại trạm sạc VinFast.
Sạc ôtô điện có lẽ chính là một trong những lý do lớn nhất khiến cho xe điện vẫn chưa thể cạnh tranh được với xe xăng. Không những thời gian bổ sung nhiên liệu lâu, việc tấm pin của xe điện hao mòn theo thời gian cũng là nỗi lo của người tiêu dùng.
Xuất phát từ nhu cầu sạc ôtô điện nhanh chóng của người sử dụng sẽ khiến pin của xe điện nhanh bị chai, dẫn tới thời gian sử dụng thực tế của chiếc xe điện cũng vì đó mà giảm đáng kể. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ôtô giúp người dùng xe điện vừa có thể sạc nhanh chóng, vừa giảm thiểu tối đa việc chai pin.
Duy trì mức pin trong khoảng an toàn
Duy trì mức pin trong khoảng từ 20% đến 80% không chỉ bảo vệ tuổi thọ pin mà còn tăng hiệu quả khi sạc nhanh. Trong khoảng này, các tế bào pin hoạt động ở trạng thái ổn định nhất, giúp quá trình nạp năng lượng diễn ra nhanh chóng và ít áp lực hơn so với việc sạc khi pin gần cạn hoặc đầy. Khi mức pin dưới 20% hoặc vượt quá 80%, tốc độ sạc thường giảm đáng kể để bảo vệ pin khỏi tổn hại hóa học, đồng nghĩa với thời gian sạc kéo dài hơn và hiệu suất kém hơn.
Duy trì pin từ 20% đến 80% giúp sạc nhanh hơn và bảo vệ tuổi thọ pin.
Thói quen sạc ở mức 20%-80% đã được nhiều chuyên gia và nhà sản xuất khuyến nghị như một tiêu chuẩn quan trọng để cân bằng giữa tốc độ sạc và độ bền của pin, đặc biệt trong bối cảnh xe điện ngày càng trở thành xu hướng phổ biến.
Tránh sạc xe trong điều kiện nhiệt độ không lý tưởng
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và độ bền của pin xe điện, đặc biệt trong quá trình sạc. Sạc pin trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh khiến các phản ứng hóa học bên trong pin trở nên không ổn định, dẫn đến giảm tốc độ sạc và gia tăng nguy cơ hư hỏng tế bào pin. Nhiệt độ cao có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm phồng pin và tăng nguy cơ cháy nổ, trong khi nhiệt độ quá thấp khiến pin hoạt động kém hiệu quả, kéo dài thời gian nạp năng lượng và làm giảm khả năng lưu trữ.
Sạc xe điện trong điều kiện nhiệt độ ổn định (20-25°C) giúp tối ưu hóa quá trình nạp năng lượng.
Điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho pin xe điện thường nằm trong khoảng từ 20-25 độ C. Nếu sạc xe dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trong môi trường lạnh giá, hệ thống quản lý pin của xe có thể kích hoạt các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như giảm tốc độ sạc hoặc làm ấm/làm mát pin trước khi nạp, nhưng điều này tiêu tốn thêm năng lượng và kéo dài thời gian sạc. Việc duy trì nhiệt độ ổn định trong khi sạc không chỉ giúp quá trình nạp năng lượng diễn ra nhanh hơn mà còn giảm thiểu nguy cơ hư hại lâu dài, đảm bảo pin luôn ở trạng thái tốt nhất.
Sạc xe tại các địa điểm có kiểm soát nhiệt độ, chẳng hạn trong garage hoặc khu vực râm mát, là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ pin và duy trì hiệu suất sạc tối ưu. Đây là nguyên tắc quan trọng giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm xe điện và giảm thiểu chi phí bảo trì trong dài hạn.
Sử dụng bộ sạc chính hãng và cập nhật phần mềm
Bộ sạc không đạt chuẩn hoặc kém chất lượng có thể gây hiện tượng quá tải, nhiệt độ tăng cao hoặc thậm chí làm hỏng các tế bào pin, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ pin và khả năng sạc nhanh. Bên cạnh đó, sử dụng bộ sạc chính hãng giúp hạn chế các rủi ro như chập điện hoặc làm gián đoạn nguồn năng lượng nạp vào xe.
Sử dụng bộ sạc chính hãng và cập nhật phần mềm định kỳ giúp bảo vệ pin, tối ưu hóa tốc độ sạc và giảm nguy cơ hư hỏng.
Cập nhật phần mềm định kỳ đóng vai trò như một "chìa khóa" để tối ưu hóa hiệu năng sạc. Các nhà sản xuất xe điện thường phát hành các phiên bản phần mềm mới nhằm cải thiện khả năng quản lý năng lượng, điều chỉnh nhiệt độ pin khi sạc và tối ưu hóa tốc độ nạp năng lượng mà không gây tổn hại pin. Phần mềm hiện đại còn tích hợp các cơ chế bảo vệ thông minh, chẳng hạn tự động ngắt sạc khi đạt mức an toàn, giảm thiểu rủi ro quá tải và chai pin.
Việc kết hợp sử dụng bộ sạc chính hãng với phần mềm được cập nhật không chỉ bảo vệ pin khỏi các yếu tố bất lợi mà còn giúp người dùng tận dụng tối đa tốc độ sạc, mang lại trải nghiệm an toàn và hiệu quả hơn trong quá trình vận hành xe điện.
Sạc ôtô điện đúng cách là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ của pin và đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu. Trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn về việc sạc pin xe điện cũng là cách giúp người tiêu dùng sử dụng xe hơi được lâu dài hơn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đúng thời điểm cũng là điều thiết yếu để bảo vệ xe điện của mình, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện trong tương lai.
Hertz rao bán 20.000 ôtô điện, quay trở lại xe động cơ đốt trong
Cho rằng chi phí sửa chữa ôtô điện quá cao khi gặp sự cố, hãng cho thuê xe tự lái Hertz quyết định bán số lớn lượng ôtô điện đang có để quay về lại với những chiếc xe dùng động cơ đốt trong.
Video: Đơn vị cho thuê xe Hertz rao bán 20.000 ôtô điện.
Cách đây vài năm, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực cho thuê xe tự lái Hertz đã từng tuyên bố kế hoạch đầu tư mua sắm hàng trăm ngàn chiếc xe điện từ Tesla và Polestar. Động thái đó giúp Hertz rất được lòng giới truyền thông vốn đang trong trào lưu ca ngợi xe điện, đồng thời cũng thu hút khách hàng với cơ hội được lái những chiếc xe điện mới nhất.