Choáng ba lỗ đen siêu "khủng" trong cùng một thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học đến từ Gottingen và Potsdam dẫn đầu đã chứng minh lần đầu tiên thiên hà NGC 6240 có chứa ba lỗ đen siêu lớn. 

Các quan sát độc đáo được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, cho thấy các lỗ đen gần nhau trong lõi của thiên hà.

Nghiên cứu chỉ ra các quá trình hợp nhất có ý nghĩa quan trọng với quá trình hình thành các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ.

Các thiên hà khổng lồ như Milky Way thường bao gồm hàng trăm tỷ ngôi sao và chứa một lỗ đen với khối lượng vài triệu đến vài trăm triệu khối lượng Mặt trời tại trung tâm của chúng. Còn thiên hà có tên NGC 6240 được gọi là thiên hà không đều do hình dạng đặc biệt của nó.

Choang ba lo den sieu
 Nguồn ảnh: Space.

Cho đến nay, các nhà thiên văn học cho rằng, nó được hình thành do sự va chạm của hai thiên hà nhỏ hơn và do đó có chứa hai lỗ đen trong lõi của nó.

Hệ thống thiên hà này cách chúng ta khoảng 300 triệu năm ánh sáng.

Nhưng Giáo sư Wolfram Kollatschny đến từ Đại học Gottingen báo cáo: "Hệ thống thiên hà tương tác NGC 6240 không phải có hai lỗ đen như giả định trước đây, mà là ba lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của nó", tác giả chính của nghiên cứu cho biết (có thể là một siêu lỗ đen hình thành sau cùng).

Mỗi trong số ba đối thủ lỗ đen nặng ký có khối lượng trung bình hơn 90 triệu lần khối lượng Mặt trời. Chúng nằm trong vùng không gian dưới 3000 năm ánh sáng, tức là chưa đến 1% tổng kích thước của thiên hà.

"Cho đến nay, sự tập trung của ba lỗ đen siêu lớn nằm trong cùng một thiên hà như vậy chưa bao giờ được phát hiện trong vũ trụ", Tiến sĩ Peter Weilbacher thuộc Viện Vật lý thiên văn Leibniz Potsdam (AIP) cho biết thêm.

Việc phát hiện ra hệ thống này có tầm quan trọng cơ bản để tìm hiểu sự tiến hóa của các thiên hà theo thời gian. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Thông tin sốc: Vũ trụ mở rộng nhanh hơn chúng ta tưởng

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học do Đại học California dẫn đầu đã thu được dữ liệu mới cho thấy vũ trụ đang mở rộng nhanh hơn các dự đoán trước đây.

Nghiên cứu được đưa ra sau một cuộc tranh luận sôi nổi về việc vũ trụ đang mở rộng nhanh như thế nào, các phép đo cho đến nay cũng khác nhau tạo nên các làn sóng tranh luận mạnh mẽ.

Phép đo mới của nhóm thiên văn thuộc Đại học California thiên về Hubble Constant, một thông số để đo tốc độ mở rộng của vũ trụ.