Chiến sự leo thang, Houthi đe dọa cắt cáp quang nối 2 châu lục

Sau những cuộc tấn công tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, nhóm vũ trang Ansar Allah (Houthi) tại Yemen đe dọa cắt cáp quang nối Châu Á và Châu Âu.

Chien su leo thang, Houthi de doa cat cap quang noi 2 chau luc
 
Nhóm vũ trang Ansar Allah (Houthi) tại Yemen đã đe dọa phá hoại các tuyến cáp quang chạy dọc đáy Biển Đỏ. Đây là bước đi mà họ sẽ thực hiện nếu Mỹ và Anh tấn công các sân bay của Yemen một lần nữa.
Hiện nay, cáp quang cung cấp dụng lượng cho các kênh liên lạc nối châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Hơn 99% lưu lượng truy cập Internet của thế giới và hơn 80% đường dây điện thoại quốc tế đi dọc theo đáy đại dương.
Sự gián đoạn đối với cơ sở hạ tầng này chắc chắn sẽ gây tác động nghiêm trọng đến sự ổn định địa chính trị, thị trường tài chính toàn cầu và an ninh thông tin.
Cần phải lưu ý rằng lực lượng Houthi trước đó đã giữ lời hứa tấn công các tàu dân sự ở Biển Đỏ hướng tới Israel, cho nên ý định của họ liên quan đến cáp ngầm của Mỹ và Anh có vẻ rất thực tế.
Chien su leo thang, Houthi de doa cat cap quang noi 2 chau luc-Hinh-2
 Mỹ và Anh sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công Houthi sau lời đe dọa mới nhất?
Trước đó có thông tin cho biết kể từ tháng 11 năm 2023, lực lượng Houthi ở Yemen đã không ngừng các cuộc tấn công ở Biển Đỏ và Vịnh Aden nhằm vào những tàu buôn liên kết với Israel, Hoa Kỳ, Anh và các đồng minh của họ.
Đồng thời việc phân tích dữ liệu từ các nguồn giám sát sẽ giúp tìm ra tàu chở dầu của ai không gặp phải khó khăn lớn, hoặc chi phí tối thiểu khi di chuyển trong vùng biển này.
Hóa ra các tàu chở dầu của Mỹ và Anh gần như tránh hoàn toàn vùng biển nói trên. Tàu chở dầu từ Ả Rập Saudi đang hoạt động tương đối tốt.
Đổi lại, Nga đáp ứng 2,5% nhu cầu dầu trên hành tinh mỗi ngày thông qua vùng biển đang là điểm nóng. Bên cạnh đó, tàu của Iran và Trung Quốc cũng không bị tấn công.

Mỹ, Anh tập kích hơn 30 mục tiêu của Houthi

Mỹ và Anh đã phối hợp tập kích hơn 30 mục tiêu của lực lượng Houthi ở 13 vị trí bên trong lãnh thổ Yemen ngày 3/2.

My, Anh tap kich hon 30 muc tieu cua Houthi
Máy bay của Mỹ xuất kích tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen ngày 3/2 (Ảnh: CENCOMT). 
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENCOMT) cho biết, ngày 3/2, Mỹ và các đồng minh đã thực hiện một cuộc tấn công phối hợp trên không và trên biển nhằm vào ít nhất 36 mục tiêu liên quan đến Houthi ở Yemen.

Lực lượng Houthi phóng tên lửa vào tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ

Theo Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), tàu khu trục Laboon của Hải quân Mỹ đã bị tấn công bởi một tên lửa hành trình bắn từ khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen.

"Vào khoảng 16h45 chiều ngày 14/1 (giờ địa phương), một tên lửa hành trình chống hạm đã được bắn từ các khu vực do lực lượng Houthi (được Iran hậu thuẫn) kiểm soát ở Yemen về phía tàu khu trục USS Laboon (DDG 58) đang hoạt động ở phía nam Biển Đỏ.
Tên lửa này đã bị chiến đấu cơ của Mỹ bắn hạ ở vùng lân cận bờ biển Hudaydah. Không có thương vong hay thiệt hại nào được báo cáo", CENTCOM cho biết trong một tuyên bố trên X (trước đây là Twitter).

