Chính thức đưa Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sỹ vào hoạt động

Chiều 25/7, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã khai trương, đưa Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin chính thức đi vào hoạt động. 

Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Chủ tịch Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam, Giáo sư, Viện sỹ Châu Văn Minh.
Phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cùng các đơn vị liên quan hết sức tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các chuyên gia, nghiên cứu viên, đặc biệt là những bạn trẻ, để nhanh chóng tiếp cận các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực giám định ADN. Bên cạnh nhiệm vụ giám định ADN cho hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, Viện Công nghệ sinh học, Trung tâm giám định ADN cần chủ động tìm tòi những hướng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển mới lĩnh vực giám định gen phục vụ các hoạt động khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Chinh thuc dua Trung tam Giam dinh ADN hai cot liet sy vao hoat dong
 
Giáo sư, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh nhấn mạnh: Việc khánh thành và đưa vào vận hành Trung tâm Giám định ADN góp phần giám định hài cốt liệt sỹ hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và sự kỳ vọng của Chính phủ. Trung tâm sẽ đảm bảo năng lực phân tích 4.000 mẫu hài cốt liệt sỹ mỗi năm, hoàn thành Đề án 150, trở thành đơn vị hạt nhân về công nghệ tách chiết và phân tích ADN, di truyền từ các mẫu xương lâu năm, các mẫu xương cổ và hướng tới trở thành trung tâm đào tạo nhân lực quốc tế trong giám định di truyền hình sự và di truyền cá thể.
Trung tâm Giám định ADN trực thuộc Viện Công nghệ sinh học được thành lập vào năm 2014, là trung tâm giám định ADN đầu tiên tại Việt Nam với nhiệm vụ thực hiện Đề án 150 “Xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin” do Chính phủ giao phó.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Châu Văn Minh, công tác giám định ADN hài cốt liệt sỹ chưa bao giờ dễ dàng. Các nhà khoa học phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng và số lượng ADN của các mẫu hài cốt. Các mẫu xương bị phân hủy rất mạnh theo thời gian, nhiễm vi sinh vật và các chất ức chế. Trong khi chất lượng mẫu giảm sút không ngừng thì thời gian, công sức và kinh phí phân tích mẫu bị tăng nhiều lần so với thời điểm những năm đầu thực hiện.
Bên cạnh đó, các chất giám định sẵn có không phù hợp với mẫu hài cốt liệt sỹ Việt Nam, đặt ra yêu cầu cho Trung tâm phải luôn tối ưu hóa và phát triển bộ các quy trình, hóa chất khác nhau để vừa phù hợp với mẫu cần giám định, vừa ứng dụng các thiết bị mới, hiện đại.
Hiện nay Trung tâm đã đảm bảo tính chuyên sâu trong phân tích các mẫu xương khó với số lượng và chất lượng vật liệu di truyền kém (low copy typing); phân tích các mẫu tham chiếu và xây dựng số liệu dân số; nghiên cứu và phát triển công nghệ mới ứng dụng trong phân tích hài cốt liệt sỹ.
Toàn bộ tổ hợp phòng thí nghiệm đi vào hoạt động từ tháng 7/2019 và sẽ được nâng lên quy mô nhân sự và số lượng mẫu phân tích vào năm 2020.

Xúc động lễ an táng 12 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về đất mẹ

Sau hơn 40 năm, 12 hài cốt liệt sĩ anh dũng hy sinh trên đất bạn Lào đã được quy tập, đưa về an táng trên đất mẹ.

Xuc dong le an tang 12 hai cot liet si hy sinh tai Lao ve dat me
Sáng 19/5, tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Nầm (huyện Hương Sơn), chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức lễ an táng và truy điệu 12 hài cốt anh hùng liệt sĩ là quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.

Sở Giáo dục giới thiệu bán... áo lót nữ sinh: Biến tướng kinh doanh trục lợi học đường

(Kiến Thức) - Nhà trường là môi trường đào tạo giáo dục chứ không phải “đại lý” bán sản phẩm không liên quan đến giáo dục. Việc Sở GD&ĐT Long An có công văn giới thiệu sản phẩm áo lót giúp doanh nghiệp là việc làm không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của sở này.

Một tình trạng đang diễn ra khiến không chỉ các phụ huynh bức xúc mà dư luận cả nước cũng xôn xao, khi hoạt động xã hội hóa giáo dục bị biến tướng. Thay vì các chương trình liên quan đến giáo dục, hiện nay, học sinh nhà trường đang bị lợi dụng để đưa sản phẩm, hàng hóa vào tiêu thụ, biến trường học thành thị trường kinh doanh béo bở của những “doanh nghiệp sân sau”.

Câu chuyện ngành giáo dục tỉnh Long An giúp doanh nghiệp bán sản phẩm... áo lót cho nữ sinh là một ví dụ điển hình như thế.

Các phụ huynh và dư luận bức xúc bởi sản phẩm áo lót cho nữ sinh không nằm trong những hoạt động xã hội hóa liên quan đến giáo dục. Thế nhưng Sở GD&ĐT tỉnh Long An lại có công văn gửi đến các Phòng giáo dục và các phòng GD&ĐT tiếp tục có công văn gửi đến các trường và các trường lại tiếp tục giới thiệu về sản phẩm áo lót của công ty dệt may Nguyên Dung đến các nữ sinh.

