Chiêu độn đá vào nho kiếm lời cực độc của thương lái

Những chùm nho xấu xí được nhiều người bán nho rong tại ga tàu, bến xe xâu thành túm bằng các sợi dây "hô biến" thành nho Ninh Thuận chất lượng cao...

Không những vậy vì tham số người này thậm chí còn độn giữa các chùm nho là đá và nho nát để bán cho khách hàng.

Lấy đá độn vào nho, lấy nho hỏng trộn lẫn với nho chất lượng nhằm kiếm lợi bất chính, đang có nhiều người bán hàng rong đưa nhãn hàng nho Ninh Thuận lên khắp các chuyến tàu, xe Bắc – Nam và đã lừa dối người tiêu dùng trắng trợn.
Những hành vi gian lận này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu nho nơi đây.
Trước khi đưa ra thị trường nho được phân loại, đóng gói để chuyển đi các nơi. Với những thùng nho loại I thì chùm nho còn nguyên, mầu quả chín đều nhìn bắt mắt giá bán không dưới 20.000 đồng/kg ở thời điểm hiện tại. Còn nho loại II, loại III là những túm nho bị xé lẻ, những chùm nho thưa thớt mấu xấu giá chỉ còn bằng một nửa so với nho loại I.
Thương hiệu nho Ninh Thuận bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì kiểu làm ăn chộp dật của những người bán hàng rong.
Thương hiệu nho Ninh Thuận bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì kiểu làm ăn chộp dật của những người bán hàng rong.
Để bán được nho loại II, loại III người ta phải dùng dây để xâu chuỗi những túm nho rời thành nho loại I nhìn bên ngoài sẽ khó phát hiện đâu là nho loại I, đâu là nho “thải”. Sự phân biện đó càng trở nên khó khi chuyện mua bán được tiến hành nhanh chóng tại những ga tàu, bến xe. Lợi dụng điều này nhiều người đã trà trộn loại nho tốt và nho xấu để bán cho khách trên các chuyến tàu, bến xe.
Thậm chí có người còn lấy cả đá độn vào giữa chùm nho để có cân nặng hơn so với thực tế. Bà Trần Thị Ngọc Hải - tiểu thương bán nho tại TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) cho biết: “Trên tàu người ta độn nho nát bên dưới chỉ có hai chùm ở trên là nho tốt và giá nào cũng xuôn hết (bán hết – PV)”.
Kiểu làm ăn gian dối khiến những thương nhân như bà Hải gặp không ít khó khăn, sức mua giảm sút, người tiêu dùng than phiền không tin vào thương hiệu nho Ninh Thuận. Bà Nguyễn Thị Hậu - tiểu thương tại TP Phan Rang – Tháp Chàm kể: “Từ khi nhiều người bán nho độn và có thông tin nho bị độn đá, độn nho xấu khách hàng không dám đến mua vì bị sợ độn đá”.
Theo tìm hiểu riêng ga Tháp Chàm có khoảng trên dưới 10 người chuyên mang nho lên tàu bán, do quy định mỗi người được mang 20kg hành lý nên số người này đã lách luật vì thế họ mang nho lên tàu bán cho khách, mặc dù quy định không được bán hàng rong trên tàu. Giá vé chỉ 50.000 đồng nhưng nếu bán trót lọt 20kg nho độn thì có thể thu về 200.000 – 300.000 đồng.
Ông Đinh Hồng Hải, Phó Trưởng ga Tháp Chàm, Ninh Thuận cho biết: “Lịch trình thì tàu chỉ dừng tại ga Tháp Chàm khoảng 3 phút, các đối tượng bán nho rong trên tàu sẵn sàng bỏ tiền mua vé theo lịch trình Tháp Chàm – Tuy Hòa – Nha Trang, khách hàng không nên mua nho của những đối tượng bán rong trên tàu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Hiệp hội nho Ninh Thuận bức xúc trước kiểu bán hàng chụp lợi ảnh hưởng đến thương hiệu nho Ninh Thuận nhưng để giải quyết vấn đề này thì không hề dễ dàng nó phụ thuộc rất nhiều cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.

Bánh trung thu “dị” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Những nghệ nhân đã tạo nên những chiếc bánh trung thu vào hàng độc nhất thế giới, ghi danh vào sách kỷ lục.

