Tàu chiến Mỹ sắp ồ ạt tràn vào Biển Đông?

Hãng tin AFP ngày 10/8 cho biết, Mỹ và Philippines đang tích cực triển khai đàm phán về việc, nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines.

Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ từng xuất hiện ở Biển Đông.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ từng xuất hiện ở Biển Đông.
Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Quốc phòng Philippines lần đầu tiên đã công khai kế hoạch này, trao quyền “luân phiên thay quân” cho quân đội Mỹ để tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ, tại các căn cứ quân sự của Philippines nằm ven biển Đông. Vào ngày 27/6, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố, hai nước sẽ sớm bắt tay vào thực hiện quá trình đàm phán.
Cũng trong một buổi họp báo tổ chức vào ngày 8/8 vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Rosario đã tuyên bố, Philippines sẽ sớm triển khai và đẩy nhanh tốc tốc độ đàm phán kế hoạch này với Mỹ. Khi hai nước chính thức đạt đạt được hiệp định về vấn đề này, binh lính và trang bị, vũ khí Mỹ sẽ nhanh chóng đổ vào các căn cứ quân sự Philippines gần Biển Đông.
Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết thêm, hiện Mỹ và Philippines đang thảo luận về phương thức luân chuyển binh lính, để đảm bảo sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại các căn cứ quân sự của nước này. Trong số các phương thức được đề xuất, hai nước rất coi trọng các cuộc diễn tập quân sự liên hợp với trình độ cao và phạm vi ảnh hưởng lớn trên Biển Đông.
Tuy vậy, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cũng nhấn mạnh, bản kế hoạch này không bao gồm các vấn đề nhạy cảm như: Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới ở Philippines hoặc là sự hiện diện vĩnh viễn của quân đội Mỹ ở nước này.
Ngày 27/7, các phương tiện truyền thông Mỹ ồ ạt đưa tin, Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc, mở rộng quy mô hiện diện của tàu chiến và binh lính Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines gần Biển Đông. Điều này sẽ làm tăng cường sợi dây liên kết giữa 2 nước, đồng thời giúp quân đội Mỹ tiếp cận gần hơn, phản ứng nhanh hơn đối với các điểm nóng tranh chấp trên Biển Đông.
Nội dung thảo luận giữa 2 nước trong các cuộc hội đàm lần này, là cho phép Mỹ triển khai càng nhiều tàu chiến và binh lính, đến căn cứ quân sự Subic. Về lâu dài, Mỹ sẽ được phép cất trữ ở đây các phương tiện tác chiến, thiết bị, phụ tùng, vật tư… và triển khai tạm thời các thủy thủ và lính thủy trong thời gian ngắn.
Các phương tiện truyền thông Mỹ và Philippines còn đưa tin, vào tháng 10 tới, hải quân hai nước sẽ tổ chức tập trận phối hợp đổ bộ tấn công tại nhiều địa điểm ở khu vực phía Bắc Philippines. Đây là hoạt động tiếp nối cuộc tập trận Balikantan (Vai kề vai) được tổ chức vào tháng 4 và cuộc tập trận Carat-2013 huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển, được tổ chức vắt qua cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua.

Ý nghĩa của cảng Cam Ranh đối với Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho rằng Cam Ranh có ý nghĩa quan trọng đối với tham vọng vươn ra đại dương, đặc biệt ở Nam Thái Bình Dương, của Hải quân Nga

Hải quân Nga cần có những điểm dừng chân mới trên dại dương thế giới.
Hải quân Nga cần có những điểm dừng chân mới trên dại dương thế giới.
Nga đang củng cố vị thế của mình trên các đại dương thế giới. Sau khi diễn tập ở Đại Tây Dương và hoàn thành cuộc hành quân vượt biển xuyên Đại Tây Dương, đoàn tàu chiến của Hải quân Nga sẽ ghé thăm các hải cảng thuộc Cuba, Nicaragua và Venezuela.

Chiêm ngưỡng hoàng hôn trên toàn thế giới

(Kiến Thức) -Hoàng hôn dát vàng lên Angkor Wat, làm biến màu Núi thiêng ở Australia và báo hiệu một đêm dài đầy rẫy hiểm nguy ở thảo nguyên Châu Phi.

Hoàng hôn ở Hawaii.
Hoàng hôn ở Hawaii.
Hoàng hôn trên cầu U Bein, Mandalay, Myanmar.
Hoàng hôn trên cầu U Bein, Mandalay, Myanmar.
Hoàng hôn ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Maasai Mara, Kenya.
Hoàng hôn ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Maasai Mara, Kenya.
Australia không chỉ có loài kỳ nhông thay màu, đổi sắc.
Australia không chỉ có loài kỳ nhông thay màu, đổi sắc.
Hoàng hôn ở xứ Aci Trezza, Catania, Italy.
Hoàng hôn ở xứ Aci Trezza, Catania, Italy.
Grand Canyon, Arizona, càng trở nên hùng vĩ vào lúc hoàng hôn.
Grand Canyon, Arizona, càng trở nên hùng vĩ vào lúc hoàng hôn.
Tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai dường như còn cao vun vút vào lúc hoàng hôn.
Tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai dường như còn cao vun vút vào lúc hoàng hôn. 
Quang cảnh Tây Hồ, Hàng Châu, càng trở nên huyền bí vào lúc chiều tà.
Quang cảnh Tây Hồ, Hàng Châu, càng trở nên huyền bí vào lúc chiều tà.
Hoàng hôn khó quên ở Guanshan, Kenting, Đài Loan.
Hoàng hôn khó quên ở   Guanshan, Kenting, Đài Loan.
Hoàng hôn nhuốm vàng Oia, Santorini, Hy Lạp.
Hoàng hôn nhuốm vàng Oia, Santorini, Hy Lạp.
Kỳ quan Angkor Wat, Campuchia, trở nên lộng lẫy kỳ bí hơn vào lúc hoàng hôn.
Kỳ quan Angkor Wat, Campuchia, trở nên lộng lẫy kỳ bí hơn vào lúc hoàng hôn. 
Hoàng hôn vô cảm ở Rapa Nui, Easter Island, chiếu lên những bức tượng đá cổ khổng lồ vẫn mãi mãi "trơ gan cùng tuế nguyệt".
Hoàng hôn vô cảm ở Rapa Nui, Easter Island, chiếu lên những bức tượng đá cổ khổng lồ vẫn mãi mãi "trơ gan cùng tuế nguyệt".