Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Chiến trường Kosovo: Nơi chắp cánh uy lực của tên lửa Tomahawk

15/06/2019 02:19

Tên lửa Tomahawk được sử dụng lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, nhưng chiến trường Kosovo mới là nơi khẳng định sức mạnh của vũ khí được mệnh danh “Sứ giả chiến tranh”.

Theo Trung Hiếu/Zingnews

Điểm lại những lần NATO suýt đẩy thế giới vào bờ diệt vong

Liên quân NATO ném bom Nam Tư, cái kết không thể tránh

Nhìn lại trận đánh đầu tiên “vít cổ” máy bay tàng hình Mỹ (1)

S-400 đang ở đâu, khi "Chim ưng đêm" F-117A tung hoành ở Syria

Nhìn lại cuộc chiến khép lại thế kỷ đẫm máu nhất nhân loại

Ngày 24/3/1999, các chiến hạm Mỹ ở biển Adriatic bắt đầu phóng tên lửa hành trình tấn công Tomahawk vào các mục tiêu ở Serbia, trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Chiến trường Kosovo, chiến dịch quân sự mà NATO gọi là "cuộc chiến nhân đạo". Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ngày 24/3/1999, các chiến hạm Mỹ ở biển Adriatic bắt đầu phóng tên lửa hành trình tấn công Tomahawk vào các mục tiêu ở Serbia, trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Chiến trường Kosovo, chiến dịch quân sự mà NATO gọi là "cuộc chiến nhân đạo". Ảnh: Hải quân Mỹ.
Thiết giáp hạm USS Missouri (BB-63) phóng tên lửa Tomahawk trong chiến dịch Bão táp Sa mạc. Tên lửa Tomahawk được sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình dẫn đường chính xác trong chiến tranh. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Thiết giáp hạm USS Missouri (BB-63) phóng tên lửa Tomahawk trong chiến dịch Bão táp Sa mạc. Tên lửa Tomahawk được sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình dẫn đường chính xác trong chiến tranh. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tomahawk trở thành cái tên "hot" đối với giới tình báo công nghệ, chuyên gia quân sự trên toàn thế giới. Một vũ khí có thể tấn công chính xác từ khoảng cách tới hơn 1.600 km, có thể thay đổi cuộc chơi và cán cân quân sự. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tomahawk trở thành cái tên "hot" đối với giới tình báo công nghệ, chuyên gia quân sự trên toàn thế giới. Một vũ khí có thể tấn công chính xác từ khoảng cách tới hơn 1.600 km, có thể thay đổi cuộc chơi và cán cân quân sự. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, 288 tên lửa Tomahawk đã được phóng vào các mục tiêu quan trọng của quân đội Iraq, góp phần quan trọng trong việc đánh bại sức mạnh quân đội Iraq. Sự xuất hiện của Tomahawk đã mở ra kỷ nguyên tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, 288 tên lửa Tomahawk đã được phóng vào các mục tiêu quan trọng của quân đội Iraq, góp phần quan trọng trong việc đánh bại sức mạnh quân đội Iraq. Sự xuất hiện của Tomahawk đã mở ra kỷ nguyên tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Kể từ đó, Tomahawk luôn là lựa chọn đầu tiên đối với bất kỳ giải pháp quân sự nào. Theo History Navy, từ năm 1993-1998, 530 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự ở Iraq, Bosnia, Afghanistan và Sudan. Tomahawk được mệnh danh là "Sứ giả chiến tranh" vì nó thường là vũ khí đầu tiên được sử dụng. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Kể từ đó, Tomahawk luôn là lựa chọn đầu tiên đối với bất kỳ giải pháp quân sự nào. Theo History Navy, từ năm 1993-1998, 530 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự ở Iraq, Bosnia, Afghanistan và Sudan. Tomahawk được mệnh danh là "Sứ giả chiến tranh" vì nó thường là vũ khí đầu tiên được sử dụng. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhưng chiến trường Kosovo là một thử thách thực sự đối với tên lửa Tomahawk. Quân đội Serbia được đánh giá rất cao, họ sở hữu nhiều vũ khí hiện đại cùng mạng lưới phòng không dày đặc. Tomahawk phải vượt qua hệ thống phòng không để tấn công mục tiêu. Ảnh: DVIDS.
Nhưng chiến trường Kosovo là một thử thách thực sự đối với tên lửa Tomahawk. Quân đội Serbia được đánh giá rất cao, họ sở hữu nhiều vũ khí hiện đại cùng mạng lưới phòng không dày đặc. Tomahawk phải vượt qua hệ thống phòng không để tấn công mục tiêu. Ảnh: DVIDS.
Khoảng 218 tên lửa Tomahawk đã được các tàu chiến, tàu ngầm của Mỹ và Anh bắn vào các mục tiêu quan trọng, phá hủy nhiều căn cứ, kho tàng và tài sản quân sự, góp phần quan trọng trong việc đánh bại sức mạnh quân đội Serbia chỉ sau 78 ngày. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Khoảng 218 tên lửa Tomahawk đã được các tàu chiến, tàu ngầm của Mỹ và Anh bắn vào các mục tiêu quan trọng, phá hủy nhiều căn cứ, kho tàng và tài sản quân sự, góp phần quan trọng trong việc đánh bại sức mạnh quân đội Serbia chỉ sau 78 ngày. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các tên lửa Tomahawk được sử dụng trong chiến tranh Kosovo đã được nâng cấp với hệ thống dẫn đường chính xác hơn, cùng các hệ thống gây nhiễu khiến phòng không Serbia có ít thời gian hơn để đánh chặn. Ngoài ra, bom thông minh JDAM lần đầu được sử dụng đã hỗ trợ đắc lực cho Tomahawk. Ảnh: DVIDS.
