Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Chiến sự Afghanistan: Điểm mặt các vũ khí Mỹ rơi vào tay Taliban

02/09/2021 06:45

Theo tờ Forbes của Mỹ, vẫn còn phải chờ xem chiến thắng quân sự của Taliban tại Afghanistan sẽ mang lại cho người dân đất nước bị chiến tranh tàn phá này những gì. Nhưng điều lo ngại trước mắt là những vũ khí của Mỹ rơi vào tay Taliban, có thể đe dọa an ninh của chính Mỹ.

Tiến Minh

Chưa bình định xong Afghanistan, Taliban đã đe dọa Uzbekistan

Tốn 5000 USD mỗi giây, liệu cuộc chiến Iraq có kết thúc như Afghanistan?

Taliban thu một loạt máy bay Mỹ với hình hài gần như nguyên vẹn

Taliban nướng 2000 quân khi cố xóa sổ quân kháng chiến Afghanistan

Một hệ quả đáng lo ngại của những diễn biến gần đây, đó là việc các tay súng của Taliban đã thừa hưởng hàng tỷ USD vũ khí, mà Mỹ đã trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan trong 20 năm qua.
Một hệ quả đáng lo ngại của những diễn biến gần đây, đó là việc các tay súng của Taliban đã thừa hưởng hàng tỷ USD vũ khí, mà Mỹ đã trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan trong 20 năm qua.
Số vũ khí mà Mỹ trang bị cho lực lượng quân sự Afghanistan từ vũ khí hạng nhẹ, xe bọc thép đến máy bay quân sự. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên vũ khí của Mỹ rơi vào tay kẻ thù của Mỹ, vấn đề này được một số người gọi là “hiệu ứng boomerang”.
Số vũ khí mà Mỹ trang bị cho lực lượng quân sự Afghanistan từ vũ khí hạng nhẹ, xe bọc thép đến máy bay quân sự. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên vũ khí của Mỹ rơi vào tay kẻ thù của Mỹ, vấn đề này được một số người gọi là “hiệu ứng boomerang”.
Vũ khí và thiết bị của Taliban gợi nhớ đến những gì đã xảy ra ở Iran vào năm 1979, khi nhà độc tài Pahlavi của Iran, được Mỹ “chống lưng” bị lật đổ. Nên nhớ trong suốt thập niên 1960-1970, Iran là khách hàng nhập khẩu lớn của vũ khí do Mỹ sản xuất.
Vũ khí và thiết bị của Taliban gợi nhớ đến những gì đã xảy ra ở Iran vào năm 1979, khi nhà độc tài Pahlavi của Iran, được Mỹ “chống lưng” bị lật đổ. Nên nhớ trong suốt thập niên 1960-1970, Iran là khách hàng nhập khẩu lớn của vũ khí do Mỹ sản xuất.
Lý thuyết của Pahlavi là hoạt động như một tác nhân, để giúp Mỹ ngăn chặn các phong trào cực đoan ở Vùng Vịnh Ba Tư; đặc biệt là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Đông. Nhưng Iran chưa bao giờ thực sự hoàn thành vai trò đại diện của Mỹ.
Lý thuyết của Pahlavi là hoạt động như một tác nhân, để giúp Mỹ ngăn chặn các phong trào cực đoan ở Vùng Vịnh Ba Tư; đặc biệt là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Đông. Nhưng Iran chưa bao giờ thực sự hoàn thành vai trò đại diện của Mỹ.
Tuy nhiên, trang bị vũ khí của quân đội Pahlavi vẫn đang phát triển nhanh chóng; Iran có gần như mọi thứ vũ khí hiện đại mà Iran yêu cầu, từ vũ khí hạng nhẹ đến xe tăng, cho đến máy bay chiến đấu hàng đầu khi đó là F-14.
Tuy nhiên, trang bị vũ khí của quân đội Pahlavi vẫn đang phát triển nhanh chóng; Iran có gần như mọi thứ vũ khí hiện đại mà Iran yêu cầu, từ vũ khí hạng nhẹ đến xe tăng, cho đến máy bay chiến đấu hàng đầu khi đó là F-14.
Mặc dù Cộng hòa Hồi giáo Iran, quốc gia đã thay thế chế độ Pahlavi, đã gặp khó khăn trong việc duy trì phi đội F-14; nhưng vũ khí Mỹ của nước này, vẫn được sử dụng trong Chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980 đến năm 1988.
Mặc dù Cộng hòa Hồi giáo Iran, quốc gia đã thay thế chế độ Pahlavi, đã gặp khó khăn trong việc duy trì phi đội F-14; nhưng vũ khí Mỹ của nước này, vẫn được sử dụng trong Chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980 đến năm 1988.
Trong hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq do Mỹ phát động sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, một số lượng lớn vũ khí của Mỹ, cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù của Mỹ.
