Chính Mỹ đang thổi phồng sức mạnh quân sự Trung Quốc?

Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã gây báo động trong giới báo chí Mỹ, trên Đồi Capitol (Quốc hội) và trong chính quyền Donald Trump. Theo tạp chí Forbes, đây có lẽ là một sự thổi phồng và là điều không tốt.

Mỹ chi tiêu hàng năm cho quân đội gấp 2,5 lần so với Trung Quốc. Họ sở hữu 11 nhóm tàu sân bay, một số trong số đó thường xuyên tuần tra các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, so với 2 tàu sân bay trong Hải quân Trung Quốc.
Mỹ duy trì mạng lưới 800 căn cứ quân sự trên toàn thế giới và có các đồng minh được trang bị và huấn luyện tốt ở vùng lân cận Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Trung Quốc không có tầm hoạt động toàn cầu và không có mạng lưới liên minh như vậy. Tổng hợp lại, Mỹ và các đồng minh của họ vượt trội Trung Quốc với tỷ lệ hơn 5 trên 1.
Chinh My dang thoi phong suc manh quan su Trung Quoc?
Mỹ có 11 nhóm tàu sân bay hiện đại, trong khi Trung Quốc chỉ có hai và không thể sánh về độ hiện đại. 
Vậy, điều đáng quan tâm là gì? Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ ra sự tiến bộ của Trung Quốc đối với các hệ thống vũ khí hạt nhân và mục tiêu tương đương với sức mạnh quân sự của Mỹ trong vòng 30 năm tới. Nhưng Trung Quốc có chưa tới 300 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai, so với khoảng 1.600 của Mỹ.
Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ lớn hơn nhiều so với mức cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc tấn công Mỹ và tình hình này sẽ không thay đổi ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa một số yếu tố trong lực lượng hạt nhân của họ. Đối với mục tiêu ngang bằng quân sự trong vòng ba mươi năm, có nhiều rủi ro lớn hơn đối với Mỹ và toàn cầu trong khung thời gian này, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Những thách thức thực sự do Trung Quốc đặt ra bị che khuất bởi sự tập trung hạn hẹp của Lầu Năm Góc vào sức mạnh quân sự, một lĩnh vực mà Mỹ thống trị trong mọi trường hợp. Và điều đó càng trở nên tồi tệ hơn bởi những lời hùng biện gây hấn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc. Có nhiều điều để chỉ trích trong các chính sách của Trung Quốc.
Và Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào các công nghệ thế hệ tiếp theo theo những cách có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ trong những thập kỷ tới. “Nhưng khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Trung Quốc sẽ không giải quyết được những thách thức này và có thể khiến chúng trở nên tồi tệ hơn”, tạp chí Forbes viết.
Mỹ rất cần một chính sách mới về Trung Quốc, chỉ trích Bắc Kinh khi cần thiết trong khi vẫn để lại cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm. Sẽ không có giải pháp khả thi nào đối với vấn đề cấp là bách biến đổi khí hậu nếu không có sự hợp tác giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Và trong khi cả hai quốc gia đều đã xử lý sai cuộc khủng hoảng COVID-19, việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu các đại dịch trong tương lai sẽ đòi hỏi cả hai quốc gia phải là những đối tác đáng tin cậy trong các nỗ lực toàn cầu để giải quyết chúng. Thêm vào đó, lợi ích tiềm năng của việc thúc đẩy thương mại công bằng thay vì tiến hành chiến tranh thương mại và lợi ích tiềm năng của hợp tác Mỹ-Trung trở nên rõ ràng.
Cuối cùng, chính sách tốt nhất đối với Mỹ trong việc giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc là cùng hành động bằng cách đầu tư vào giáo dục, công nghệ, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và các nền tảng khác của một nền kinh tế có khả năng phục hồi đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân.
Việc hồi sinh nước Mỹ cũng sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các cải cách chính trị triệt để trong các lĩnh vực tài chính vận động tranh cử, quyền bầu cử, độc lập tư pháp và tăng cường vai trò của quốc hội so với tổng thống, thống trị về mặt chính trị.
“Vì vậy, khi Lầu Năm Góc và các chuyên gia gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng quân sự của Trung Quốc, đừng bị phân tâm và đừng nghe những lời quảng cáo thổi phồng. Có nhiều vấn đề quan trọng hơn đang được đề cập trong mối quan hệ Mỹ - Trung và chúng ta nhận ra điều đó càng sớm thì càng tốt”, Forbes nhận định.

Không quân Trung Quốc thừa thãi máy bay nhưng trình độ phi công quá kém

(Kiến Thức) - Theo một số chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ nhận xét: Mặc dù sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đông đảo, nhưng Trung Quốc thiếu phi công giỏi, điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng chiến đấu của Không quân Trung Quốc.

Khong quan Trung Quoc thua thai may bay nhung trinh do phi cong qua kem

Hiện nay Mỹ là quốc gia có số lượng máy bay chiến đấu nhiều nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc; tuy nhiên về trang bị, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu giữa Không quân Mỹ và Không quân Trung Quốc, khoảng cách là cả thế hệ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Mối nguy từ khả năng tính toán sai của giới quân sự Trung Quốc trên biển

Có thể có những nhận định sai lầm trong giới quân sự Trung Quốc về các diễn biến trong khu vực, trong khi quân đội của họ liên tục gia tăng khả năng thi triển sức mạnh, đặc biệt là hải quân và không quân hải quân, dẫn đến các lo ngại về các cuộc đụng độ vượt ra khỏi các tính toán.

Đề cập kế hoạch phòng thủ mới của Úc vào ngày 2 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã châm biếm rằng Úc nên "ngừng mua thiết bị quân sự không cần thiết". Ông Triệu nói thêm rằng "các nước nên tránh chạy đua vũ trang", ngụ ý rằng việc nâng cấp quốc phòng của Úc đang gây mất ổn định.

Moi nguy tu kha nang tinh toan sai cua gioi quan su Trung Quoc tren bien
Ngoài số lượng tàu, tốc độ đóng tàu của Trung Quốc có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với sự cân bằng lực lượng tàu sân bay ở châu Á. 
Tuy nhiên, trên trang 11 ấn bản ngày 20 tháng 7 của tờ nhật báo Giải phóng quân của quân đội Trung Quốc (PLA) là một bài báo gây tò mò của Wan Xiaozhi và Yang Qi - các học giả từ Đại học Công nghệ Quốc phòng và Học viện Cảnh sát Đặc biệt. Các tác giả không ngạc nhiên trước kế hoạch xây dựng phòng thủ của Canberra, lưu ý rằng sự tập trung mới của Úc vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được báo trước bởi sự gia tăng can dự quân sự trong khu vực. "Trong những năm gần đây, Úc đã phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các hoạt động quân sự của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương liên tục mở rộng về phạm vi", Wan và Yang viết.