Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung “đảo lộn” cuộc sống người dân hai nước

(Kiến Thức) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện chưa rõ cuộc thương chiến này sẽ tác động đến toàn cầu ra sao, nhưng có thể thấy nó đang làm "đảo lộn" cuộc sống người dân hai nước.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn và chưa có hồi kết. Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có thể áp thuế thêm lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn phía Bắc Kinh khẳng định sẽ đáp trả.
Ông Trump cho biết sẽ quyết định việc có áp thuế thêm nữa hay không sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối tháng này tại Nhật Bản. "Tôi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng ta hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng có lẽ tôi sẽ quyết định việc đó (áp thuế) sau Hội nghị G20", ông chủ Nhà Trắng nói.
Hiện chưa rõ cuộc thương chiến này sẽ tác động đến toàn cầu ra sao, nhưng có thể thấy nó đang làm "đảo lộn" cuộc sống người dân hai nước Mỹ-Trung.
Chien tranh thuong mai My-Trung “dao lon” cuoc song nguoi dan hai nuoc
Người dân Mỹ-Trung đang chịu tác động trực tiếp từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Ảnh: CBC.
Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam, người dân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cùng với giá lương thực tăng cao đã ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng, và điều này có thể gây ra sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Đối với tầng lớp trung lưu thành thị Trung Quốc, những người được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của đất nước trong vài thập kỷ qua và tin rằng cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến họ cảm thấy không chắc chắn về tương lai của mình.
Trong tình hình hiện tại, nhiều người dân Trung Quốc, cả tầng lớp trung lưu và thượng lưu, đang cố gắng bảo vệ tài sản của mình, bằng cách mua vàng hay ngoại tệ rồi gửi vào ngân hàng hoặc chuyển tài sản ra nước ngoài.
Theo Forbes, trong những năm gần đây, số lượng triệu phú Trung Quốc nộp đơn xin visa Đầu tư Hạng 1 ở Anh đang ngày càng tăng lên. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu bảng Anh để xin visa loại này. Báo cáo thường niên của công ty Hurun về giới siêu giàu ở Trung Quốc cho biết, khoảng 80% các triệu phú nói rằng, nguyên nhân chính khiến họ xin định cư ở Anh là để con cái họ được theo học tại nước này.
“Lý do các nhà đầu tư Trung Quốc đến Anh là nhằm mục đích cho con cái học tập tại nước này và cũng để có có sự đa dạng hóa liên quan đến sự giàu có của họ. Tuy nhiên, có những khách hàng mới chia sẻ, lo ngại về sự mất cân bằng trong thương mại do leo thang thuế quan Mỹ-Trung, sự không chắc chắn về kinh tế và những thay đổi sắp tới trong việc đánh thuế hình thức đầu tư (tài sản) truyền thống trở thành những lý do chính khiến họ quyết định xin visa nhập cư (của Anh)”, ông Rafael Steinmetz Leffa, Trưởng phòng phụ trách Trung Quốc tại Công ty tư vấn xin visa đầu tư Shard Capital cho hay.

Mời độc giả xem thêm video về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Trong khi đó, nông dân Mỹ cũng nằm trong số những đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Theo SCMP, năm 2018, xuất khẩu đậu tương Mỹ - nông sản xuất khẩu lớn nhất của nước này - sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm, sau khi mặt hàng này bị Bắc Kinh áp thuế quan 25% để trả đũa Washington.
Nhiều nông dân đã kêu gọi Tổng thống Trump nhanh chóng chấm dứt chiến tranh thương mại sau khi nó khiến nợ nần của các nông trại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. 
Ông Bret Davis, một nông dân trồng đậu tương, chia sẻ: "Chúng tôi phải tạo ra được lợi nhuận hoặc ít nhất là hòa vốn. Nhưng với tình hình hiện nay, tôi cho rằng điều đó sẽ không xảy ra trong 4 đến 5 năm tới, đến khi cuộc chiến thương mại này được giải quyết".

Bị Mỹ tăng thuế, Trung Quốc đáp trả cách nào?

Mới chỉ cách đây tròn một tuần lễ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đã sắp đạt được một thỏa thuận thương mại để chấm dứt bất đồng kéo dài 1 năm. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang có những động thái cho thấy thỏa thuận thương mại là điều xa vời.

Bi My tang thue, Trung Quoc dap tra cach nao?
 Trung Quốc có nhiều lựa chọn đáp trả đòn tăng thuế của Mỹ. (Nguồn: AFP).
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc - nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc - bắt đầu chuyến thăm Washington kéo dài 2 ngày từ hôm thứ Năm trong tuần nhằm giải quyết bất đồng thương mại. Tuy nhiên sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc cố gắng đàm phán lại gần như toàn bộ dự thảo thỏa thuận thương mại đã hoàn tất và đe dọa sẽ tăng thuế trong hôm 10/5.

Giới phân tích nói gì về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa và Tổng thống Donald Trump không phải là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ hiện tại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ, khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên tiếp tục leo thang với các mức thuế đáp trả lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Trump ngày 17/9 tuyên bố về việc áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.