Trong hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq do Mỹ phát động sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, một số lượng lớn vũ khí của Mỹ, cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù của Mỹ.
Một báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc năm 2016 cho thấy gần một nửa trong số 1,5 triệu vũ khí hạng nhẹ được cung cấp cho lực lượng an ninh ở Iraq và Afghanistan kể từ năm 2002 đã bị mất tích
Một báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc năm 2016 cho thấy gần một nửa trong số 1,5 triệu vũ khí hạng nhẹ được cung cấp cho lực lượng an ninh ở Iraq và Afghanistan kể từ năm 2002 đã bị mất tích
Số vũ khí mất tích bao gồm gần 978.000 khẩu súng trường tiến công M4 và M16. Một báo cáo do Afghanistan đưa ra năm 2014 cũng cho biết, 43% vũ khí được cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan có thể sẽ rơi vào tay Taliban hoặc các tổ chức khác.
Số vũ khí mất tích bao gồm gần 978.000 khẩu súng trường tiến công M4 và M16. Một báo cáo do Afghanistan đưa ra năm 2014 cũng cho biết, 43% vũ khí được cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan có thể sẽ rơi vào tay Taliban hoặc các tổ chức khác.
Ngoài ra vào năm 2014, khi tổ chức IS tràn qua miền bắc Iraq, tổ chức này đã thu giữ một số lượng lớn vũ khí Mỹ từ quân đội Iraq, từ súng trường đến các loại xe quân sự khác nhau; thậm chí là cả xe tăng M1A1, nhưng may cho chính quyền Iraq, là chúng không thể sử dụng được số xe tăng này.
Ngoài ra vào năm 2014, khi tổ chức IS tràn qua miền bắc Iraq, tổ chức này đã thu giữ một số lượng lớn vũ khí Mỹ từ quân đội Iraq, từ súng trường đến các loại xe quân sự khác nhau; thậm chí là cả xe tăng M1A1, nhưng may cho chính quyền Iraq, là chúng không thể sử dụng được số xe tăng này.
Còn tại Yemen, khi chế độ Saleh sụp đổ vào năm 2011; trong 30 năm cầm quyền, chế độ Saleh được trang bị hàng tỷ USD vũ khí và trang thiết bị quân sự; điều này cuối cùng dẫn đến việc vũ khí và trang bị do Mỹ cung cấp rơi vào tay lực lượng vũ trang Houthi, một lực lượng đối đầu với quyền lợi của Mỹ.
Còn tại Yemen, khi chế độ Saleh sụp đổ vào năm 2011; trong 30 năm cầm quyền, chế độ Saleh được trang bị hàng tỷ USD vũ khí và trang thiết bị quân sự; điều này cuối cùng dẫn đến việc vũ khí và trang bị do Mỹ cung cấp rơi vào tay lực lượng vũ trang Houthi, một lực lượng đối đầu với quyền lợi của Mỹ.
Ví dụ gây sốc nhất về việc vũ khí của Mỹ cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù của Mỹ, là việc Mỹ và phương Tây đã viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho các chiến binh mujahideen (thánh chiến) tại Afghanistan để chống lại Quân đội Liên Xô; một số tổ chức mujahideen, sau này là tiền thân của tổ chức Al Qaeda.
Ví dụ gây sốc nhất về việc vũ khí của Mỹ cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù của Mỹ, là việc Mỹ và phương Tây đã viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho các chiến binh mujahideen (thánh chiến) tại Afghanistan để chống lại Quân đội Liên Xô; một số tổ chức mujahideen, sau này là tiền thân của tổ chức Al Qaeda.
Tương tự, các trang thiết bị do Mỹ cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan, không ngờ cuối cùng lại rơi vào tay kẻ thù không đội trời chung Taliban. Nhưng cuộc chiến diễn ra quá khó lường, và nhiều vũ khí do Mỹ viện trợ cuối cùng lại được sử dụng cho mục đích khác; do đó đe dọa cho an ninh Mỹ và thế giới.
Tương tự, các trang thiết bị do Mỹ cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan, không ngờ cuối cùng lại rơi vào tay kẻ thù không đội trời chung Taliban. Nhưng cuộc chiến diễn ra quá khó lường, và nhiều vũ khí do Mỹ viện trợ cuối cùng lại được sử dụng cho mục đích khác; do đó đe dọa cho an ninh Mỹ và thế giới.