So Giao duc gioi thieu ban... ao lot nu sinh: Bien tuong kinh doanh truc loi hoc duong
 Ảnh minh họa.

Dù nội dung các công văn đều có dòng chữ trên tinh thần tự nguyện và không bắt buộc tuy nhiên ai cũng ngầm hiểu khi cả một hệ thống giáo dục ở một tỉnh được vận hành để bán sản phẩm này giúp doanh nghiệp thì đều có sự "bắt buộc" ngầm trong đó.

Nhà trường là môi trường đào tạo giáo dục chứ không phải “đại lý” bán sản phẩm không liên quan đến giáo dục, việc Sở ra công văn về việc các trường giới thiệu, triển khai thực hiện, lập danh sách về một sản phẩm nhạy cảm như áo lót thật là phản cảm bởi đó không phải trách nhiệm của các trường. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và uy tín của các trường trong mắt các phụ huynh và dư luận cả nước.

Bởi để phối hợp, hỗ trợ Công ty dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm “Áo lá kháng khuẩn" theo công văn của Sở GD&ĐT tỉnh Long An và của Phòng GD&ĐT, các trường thật khó để tổ chức giới thiệu sản phẩm áo lót đến các nữ sinh. Chả nhẽ lại tập trung các nữ sinh rồi bắc loa giới thiệu sản phẩm, hay bớt thời gian tiết học để giáo viên giới thiệu sản phẩm áo lót.

Chưa nói đến các học sinh đều trong độ tuổi mới lớn, việc giới thiệu sản phẩm áo lót tại trường sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Trong khi mỗi sản phẩm đều có giá không hề rẻ, độ tuổi các học sinh cấp hai đều chưa làm ra tiền, kinh phí lại dồn về các phụ huynh, trong đó không ít gia đình khó khăn.

Hơn nữa, sản phẩm áo lót vốn là sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường mà môi trường giáo dục vốn không phải nơi mua bán nên sự việc trên khiến dư luận bức xúc.

Dư luận đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa Công ty dệt may Nguyên Dung với Sở GD&ĐT tỉnh Long An thân thiết thế nào để Sở này ra công văn gửi các Phòng giáo dục giới thiệu sản phẩm áo lót nữ sinh xuống tận các trường. Có hay không sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp này với các cơ quan chức năng để trục lợi như thế.

Tất nhiên, vấn đề trên cần phải được sớm làm rõ nhưng rõ ràng có sự bất thường khiến dư luận nghi vấn về việc Sở này đang tiếp tay cho doanh nghiệp, thậm chí thiên vị cho doanh nghiệp để tiếp cận đến các học sinh theo kiểu huy động cả hệ thống cùng vào cuộc để giới thiệu sản phẩm.

Vụ việc trên không phải là tình trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục bị biến tướng. Bản thân người viết bài đã từng tìm hiểu tại nhiều tỉnh thành vẫn có tình trạng gửi công văn để giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm đến các nhà trường như vậy.

Như câu chuyện từng xảy ra tại Hải Dương khi một phòng giáo dục có công văn giới thiệu doanh nghiệp cung cấp thực phẩm vào bếp ăn học đường xuống tận các trường. Dù chỉ là giới thiệu nhưng cũng khiến các trường loay hoay xoay sở bởi khi đó các trường này đều đã có những doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thực phẩm. Như một hiệu trưởng đã tâm sự, ai cũng hiểu công văn chỉ giới thiệu không mang tính bắt buộc nhưng nếu bất tuân thì chắc chắn sẽ có vấn đề.

Thực tế, soi chiếu tất cả các quy định về chức năng nhiệm vụ của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà trường, không hề có nhiệm vụ nào phải giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các học sinh.

Bởi vậy, việc Sở ra công văn yêu cầu các Phòng giáo dục phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" là hoàn toàn khồng đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, Sở GD&ĐT tỉnh Long An đã hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được giao hay chưa mà còn đi thực hiện những việc “bao đồng” như thế.

Sau khi dư luận xôn xao với nhiều ý kiến, lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Long An cho biết rút kinh nghiệm và thu hồi công văn về vụ việc. Sắp tới, việc giới thiệu các sản phẩm tại trường học sẽ được siết chặt.

Cụ thể trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Tiệp - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An cho biết, Sở đã thu hồi công văn của Sở ngày 17/7 về việc phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "áo lá kháng khuẩn". Sở sẽ nhận trách nhiệm thiếu sót do sự chủ quan trong việc ban hành văn bản chưa phù hợp, tạo dư luận không tốt. Sự việc làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh".

Tuy nhiên dư luận cả nước đề nghị cần có những chế tài xử phạt với những hành vi như trên. Bởi không thể cứ ban hành công văn khi dư luận có ý kiến thì lại thu hồi như thế.


Ảnh: Xúc động lễ thắp hương tri ân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

(Kiến Thức) - Nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, tối qua hơn 2.000 phần mộ tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) đã được thắp sáng lung linh bởi những ngọn nến, tượng trưng cho tấm lòng tri ân các anh hùng đã hy sinh vì bình yên đất nước.

Anh: Xuc dong le thap huong tri an Ngay Thuong binh Liet si 27/7
 Tối 26/7, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Đoàn khối các cơ quan Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ đội biên phòng tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018) tại nghĩa trang Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội).