Chiến lược “đánh và đàm” của Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Sau vụ máy bay chở khách Nga bị rơi ở bán đảo Sinai ngày 31/10, Moscow đang tăng cường các cuộc tấn công chống lại phiến quân IS ở Syria.

Tăng cường sử dụng trực thăng vũ trang tham chiến
Lực lượng không quân Nga đã đưa một số lượng lớn các máy bay trực thăng tấn công từ căn cứ chính ở tỉnh Latakia đến hai căn cứ không quân  ở phía đông tỉnh Homs đối diện với phiến quân IS, theo các nguồn tin quân sự của debkafile.
Chien luoc “danh va dam” cua Nga o Syria
Trực thăng tấn công Mi-24 của Nga tác chiến ở Syria.
Từ hai căn cứ không quân Tiyas và Shayrat, sở chỉ huy Nga sẽ chỉ đạo cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Homs, một thành phố triệu dân ở Syria. Khi chuyển từ các cuộc không kích sang các cuộc tấn công chống IS trên chiến trường, người Nga biết rõ nguy cơ các trực thăng chiến đấu của họ có nguy cơ bị bắn hạ.
Thành phố Homs đã bị đe dọa trực tiếp vào ngày 1/11, khi phiến quân IS chiếm làng Mahin ở phía nam thành phố và đối đầu trực tiếp với lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, quân đội Syria và lực lượng Hezbollah. Đánh chiếm được Mahin mở đường cho phiến quân IS tiếp cận các khu vực ngoại ô phía nam của thành phố Homs và nắm quyền kiểm soát của xa lộ chiến lược M5 nối thành phố Homs với thủ đô Damascus.
Một nhóm trực thăng chiến đấu Nga hiện đang được triển khai tại sân bay quân sự Hama để đánh chặn cuộc tấn công của phiến quân IS và Mặt trận al-Nusra tỉnh Idlib. Các lực lượng thánh chiến đang trên đà tiến công, sau khi chiếm được thị trấn chiến lược Morek kiểm soát tuyến đường từ miền bắc đến miền trung từ tay quân đội Syria ngày 5/11.
Theo các nguồn tin tình báo từ miền nam nước Nga và bán đảo Crimea, nhiều đơn vị trực thăng chiến đấu Nga đã sẵn sàng được đưa sang Syria. Moscow rõ ràng đã sẵn sàng tiếp nhận gánh nặng chống Nhà nước Hồi giáo từ tay Iran, Syria và Hezbollah để ngăn chặn đà tiến của phiến quân IS. Chính vì vậy mà quân đội Nga ở Syria cần có trong tay nhiều trực thăng vũ trang để có thể hỗ trợ các cuộc tấn công trên mọi mặt trận.
Các nguồn tin tình báo khác cho biết một số đơn vị “tình nguyện quân” Nga cũng sẵn sàng xuất phát từ miền nam nước Nga và miền đông Ukraine đến Syria tham chiến. Nếu tin này là đúng sự thật, thì đây chính là một sự leo thang của Nga trong cuộc xung đột ở Syria, trái với tuyên bố của Tổng thống Putin về việc không đưa bộ binh tham chiến.

