Chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt bốc cháy

(Kiến Thức) - Đã xảy ra một vụ cháy trên tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) của Hải quân Mỹ vào ngày 14/4, rất may không ai bị thương.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ Steve Warren cho biết, ngày 14/4 máy phát điện tua bin khí trên tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) của Hải quân Mỹ đã xảy ra sự cố cháy và lan rộng sang các bộ phận khác của tàu.
Theo ông này, sự cố hoả hoạn không làm thuỷ thủ nào bị thương, chiếc tàu vẫn có thể hoạt động bình thường. Hiện thủy thủ đoàn tàu đang thực hiện đánh giá thiệt hại do sự cố cháy gây ra, cũng như điều tra nguyên nhân sự cố.
“Khi xảy ra sự cố cháy, trên tàu có khoảng 330 thuỷ thủ và chỉ cách quần đảo Bermuda khoảng 370 km”, phát ngôn viên Steve Warren nói.
Tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66).
 Tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66).
Trước đó, ngày 12/4 tàu USS Hue City (CG 66) đã rời cảng căn cứ tại bang Florida để thực hiện nhiệm vụ tới “khu vực đảm nhận của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ”.
Tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) được Hải quân Mỹ đặt theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968.
USS Hue City (CG 66) thuộc lớp tàu tuần dương Ticonderoga có lượng giãn nước lên tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuốc bin khí cực khỏe cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h.
Con tàu được trang bị hệ thống điện tự đồ sộ “nhất thế giới” với siêu radar mạng pha điện tử quét chủ động AN/SPY-1A/B có khả năng trinh sát, phát hiện mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa) cùng kho vũ khí “khổng lồ” với 122 ống phóng thẳng đứng Mk41 chứa bên trong nó tên lửa không đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm RUM-139. Ngoài ra, tàu còn có 8 quả tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hải quân hạng nặng 127mm và các tổ hợp pháo hạng nhẹ khác.

Chiến hạm Mỹ bắn pháo trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu duyên hải USS Freedom (LCS-1) của Hải quân Mỹ vừa có cuộc tập trận bắn đạn thật trên khu vực Biển Đông.

Nằm trong chiến lược chuyển trọng tâm vào châu Á của Tổng thống Barack Obama, tàu chiến đấu duyên hải tiên tiến USS Freedom (LCS-1) đang đóng tại căn cứ hải quân ở Singapore trong sứ mệnh kéo dài 8 tháng. Trong ảnh là thủy thủ USS Freedom đang tiến hành bảo dưỡng định kỳ pháo hải quân trên tàu vào ngày 22/9, chuẩn bị cho bài bắn đạn thật.
 Nằm trong chiến lược chuyển trọng tâm vào châu Á của Tổng thống Barack Obama, tàu chiến đấu duyên hải tiên tiến USS Freedom (LCS-1) đang đóng tại căn cứ hải quân ở Singapore trong sứ mệnh kéo dài 8 tháng. Trong ảnh là thủy thủ USS Freedom đang tiến hành bảo dưỡng định kỳ pháo hải quân trên tàu vào ngày 22/9, chuẩn bị cho bài bắn đạn thật.
USS Freedom (LCS-1) được trang bị hệ thống pháo hải quân tự động Mk 110 57mm (cơ số đạn 400 viên), đạt tầm bắn 14km, tốc độ bắn 220 phát/phút.
 USS Freedom (LCS-1) được trang bị hệ thống pháo hải quân tự động Mk 110 57mm (cơ số đạn 400 viên), đạt tầm bắn 14km, tốc độ bắn 220 phát/phút.

Tàu chiến Mỹ suýt mang tên thành phố Đà Nẵng

Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.
Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.

Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.
Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.

Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.
Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.

Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.
Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).
Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).

USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.
USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.

Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.
Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.

Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.
Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.

Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).
Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).

Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).
Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).

Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.
Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.

Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.
 Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.