Chiếc bánh trung thu lớn nhất thế giới nặng 13 tấn có đường kính 8,15m, chiều cao 30cm và tổng diện tích mặt bánh lên tới 52m2, làm từ 1 tấn bột, 12 tấn nhân và nướng trong 10 giờ. Chiếc bánh trung thu khổng lồ được trưng bày tại một siêu thị thực phẩm ở Thẩm Dương, Trung Quốc vào ngày 21/8/2007.
Chiếc bánh trung thu lớn nhất thế giới nặng 13 tấn có đường kính 8,15m, chiều cao 30cm và tổng diện tích mặt bánh lên tới 52m2, làm từ 1 tấn bột, 12 tấn nhân và nướng trong 10 giờ. Chiếc bánh trung thu khổng lồ được trưng bày tại một siêu thị thực phẩm ở Thẩm Dương, Trung Quốc vào ngày 21/8/2007.
Những nghệ nhân Trung Quốc cũng tạo ra những chiếc bánh trung thu "khủng" khác. Ảnh: Bánh trung thu nặng hơn 1 tấn xuất hiện tại một siêu thị ở Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc. Chiếc bánh này được 10 thợ làm bánh cặm cụi trong suốt 3 ngày và được nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong suốt 3 tiếng đồng hồ.
Những nghệ nhân Trung Quốc cũng tạo ra những chiếc bánh trung thu "khủng" khác. Ảnh: Bánh trung thu nặng hơn 1 tấn xuất hiện tại một siêu thị ở Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc. Chiếc bánh này được 10 thợ làm bánh cặm cụi trong suốt 3 ngày và được nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong suốt 3 tiếng đồng hồ.  
Một chiếc bánh trung thu khác nặng 1 tấn ở thành phố Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc.
Một chiếc bánh trung thu khác nặng 1 tấn ở thành phố Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc.
Năm 2010, để thu hút khách hàng tới mua sắm nhân dịp trung thu, một cửa hàng ở thành phố Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc đã trưng bày một chiếc bánh trung thu khổng lồ với đường kính 80cm. Để làm ra chiếc bánh này, những thợ làm bánh đã sử dụng 36,5kg nguyên liệu các loại và 39kg bột mì.
Năm 2010, để thu hút khách hàng tới mua sắm nhân dịp trung thu, một cửa hàng ở thành phố Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc đã trưng bày một chiếc bánh trung thu khổng lồ với đường kính 80cm. Để làm ra chiếc bánh này, những thợ làm bánh đã sử dụng 36,5kg nguyên liệu các loại và 39kg bột mì. 
Chiếc bánh Trung Thu khổng lồ tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc năm 2009.
Chiếc bánh Trung Thu khổng lồ tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc năm 2009. 
Bánh trung thu được trưng bày tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 1/9/2008.
Bánh trung thu được trưng bày tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 1/9/2008. 
Trung thu năm 2011, một cửa hàng vàng tại Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc) sản xuất những chiếc bánh trung thu làm bằng vàng ròng.
 Trung thu năm 2011, một cửa hàng vàng tại Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc) sản xuất những chiếc bánh trung thu làm bằng vàng ròng.
 
Bánh trung thu bằng vàng trị giá 2 tỷ VND ở cửa hàng đá quý thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)
Bánh trung thu bằng vàng trị giá 2 tỷ VND ở cửa hàng đá quý thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) 
Những chiếc bánh trung thu bằng bạc cũng ra mắt, thu hút khách hàng "đại gia".
Những chiếc bánh trung thu bằng bạc cũng ra mắt, thu hút khách hàng "đại gia". 
Những năm gần đây, xuất hiện trào lưu bánh trung thu có nhân vàng. Vàng được cho vào bánh dưới 2 hình thức: một là cho nguyên miếng vàng vào nhân bánh, 2 là tán nhuyễn vàng thành bột rồi cho vào nhân bánh.
Những năm gần đây, xuất hiện trào lưu bánh trung thu có nhân vàng. Vàng được cho vào bánh dưới 2 hình thức: một là cho nguyên miếng vàng vào nhân bánh, 2 là tán nhuyễn vàng thành bột rồi cho vào nhân bánh. 
Hãng cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks cũng cho ra mắt chiếc bánh trung thu vị cà phê.
 Hãng cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks cũng cho ra mắt chiếc bánh trung thu vị cà phê.
Một công ty ở Hồng Kông mới đây đã trưng bày mẫu bánh trung thu có hình dáng cặp mông trần. Những chiếc bánh này được rao bán với giá 68 USD. Còn nếu mua cả bộ 4 chiếc sẽ có giá 268 USD (khoảng 5,6 triệu đồng).
Một công ty ở Hồng Kông mới đây đã trưng bày mẫu bánh trung thu có hình dáng cặp mông trần. Những chiếc bánh này được rao bán với giá 68 USD. Còn nếu mua cả bộ 4 chiếc sẽ có giá 268 USD (khoảng 5,6 triệu đồng). 
Hoàn toàn không phải mà đó là những chiếc bánh được tạo hình và tạo màu như một bộ đồ trang điểm của phái đẹp.
 Hoàn toàn không phải mà đó là những chiếc bánh được tạo hình và tạo màu như một bộ đồ trang điểm của phái đẹp.

Bên trong ngôi nhà mỏng nhất thế giới

(Kiến Thức) - Căn nhà siêu mỏng rộng 1,2 m với đầy đủ tiện nghi gồm một phòng tắm, phòng ngủ, bếp...đã mở cửa cho công chúng tham quan.

Du khách sẽ phải trả khoảng 6 USD (tương đương gần 130.000 đồng) để vào thăm quan căn nhà đặc biệt này. Ngôi nhà siêu mỏng được xây dựng trong một con hẻm nhỏ giữa hai tòa nhà khác và không có cửa sổ.
Du khách sẽ phải trả khoảng 6 USD (tương đương gần 130.000 đồng) để vào thăm quan căn nhà đặc biệt này. Ngôi nhà siêu mỏng được xây dựng trong một con hẻm nhỏ giữa hai tòa nhà khác và không có cửa sổ. 
Kiến trúc sư Jakub Szczesny cho biết ông thiết kế căn nhà hai tầng này cách đây 3 năm để nối liền khoảng cách giữa một ngôi nhà có từ thời tiền chiến và một tòa nhà hiện đại ở trung tâm Warsaw, Ba Lan.
 Kiến trúc sư Jakub Szczesny cho biết ông thiết kế căn nhà hai tầng này cách đây 3 năm để nối liền khoảng cách giữa một ngôi nhà có từ thời tiền chiến và một tòa nhà hiện đại ở trung tâm Warsaw, Ba Lan.