Kế hoạch hòa bình 7 điểm của Nga về Syria

Trong khi tăng cường cuộc chiến chống IS,  điện Kremlin cũng đang thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria tại cuộc đàm phán đa quốc gia sắp tới ở thủ đô Vienna. 
Chien luoc “danh va dam” cua Nga o Syria-Hinh-2
Hội nghị quốc tế về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria tổ chức ở thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo.
Ngày 10/11, giới truyền thông phương Tây đã “bật mí" về  “Kế hoạch hòa bình Syria 7 điểm” của Nga, nhưng chưa được Moscow xác nhận.
1. Nga và Mỹ sẽ thoả thuận về "danh sách mục tiêu" về các phe phái ở Syria chống lại giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài sang năm thứ 5. Các mục tiêu này sẽ hứng chịu các cuộc tấn  công phối hợp của Mỹ, các đồng minh và Nga. Đề xuất này không đi sâu vào bản chất của một cơ chế song phương nhằm xác định "danh sách mục tiêu”.
Phía Nga muốn không kích không chỉ phiến quân IS mà còn cả các nhóm thánh chiến cực đoan khác ở Syria. Moscow đã bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và NATO rằng chỉ có 1/9 các cuộc không kích của Nga là nhằm chống lại mục tiêu IS, trong khi hầu hết các cuộc không kích khác nhắm vào các nhóm nổi dậy Syria.
Như DEBKA Weekly đưa tin trước đây, chính quyền Obama không từ chối đề xuất hợp tác không quân Mỹ-Nga ở Syria và Iraq, nhưng yêu cầu Moscow làm rõ thêm đề xuất này.
2. Phía Nga đề nghị một lệnh ngừng bắn ngay lập tức trên tất cả các mặt trận với quân nổi dậy Syria. Đề nghị này không nói rõ về việc có được áp dụng với các lực lượng nước ngoài đang chiến đấu  ở Syria như Vệ binh Cách mạng Iran, Hezbollah, dân quân ủng hộ chính phủ Syria hay không.
3. Một khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, tất cả các bên và các tổ chức tham chiến tranh sẽ được triệu tập để tiến hành đối thoại quốc gia.
Hội nghị bàn tròn này sẽ có ba mục tiêu chính:
-  Trả tự do cho tất cả các tù nhân và con tin bị các bên khác nhau giam giữ.
- Chuẩn bị bầu cử quốc hội và tổng thống với một lệnh đại xá cho các tù nhân chính trị.
- Thành lập một chính phủ mới cam kết cải cách hiến pháp và chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Assad sang một thủ tướng được chỉ định.
Nói cách khác, ông Assad sẽ không phải từ chức ngay lập tức, nhưng sẽ phải từ bỏ một phần quyền hạn tổng thống của ông như quyền kiểm soát của quân đội và các cơ quan tình báo.
Người ta cho rằng Tổng thống Putin đã đưa điều khoản này trước khi ông Assad sang  Moscow và Tổng thống Syria không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận điều khoản này.
4. Cá nhân Tổng thống Nga đảm bảo rằng ông Assad sẽ không ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới, nhưng chấp nhận việc các thành viên trong gia đình của Tổng thống Assad có quyền tranh cử, nếu hội đủ điều kiện.
5. Tất cả các nhóm phiến quân và lực lượng dân quân tham gia thực hiện kế hoạch của Nga sẽ được kết nạp vào quân đội, các lực lượng an ninh của Syria, thể theo nguyện vọng của họ.
6. Chính phủ và các cơ quan khác bên ngoài Syria sẽ tiến hành ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí cho các lực lượng tham chiến. Quy định này được áp dụng không chỉ đối với Mỹ và Ả-rập Xê-út mà còn đối với Nga và Iran trong việc tài trợ cho quân đội Syria.
7. Nga sẽ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự ở Syria để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận, dựa trên sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nga-Syria dùng chiến lược mới để đánh bại IS

(Kiến Thức) - Một chuyên gia chính trị tại Đại học George Washington chỉ ra chiến lược mới để đánh bại IS mà các lực lượng Nga-Syria đang áp dụng trên chiến trường.

Nhà phân tích chính trị Nabil Michael nhận định rằng, các hoạt động quân sự của Không quân Nga ở Syria là rất hiệu quả. Điều này có thể sẽ sớm khiến phiến quân IS đầu hàng và những người tị nạn Syria có thể trở về nhà.
Cụ thể, nhà phân tích chính trị Nabil Michael nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn rằng, lực lượng Nga và Syria đang sử dụng một chiến lược mới để đánh bại IS.

Ngoại giao: “Vũ khí bí mật” của Tổng thống Putin ở Syria

(Kiến Thức) - Có dấu hiệu cho thấy “vũ khí bí mật” của Tổng thống Putin là ngoại giao, khi Moscow không loại trừ thời kỳ “hậu Assad” trong giải pháp chính trị ở Syria.

Sự hiện diện quân sự mở rộng nhanh chóng của Nga tại Syria được nhiều nhà phân tích xem như  nỗ lực củng cố chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad hơn là tấn công phiến quân IS. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy ngoại giao là "vũ khí bí mật" của Tổng thống Putin, khi Moscow đang tìm kiếm một giải pháp chính trị, trong đó có việc thành lập một chính phủ “hậu Assad” ở Syria.
Ngoai giao: “Vu khi bi mat” cua Tong thong Putin o Syria
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Nga chỉ lặp lại nét chính của một kế hoạch đã được phê duyệt về chính sách đối ngoại của Nga.
Các quan chức Nga từng nói về khả năng thay đổi chế độ Syria hiện hành và  xây dựng một chính phủ hòa hợp dân tộc trên thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các thành phần  đối lập nhất định. Thậm chí, điện Kremlin đã xem xét việc cho phép các nhóm Hồi giáo chống Assad tham gia vào một giải pháp chính trị ở Syria và khả năng bầu cử quốc hội trước thời hạn.

Nga không kích ở Syria: “Đánh” nhanh để “đàm” sớm?

Tuy tiếp tục mở rộng chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố, nhưng Nga vẫn hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.

Chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã bước sang tuần thứ hai, với cường độ ngày một gia tăng. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay Su-34, Su-24M và Su-25SM ngày 12/10 đã thực hiện 55 phi vụ ném bom, nhằm vào 53 vị trí của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Homs, Hama, Latakia và tỉnh Idlib; phá hủy nhiều công trình ngầm, kho đạn, trại huấn luyện của quân khủng bố, tiêu diệt một đoàn xe quân sự của IS đang trên đường vận chuyển vũ khí, xăng dầu ở phía bắc Hama.
Nga khong kich o Syria:
Nga đã đưa máy bay tiêm kích Su-30 sang Syria để bổ trợ cho lực lượng không quân Nga đóng tại đây. 
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov - tuyên bố, lần đầu tiên Nga đã đưa máy bay tiêm kích Su-30 sang Syria để bổ trợ cho lực lượng không quân Nga đóng tại đây.