![]() |
Vụ việc một người mượn xe BMW của người quen gây tai nạn ở Vũng Tàu vào sáng ngày 7/8 vừa qua, người điều khiển gây tai nạn khai nhận chưa được cấp bằng lái xe. |
![]() |
Cho người không có bằng lái mượn ôtô, nguy cơ đối diện án hình sự. |
![]() |
Vụ việc một người mượn xe BMW của người quen gây tai nạn ở Vũng Tàu vào sáng ngày 7/8 vừa qua, người điều khiển gây tai nạn khai nhận chưa được cấp bằng lái xe. |
![]() |
Cho người không có bằng lái mượn ôtô, nguy cơ đối diện án hình sự. |
Khi vi phạm giao thông và bị tạm giữ Giấy phép lái xe (GPLX), nhiều người điều khiển phương tiện chủ quan, không nộp phạt đúng hạn để lấy bằng lái về. Vậy, trong tình huống quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ, người điều khiển phương tiện sẽ xử lý ra sao?
Bị giữ GPLX nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải xác minh thêm. Việc tạm giữ GPLX phải được lập thành 2 biên bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:
"1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
![]() |
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. |
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”
Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:
- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).
![]() |
Những trường hợp bị giữ GPLX thì sẽ không được làm lại GPLX mới. |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá theo đề nghị của Bộ Công an.
Nghị quyết yêu cầu Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để gửi cho Bộ Tư pháp và phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
![]() |
Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số xe ôtô thông qua đấu giá. |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự án Nghị quyết nêu trên vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV theo quy trình tại một kỳ họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp, tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết trong quá trình tổ chức xây dựng, trình ban hành Nghị quyết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các pháp luật liên quan sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.
Bộ Công an vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá và đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định theo thẩm quyền.
![]() |
Người trúng đấu giá không được chuyển nhượng riêng biển số trúng đấu giá mà phải chuyển nhượng kèm theo xe. |
Theo đó dự thảo Nghị quyết, người trúng đấu giá biển số xe được quyền sử dụng biển số trúng đấu giá. Tuy nhiên, người trúng đấu giá không được chuyển nhượng riêng biển số trúng đấu giá mà phải chuyển nhượng kèm theo xe.
Người được chuyển nhượng xe có gắn biển số trúng đấu giá không được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác.
Dự thảo, giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá tại Hà Nội và TP.HCM là 40 triệu đồng, các địa phương còn lại là 20 triệu đồng. Biển số trúng đấu giá chỉ được cấp cho người đã đăng ký tham gia đấu giá và trúng đấu giá.
Số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỉ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.