Các tên lửa Tomahawk được sử dụng trong chiến tranh Kosovo đã được nâng cấp với hệ thống dẫn đường chính xác hơn, cùng các hệ thống gây nhiễu khiến phòng không Serbia có ít thời gian hơn để đánh chặn. Ngoài ra, bom thông minh JDAM lần đầu được sử dụng đã hỗ trợ đắc lực cho Tomahawk. Ảnh: DVIDS.
Chiến trường Kosovo tiếp tục khẳng định sức mạnh và uy lực không thể chối cãi của Tomahawk trong việc làm thay đổi chiến trường hiện đại. Hãng tin TASS của Nga, tháng 3/1999, dẫn lời các quan chức quân đội Serbia nói rằng tên lửa Tomahawk hóa ra không chính xác như người Mỹ quảng cáo. Họ tuyên bố đã đánh chặn 20 tên lửa, nếu so với con số 218 tên lửa đã được sử dụng, thì gần 200 tên lửa đánh trúng mục tiêu cũng đủ để phá hủy phần lớn sức mạnh quân đội Serbia. Ảnh: DVIDS.
Chiến trường Kosovo tiếp tục khẳng định sức mạnh và uy lực không thể chối cãi của Tomahawk trong việc làm thay đổi chiến trường hiện đại. Hãng tin TASS của Nga, tháng 3/1999, dẫn lời các quan chức quân đội Serbia nói rằng tên lửa Tomahawk hóa ra không chính xác như người Mỹ quảng cáo. Họ tuyên bố đã đánh chặn 20 tên lửa, nếu so với con số 218 tên lửa đã được sử dụng, thì gần 200 tên lửa đánh trúng mục tiêu cũng đủ để phá hủy phần lớn sức mạnh quân đội Serbia. Ảnh: DVIDS.
Thành công của Tomahawk đã thúc đẩy các nước như Nga, Trung Quốc chạy đua vũ trang để phát triển vũ khí có tính năng tương tự. Tên lửa hành trình Kalibr của Nga được cho là chế tạo dựa trên những nghiên cứu về quá trình sử dụng tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ảnh: DVIDS.
Thành công của Tomahawk đã thúc đẩy các nước như Nga, Trung Quốc chạy đua vũ trang để phát triển vũ khí có tính năng tương tự. Tên lửa hành trình Kalibr của Nga được cho là chế tạo dựa trên những nghiên cứu về quá trình sử dụng tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ảnh: DVIDS.
Sau chiến tranh Kosovo, Tomahawk tiếp tục được nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn. Nó tiếp tục là sứ giả chiến tranh gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ quốc gia nào trở thành mục tiêu của nó. Tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa là giải pháp quân sự mang lại lợi ích kép, vừa tiêu diệt được mục tiêu, đồng thời loại bỏ khả năng bị đối phương đáp trả. Ảnh: DVIDS.
Sau chiến tranh Kosovo, Tomahawk tiếp tục được nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn. Nó tiếp tục là sứ giả chiến tranh gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ quốc gia nào trở thành mục tiêu của nó. Tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa là giải pháp quân sự mang lại lợi ích kép, vừa tiêu diệt được mục tiêu, đồng thời loại bỏ khả năng bị đối phương đáp trả. Ảnh: DVIDS.
Theo thống kê của History Navy, tính từ năm 1991-2018, tổng cộng 2.133 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng trong chiến đấu. Trong đó, chiến dịch quân sự sử dụng nhiều Tomahawk nhất là cuộc xâm lược Iraq năm 2003, 802 tên lửa Tomahawk đã được bắn vào các mục tiêu của quân đội Iraq. Ảnh: DVIDS.
Theo thống kê của History Navy, tính từ năm 1991-2018, tổng cộng 2.133 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng trong chiến đấu. Trong đó, chiến dịch quân sự sử dụng nhiều Tomahawk nhất là cuộc xâm lược Iraq năm 2003, 802 tên lửa Tomahawk đã được bắn vào các mục tiêu của quân đội Iraq. Ảnh: DVIDS.
Iraq là quốc gia bị tấn công bằng tên lửa Tomahawk nhiều nhất thế giới. Trong 2 cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ 2, tổng cộng 1.528 tên lửa đã được các chiến hạm của Mỹ bắn vào Iraq, tiếp đến là Serbia. Lần gần nhất mà Tomahawk được sử dụng là ngày 13/4/2018, 66 tên lửa Tomahawk đã tấn công các mục tiêu ở Syria để đáp trả cáo buộc quân đội nước này tấn công hóa học vào thường dân. Ảnh: DVIDS.
Iraq là quốc gia bị tấn công bằng tên lửa Tomahawk nhiều nhất thế giới. Trong 2 cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ 2, tổng cộng 1.528 tên lửa đã được các chiến hạm của Mỹ bắn vào Iraq, tiếp đến là Serbia. Lần gần nhất mà Tomahawk được sử dụng là ngày 13/4/2018, 66 tên lửa Tomahawk đã tấn công các mục tiêu ở Syria để đáp trả cáo buộc quân đội nước này tấn công hóa học vào thường dân. Ảnh: DVIDS.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status