Chiêu trò lừa đảo xem bói, giải hạn “online” đầu năm

Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh, hay tò mò về tương lai trong năm tới nên có thói quen đi xem bói, nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Để phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo liên quan đến các dịch vụ tâm linh vào dịp đầu năm, ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội.
Người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác danh tính đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Người dùng mạng xã hội cũng cần hết sức tỉnh táo, không chia sẻ, tham gia các hội, nhóm liên quan tới mê tín dị đoan, cảnh giác trước những chiêu trò lợi dụng tâm linh, văn hóa bản sắc dân tộc… để trục lợi.
Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay với cơ quan Công an để có thể hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, vào dịp Tết 2025 vừa qua, lợi dụng yếu tố tâm linh đầu năm, nhiều người đi cúng khấn với mong muốn năm mới bình an, phát tài. Vì vậy, tình trạng xem bói online (trên mạng xã hội) liên tục nở rộ, các hội nhóm này có tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia.
Mê tín, dị đoan được hiểu là việc con người có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ như: bói toán, bùa chú, giải hạn,… nhằm khiến người nghe tin vào các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí. Vậy nên, nạn nhân của các chiêu trò trên thường đang bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống thực, dẫn đến mù quáng tin vào những yếu tố tâm linh.
Lợi dụng tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo sẽ "tát nước theo mưa", dùng những lời lẽ đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi và mong muốn được giải hạn. Nhiều người phải bỏ ra những khoản tiền lớn để giải hạn hoặc cầu vật chất. Thậm chí có những trường hợp còn làm bùa, ngải để hãm hại người khác.
Chieu tro lua dao xem boi, giai han “online” dau nam
Ảnh NCSC 
Chiêu thức lừa đảo của các đối tượng qua dịch vụ tâm linh gồm bói toán, xem tử vi, giải hạn, cầu tài lộc, tư vấn mua "lá bùa" cầu tài lộc, giải hạn… thường là lập ra nhiều fanpage giới thiệu dịch vụ xem bói online chuẩn, xem bói miễn phí, se duyên, xem tay biết ngay số mệnh, di cung hoán số, cắt tiền duyên, livestream...

5 chiêu thức lừa đảo qua mạng những ngày giáp Tết: Quét mã QR nhận quà tặng cuối năm, tài khoản "bay" ngay hàng chục triệu

Giáp Tết, những chiêu thức lừa đảo qua mạng khiến người dân dễ bị mất số tiền lớn. Các đối tượng thực hiện nhiều hành vi đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin và tò mò như quét mã QR nhận quà trúng thưởng, đổi tiền lì xì, dịch vụ tâm linh…

Quét mã QR nhận quà trúng thưởng

Dù việc chuyển khoản ngân hàng đã trở nên nghiêm ngặt hơn, nhưng hiện tượng lừa đảo thông qua hình thức này vẫn diễn ra, đặc biệt là thanh toán qua mã QR.

Chất lượng không khí Hà Nội ngày 05/02: Nhiều khu vực mức xấu

Theo trang IQAir, chỉ số ô nhiễm không khí sáng 05/02, nhiều khu vực của Hà Nội AQI trên 150, màu đỏ, mức xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nhằm khuyến nghị người dân Thủ đô về các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí, để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và có biện pháp phòng ngừa tối ưu, Tri thức và Cuộc sống thống kê chi tiết các khu vực cảnh báo chỉ số không khí đang ô nhiễm:

Theo ba trạm đo do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường- VN Air) ghi nhận, tại trạm 556 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên chỉ số AQI 117 mức kém; tại trạm đo ĐHBK cổng Parabol đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, chỉ số AQI 122: mức kém; tại trạm đo Công viên Nhân Chính - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân: chỉ số AQI 98 mức trung bình.
Chat luong khong khi Ha Noi ngay 05/02: Nhieu khu vuc muc xau
Chất lượng ô nhiễm không khí của Hà Nội sáng 05/02 (Nguồn iqair.com) 

Bị chê điện thoại cũ, sát thủ nhí lập kế trả thù tàn độc

Đem điện thoại đi bán, nhưng bị chê điện thoại rách, bán mất công, Phan Xuân Quang đã lên kế hoạch sát hại ông chủ tiệm sửa chữa điện thoại một cách rất dã man.

Bi che dien thoai cu, sat thu nhi lap ke tra thu tan doc

Theo hồ sơ vụ án, chiều tối ngày 6/8/2012, tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ông Phạm Văn Hồng (60 tuổi) và con rể đang ngồi xem tivi thì nghe tiếng kêu cứu ngoài đường. Vội chạy ra, họ thấy một người đàn ông lảo đảo bước ra khỏi ô tô, cổ bê bết máu rồi đổ gục. Nạn nhân được người dân gọi xe cấp cứu chở vào trạm xá quân đội gần đó. Tuy nhiên, khi đến nơi, nạn nhân đã tử vong. (Hiện trường nơi nạn nhân bị sát hại) 

Bi che dien thoai cu, sat thu nhi lap ke tra thu tan doc-Hinh-2
 Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị một vết cắt ở cổ gây đứt động mạch chủ dẫn tới tử vong. Ngoài ra, nạn nhân còn bị đứt 2 ngón tay. Điều này cho thấy, nạn nhân có sự giằng co với hung thủ. Hung khí được xác định là chiếc liềm. Các nhân chứng cho biết, thời điểm nạn nhân kêu cứu thì phát hiện một bóng đen chạy vào rừng. Trời tối nên họ không nhận diện được. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn L. (SN 1973). Ngoài mở tiệm sửa chữa điện thoại di động ở quốc lộ 48, ông L. còn mua ô tô để chở khách. (Ảnh minh họa, nguồn internet)