Uy lực tên lửa Houthi suýt xuyên thủng lá chắn trên chiến hạm Mỹ

Tên lửa diệt hạm Houthi lần đầu lọt qua lớp phòng thủ bên ngoài và áp sát chiến hạm Mỹ, buộc nó kích hoạt lớp phòng thủ cuối cùng Phalanx CIWS để bắn hạ.

Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My
Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 31/1 tuyên bố đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình vào tàu khu trục USS Gravely của Mỹ ở Biển Đỏ, nhằm thể hiện sự ủng hộ với Palestine và "bảo vệ đất nước, người dân Yemen". 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-2
 Ngay sau đó Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết đã đánh chặn một tên lửa diệt hạm của Houthi, không ghi nhận thương vong hay thiệt hại.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-3
 Hãng tin CNN cùng ngày dẫn lời 4 quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ một quả tên lửa của Houthi đã lọt qua hai lớp phòng thủ vòng ngoài và áp sát được tàu USS Gravely trong phạm vi hơn 1,5 km, khiến con tàu phải kích hoạt Tổ hợp Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (Phalanx CIWS) để bắn hạ tên lửa.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-4
 Các cuộc tập kích bằng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) trước đó của nhóm vũ trang đều bị đánh chặn ở khoảng cách từ 12 km trở lên.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-5
Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng việc tên lửa Houthi có thể áp sát được tàu chiến Mỹ là dấu hiệu đáng lo ngại. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-6
 Ngay cả các tên lửa hành trình loại chậm cũng có thể bay hơn một km chỉ trong vài giây, nên chỉ huy trên tàu chiến Mỹ sẽ không có nhiều thời gian để phản ứng nếu phải đối mặt với đòn đánh ở cự ly gần như vậy.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-7
Tuy nhiên chuyên gia Karako cũng nhận định nguyên nhân khiến chiến hạm Mỹ phải dùng Phalanx CIWS có thể là do nó đã cạn tên lửa đánh chặn, sau khi đã sử dụng lượng lớn để đối phó các đòn tập kích liên tục gần đây của Houthi. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-8
Tuy nhiên dù sao hệ thống này cũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao. Hiện Phalanx CIWS vẫn là hệ thống pháo phòng không bắn nhanh tiêu chuẩn trên hầu hết chiến hạm của Mỹ. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-9
 Tổ hợp pháo cao tốc nổi tiếng Phalanx CIWS của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-10
 Phalanx CIWS lần đầu tiên được biên chế trên tàu sân bay USS Coral Sea vào năm 1978. Từ đó đến nay hệ thống MK-15 Phalanx đã trở thành loại vũ khí tiêu chuẩn trên hầu hết các loại chiến hạm của Mỹ.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-11
Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-12
Chúng có thể bắn với tốc độ khủng khiếp lên đến 4.500 phát/ phút. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-13
Pháo được kết nối với một radar điều khiển hỏa lực băng sóng Ku để theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-14
Một hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cho phép nó tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, và xác nhận tiêu diệt mục tiêu. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-15
 Không như AK-630 của Nga, khi khai hỏa, tổ hợp pháo cao tốc Phalanx CIWS với 6 nòng cỡ 20mm không tạo ra quá nhiều chớp lửa.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-16
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx CIWS chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch tấn công, đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-17
 Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx CIWS sẽ tự động điều khiển hệ thống khai hỏa nhắm vào mục tiêu.
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-18
Do tốc độ bắn quá cao nên nó phát ra tiếng "zitttt" rất đặc trưng, đây cũng là lý do khẩu pháo này còn có tên gọi "sea-whiz" có nghĩa là "tiếng rít của đại dương". 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-19
Mỗi tổ hợp Phalanx CIWS được trang bị 1.550 viên đạn mỗi lần nạp. Trong trường hợp bắn hết tốc lực, khẩu pháo này chỉ bắn được vỏn vẹn có... 15 giây trước khi phải tái nạp đạn. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-20
Tốc độ bắn nhanh kinh hoàng của Phalanx CIWS tạo thành màn mưa đạn, đánh chặn các tên lửa tầm gần. 
Uy luc ten lua Houthi suyt xuyen thung la chan tren chien ham My-Hinh-21
Phalanx CIWS là lớp phòng thủ cuối cùng trên các tàu chiến khi phải đối đầu với các tên lửa đối hạm của đối phương.