Vậy bài học nào có thể được rút ra từ những ví dụ này? Trước tiên, Mỹ nên thận trọng hơn trong việc quyết định những quốc gia nào nên trang bị vũ khí, và Mỹ nên tránh hỗ trợ các chế độ tham nhũng hoặc bất ổn.
Vậy bài học nào có thể được rút ra từ những ví dụ này? Trước tiên, Mỹ nên thận trọng hơn trong việc quyết định những quốc gia nào nên trang bị vũ khí, và Mỹ nên tránh hỗ trợ các chế độ tham nhũng hoặc bất ổn.
Hiện tại, Ả Rập Xê Út đã sử dụng hàng tỷ USD để mua bom, tên lửa và máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, để tiến công các mục tiêu của Yemen, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng và gây ra các thảm họa nhân đạo.
Hiện tại, Ả Rập Xê Út đã sử dụng hàng tỷ USD để mua bom, tên lửa và máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, để tiến công các mục tiêu của Yemen, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng và gây ra các thảm họa nhân đạo.
Mặc dù Tổng thống Biden nói rằng, Mỹ sẽ ngừng xuất khẩu cho Ả Rập Xê-út các loại vũ khí liên quan được sử dụng để thực hiện các chiến dịch tấn công ở Yemen. Tuy nhiên, chính quyền Biden chỉ đình chỉ việc xuất khẩu một số vũ khí, còn các hoạt động hợp tác quốc phòng khác với nước này vẫn tiến hành như bình thường.
Mặc dù Tổng thống Biden nói rằng, Mỹ sẽ ngừng xuất khẩu cho Ả Rập Xê-út các loại vũ khí liên quan được sử dụng để thực hiện các chiến dịch tấn công ở Yemen. Tuy nhiên, chính quyền Biden chỉ đình chỉ việc xuất khẩu một số vũ khí, còn các hoạt động hợp tác quốc phòng khác với nước này vẫn tiến hành như bình thường.
Mỹ cũng đang chuẩn bị xuất khẩu 23 tỷ USD máy bay chiến đấu F-35, máy bay không người lái vũ trang và nhiều loại bom và tên lửa khác nhau cho UAE; nhưng UAE cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc nội chiến ở Yemen và Libya.
Mỹ cũng đang chuẩn bị xuất khẩu 23 tỷ USD máy bay chiến đấu F-35, máy bay không người lái vũ trang và nhiều loại bom và tên lửa khác nhau cho UAE; nhưng UAE cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc nội chiến ở Yemen và Libya.
Chính quyền Biden phải thực hiện tốt hơn việc rà soát bán vũ khí cho các quốc gia không đáng tin cậy, và chính sách chuyển giao vũ khí sắp tới của Mỹ tạo cơ hội cho việc này. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt không thể bỏ qua, để chấm dứt việc Mỹ cung cấp vũ khí, trang bị cho đối thủ của chính nước Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính quyền Biden phải thực hiện tốt hơn việc rà soát bán vũ khí cho các quốc gia không đáng tin cậy, và chính sách chuyển giao vũ khí sắp tới của Mỹ tạo cơ hội cho việc này. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt không thể bỏ qua, để chấm dứt việc Mỹ cung cấp vũ khí, trang bị cho đối thủ của chính nước Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rất nhiều vũ khí Mỹ đã rơi vào tay Taliban, trong khi quân đội Mỹ lại khẳng định rằng họ đã phá hủy tất cả trước khi rút lui. Nguồn: Wion.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Nga "phóng to" UAV cảm tử Lancet, sức mạnh tăng gấp đôi

Nga "phóng to" UAV cảm tử Lancet, sức mạnh tăng gấp đôi

Pháo đài Kostiantynivka sụp đổ, Ukraine vội vàng đổi chiến lược

Pháo đài Kostiantynivka sụp đổ, Ukraine vội vàng đổi chiến lược

Thành phố Sumy đã nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga

Thành phố Sumy đã nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga

Ấn Độ thu giữ tên lửa PL-15, "quốc bảo" Trung Quốc có thể bị sao chép

Ấn Độ thu giữ tên lửa PL-15, "quốc bảo" Trung Quốc có thể bị sao chép

Việt Nam và Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng toàn diện

Việt Nam và Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng toàn diện

Nga - Ukraine trả đũa nhau bằng UAV, sân bay Moscow tê liệt

Nga - Ukraine trả đũa nhau bằng UAV, sân bay Moscow tê liệt

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status