Chi tiết 13 hành vi vi phạm phòng chống dịch bệnh COVID-19

(Kiến Thức) - Cùng ngày với việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tăng cường xử phạt những trường hợp nào không nằm trong diện được đi ra ngoài đường, Sở Tư pháp Hà Nội cũng ban hành văn bản nêu chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội đã ban hành văn bản 925/STP-PBGDPL, nêu chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể 13 hành vi gồm:
1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300 nghìn đồng.
2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5 triệu đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7 triệu đồng.
3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 2 triệu đồng.
Chi tiet 13 hanh vi vi pham phong chong dich benh COVID-19
Lực lượng chức năng tăng cường xử phạt những trường nào không nằm trong diện được đi ra ngoài đường. Ảnh: Hà Nội Mới.
4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, 20 triệu đồng đối với tổ chức.
5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, 20 triệu đồng đối với tổ chức.
6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng.
7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch COVID-19có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.
8. Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.
9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự.
10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.
11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự.
12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ massage, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo điều 295 Bộ luật Hình sự.
13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự.
Chi tiet 13 hanh vi vi pham phong chong dich benh COVID-19-Hinh-2
Nguồn VTC Now. 
Cùng ngày với việc Sở Tư pháp Hà Nội ban hành văn bản chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều 3/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu, từ ngày 4/4, tăng cường kiểm tra, những trường nào không nằm trong diện được đi ra ngoài đường là phải phạt. “Chế tài đi ra ngoài đường phạt có rồi, các đồng chí kiểm tra và phải phạt những người không thuộc diện đi ra ngoài đường”, ông Chung nói.
Sáng ngày 4/4, Chủ tịch TP Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung nêu rõ, việc xử phạt các đối tượng không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng là hoàn toàn có cơ sở, giống người không chấp hành đeo khẩu trang.
Căn cứ được ông Chung nhắc đến đến là việc Thủ tướng đã quyết định công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, khẳng định đây là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.
Ngoài các chỉ thị về giải pháp phòng chống dịch của Thủ tướng, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết còn nhiều văn bản pháp luật khác quy định xử lý việc không thực hiện nghiêm các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định”.
Điều 8 luật này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tùy tính chất và mức độ của hành vi, người vi phạm còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Đối chiếu về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chủ tịch UBND xã, phường cũng có thẩm quyền xử phạt các trường hợp này. “Vì vậy, với những trường hợp cố tình vi phạm, không thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng trong phòng chống dịch, chúng tôi hoàn toàn có đủ cơ sở xử phạt”, ông Chung nói.
>>> Mời độc giả xem video Chủ tịch Hà Nội: Sẽ xử phạt người ra đường không đúng nhiệm vụ

Nguồn VTC Now.

Ca bệnh 34 “siêu lây nhiễm” ở Bình Thuận: Đã khỏi... giờ cần chịu “án phạt“?

(Kiến Thức) - Ca bệnh COVID-19 thứ 34 là một nữ doanh nhân, được "mệnh danh" là ca "siêu lây nhiễm" ở Bình Thuận đã khỏi bệnh và ra viện sáng 3/4, trước đó, ca bệnh này có tình trạng khai báo gian dối khi phát hiện bệnh. Vậy, với trường hợp này liệu có bị xử lý theo quy định pháp luật? 

Sáng 3/4, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận đã làm thủ tục công bố khỏi bệnh cho 7 bệnh nhân nhiễm COVID-19 và chuyển những bệnh nhân này đi cách ly tiếp 14 ngày tại Trung tâm điều trị bênh nhận COVID-19 của tỉnh.

Hải Phòng: Cách ly tập trung tất cả người về từ vùng COVID- 19

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa ban hành văn bản yêu cầu thực hiện cách ly tất cả người từ vùng dịch COVID-19 trở về từ ngày 3/4/2020.

Cách ly tập trung những người về từ vùng dịch
Theo văn bản số 2449/UBND-VX của UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 4/4 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu tổ chức cách ly y tế tập trung đối với tất cả những người từ các vùng dịch về Hải Phòng từ ngày 3/4.

Nghẹn ngào người thân, đồng đội tiễn biệt 2 chiến sỹ hy sinh

Đến đưa tiễn đồng chí, người thân của mình, nhiều người không cầm được nước mắt trước nỗi đau mất mát quá lớn.

Nghen ngao nguoi than, dong doi tien biet 2 chien sy hy sinh
Chiều ngày 4/4, gia đình và đồng đội tổ chức lễ truy điệu, an táng Thiếu tá Đặng Thanh Tuấn- một trong hai cán bộ, chiến sĩ của Đội CSGT- Trật tự Công an quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ vào tối 2/4. Trong ảnh là bà Nguyễn Thị Hảo (63 tuổi) đau đớn trước nỗi đau mất đứa con trai duy nhất của mình.