Chính phủ trình Quốc hội hai “siêu dư án” đường vành đai

Sáng 6/6, Quốc hội nghe Chính phủ trình chủ trương đầu tư hai dự án: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Hai dự án có mức đầu tư 161.191 tỉ đồng
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là hai dự án có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển KT- XH đã được dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2022; có vai trò liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa.
Đến nay, các điều kiện về cơ sở pháp lý, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu thực tiễn và nguồn lực cơ bản đáp ứng yêu cầu. Do vậy, việc triển khai 2 dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 là hợp lý và cần thiết.
Chinh phu trinh Quoc hoi hai “sieu du an” duong vanh dai
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Theo đó, việc đầu tư hoàn thành 2 dự án này sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với quy hoạch giao thông quốc gia. Các dự án cũng giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô.
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Vành đai 4 có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đi qua địa phận TP. Hà Nội (58,2km); Hưng Yên (19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6km).
Dự án đường Vành đai 3 dài 76,34 km, đi qua địa phận TP.HCM (47,51km); Đồng Nai (11,26km); Bình Dương (10,76km); Long An (6,81km).
Chính phủ kiến nghị dự án đường Vành đai 4 sẽ có hình thức đầu tư là đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP, được chia thành 7 dự án thành phần. Tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn BOT của nhà đầu tư, trong đó vốn BOT 29.447 tỉ đồng.
Còn dự án đường Vành đai 3 đề nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công, chia thành 8 dự án thành phần; tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo địa giới giữa các địa phương. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.378 tỉ đồng, sử dụng toàn bộ vốn Ngân sách Nhà nước, trong đó ngân sách Trung ương tham gia là 38.741 tỉ đồng.
Chính phủ và các địa phương cần cam kết
Thẩm tra 2 dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định: Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, là dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, là dự án đáp ứng các tiêu chí phân loại thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đầu theo phương thức đối tác công tư.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, cần cụ thể hóa trách nhiệm “đầu mối” của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tại dự thảo Nghị quyết của các Dự án khi quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm cũng như trách nhiệm, quyền hạn cụ thể về vai trò này.
Đồng thời, do các dự án thành phần sẽ giao các địa phương tổ chức thực hiện nên có thể mỗi cơ quan tổ chức một cách khác nhau, không bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất và có thể dẫn đến tăng tổng mức đầu tư của các dự án.
Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị giao cho một cơ quan có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác thẩm định cho các dự án thành phần của 2 dự án.
Về sơ bộ phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBKT đề nghị Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ hoàn thành 2 Dự án và ban hành chính sách hợp lý và đền bù thỏa đáng đối với người dân chịu ảnh hưởng của các Dự án.
Việc triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc cùng một thời gian, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần một nguồn lực rất lớn, do đó sẽ khó bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
UBKT đề nghị đánh giá bổ sung đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu... để có giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho 2 Dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai.
Chính phủ và các địa phương cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng cho 2 Dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể người đàn ông nằm co quắp trên giường

Tại hiện trường, thi thể nạn nhân chết trong tư thế co quắp, nhiều vết thương, đang bị phân hủy. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the nguoi dan ong nam co quap tren giuong

Theo hồ sơ vụ án, những ngày cận Tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm 2013, lực lượng Công an Hà Nội bất ngờ phát hiện thông báo của quần chúng nhân dân về một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp huyện Thanh Trì. Nạn nhân bị giết hại là anh Mai Xuân Nghị (SN 1972, có hộ khẩu thường trú ở Quỳnh Phụ, Thái Bình) thuê trọ tạm trú tại ngôi nhà cấp 4 trong ngõ 168/186 Phan Trọng Tuệ của gia đình ông Hòa ở thôn Huỳnh Cung.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the nguoi dan ong nam co quap tren giuong-Hinh-2

Ngôi nhà này gia đình ông Hòa không ở (ông Hòa có nhà ở ngoài mặt đường gần đó), cho anh Nghị thuê trọ từ năm 2005 đến nay. Căn phòng anh Nghị thuê ở chỉ rộng chừng 10m2 ngay sát cổng ra vào, liền kề gian phòng thờ của gia đình ông Hòa. Ngoài anh Nghị, còn có 1 nam thanh niên là người quen của gia đình ông Hòa ở nhờ trên gác của gian phòng thờ này.

“Siêu dự án” quận Thanh Xuân: Lối đi nào dành cho người đi bộ?

Việc thi công đã bước sang năm thứ 5 nhưng tuyến đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân) vẫn chưa thể hoàn thiện và bàn giao về địa phương quản lý.

“Sieu du an” quan Thanh Xuan: Loi di nao danh cho nguoi di bo?
 Đã 5 năm nay, tuyến đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân) đã trở thành nỗi khiếp sợ của người dân khi đi qua đây.