Chi phí tiếp khách tiền tỷ, bao quan lớn lĩnh án kỷ luật?

Mới đây, thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã bị kỷ luật cảnh cáo do vi phạm quản lý, sử dụng tài chính, trong đó có chi phí tiếp khách tiền tỷ. Trước đó, một số lãnh đạo địa phương cũng nhận kỷ luật do vung tay chi tiền tỷ tiếp khách.

Chi tiếp khách, mua quà gần 29 tỷ đồng
Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, tại kỳ họp thứ ba, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, Bộ Công an, nguyên Giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, việc ra quyết định kỷ luật trên sau khi xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Chi phi tiep khach tien ty, bao quan lon linh an ky luat?
 Kỳ họp thứ ba, Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và ngành Công an trong quản lý, sử dụng tài chính và công tác cán bộ của đơn vị.
Cuối năm 2019, có nhiều đơn thư phản ánh về việc ông Đặng Hoàng Đa khi giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã bổ nhiệm cán bộ không đúng quy định, duyệt chi nhiều khoản không đúng dẫn tới nợ ngân sách 7 tỷ đồng.
Báo cáo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng gửi Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương về dư nợ tại Công an tỉnh Sóc Trăng thì việc quản lý, sử dụng “quỹ sản xuất” tại Công an tỉnh Sóc Trăng từ tháng 1/2011 – 10/2016 có nhiều dấu hiệu sai phạm của ông Đặng Hoàng Đa.
Cụ thể, tổng thu “quỹ sản xuất” của Công an tỉnh Sóc Trăng trong thời gian này là 38 tỷ đồng nhưng tổng chi hơn 45,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi mua quà biếu, tiếp khách lên đến trên 39,7 tỷ đồng; chi đi công tác, hội nghị 3,4 tỷ đồng; chi cho cán bộ chiến sĩ, hỗ trợ bếp ăn trên 1 tỷ đồng và chi khác hơn 1,6 tỷ đồng.
Báo cáo cho thấy, thời điểm làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã đã duyệt chi trên 28,8 tỷ đồng.
Nguyên Bí thư và Chủ tịch huyện Yên Định (Thanh Hóa) nợ 50 tỷ
Ngày 30/7/2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa ra thông báo kết luận về kết quả xem xét, xử lý kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định, nhiệm kỳ 2010-2015.
Kỷ luật cách chức Bí thư Huyện ủy, cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định, nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Hoàng Cao Thắng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Yên Định; cách chức Phó Bí thư Huyện ủy Yên Định, nhiệm kỳ 2010-2015 đối với bà Ngô Thị Hoa, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định.
UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng thi hành quyết định đối với nhiều cán bộ UBND huyện Yên Định. Trong đó, cảnh cáo đối với ông Lưu Vũ Lâm - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy (nhiệm kỳ 2015-2020), nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định, (nhiệm kỳ 2016-2021); cảnh cáo ông Nguyễn Văn Chung, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Định, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chi phi tiep khach tien ty, bao quan lon linh an ky luat?-Hinh-2
 Huyện ủy Yên Định. Ảnh: NLĐ
Thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Vũ Ngọc Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch HĐND huyện Yên Định, nhiệm kỳ 2016-2021; khiển trách ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Yên Định, nhiệm kỳ 2016-2021 và nguyên Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện, giai đoạn 2010-2013…
Việc kỷ luật các cán bộ trên liên quan dấu hiệu vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chi tiêu ngân sách (dẫn đến việc nợ 52 tỷ đồng) đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Cụ thể, Huyện ủy, UBND huyện Yên Định bị tố nợ hơn 50 tỷ đồng của cán bộ, nguyên cán bộ huyện và một số người dân. Sau đó, thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết. Theo UBND huyện Yên Định, thống kê công nợ từ năm 2012-2015 của đơn vị này là 23 tỷ đồng. Riêng Huyện ủy Yên Định có số nợ là 29 tỷ đồng. Số tiền này cán bộ, nhân viên của huyện chi nhiều khoản cho cơ quan như: chi tiếp khách, mua sắm trang thiết bị, tiền công tác phí…
Chi 3,3 tỷ tiền tiếp khách hóa đơn chứng từ không hợp lệ
Tháng 9/2020, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu phát hiện UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu chi tiền tiếp khách hóa đơn, chứng từ không hợp lệ lên đến trên 3,3 tỷ đồng.
Kết luận Thanh tra tỉnh Bạc Liệu cho thấy, trong quá trình lãnh đạo, UBND huyện Đông Hải đã để xảy ra tình trạng tạm ứng ngân sách kéo dài nhiều năm không đảm bảo thủ tục, hồ sơ thanh toán, chưa có giải pháp thu hồi hoàn ứng ngân sách với số tiền trên 9,6 tỷ đồng.
Trong đó, tạm ứng ngân sách huyện không đảm bảo thủ tục, hồ sơ thanh toán trên 3,8 tỷ đồng; tạm ứng ngân sách xã không đảm bảo thủ tục, hồ sơ thanh toán trên 2,1 tỷ đồng; cho các đơn vị tạm ứng để chi trả cho Công ty bất động sản Bạc Liêu trên 3,6 tỷ đồng liên quan đến Trung tâm thương mại Gành Hào.
Ngoài ra, tại 7 xã, thị trấn đã để xảy ra tình trạng không cân đối được ngân sách kéo dài mà chưa có biện pháp xử lý (thâm hụt ngân sách) với tổng số tiền hơn 5,7 tỷ đồng. Đặc biệt, thanh toán tiếp khách, xăng xe đi công tác, mua sắm nhỏ chưa đảm bảo thủ tục, hồ sơ thanh toán với số tiền trên 5,2 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh Bạc Liệu sau đó đã có kiến nghị trình Chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể UBND huyện Đông Hải, vai trò chính là Chủ tịch UBND huyện tại thời điểm phụ trách để xảy ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm công trên địa bàn huyện Đông Hải giai đoạn từ 2015 – 2019.
Huyện khó khăn cũng chi tiền tỷ tiếp khách
Tháng 10/2019, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu ra thông báo kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý các nguồn kinh phí, quản lý đầu tư xây dựng và mua sắm ở huyện Vĩnh Lợi.
Đáng chú ý, trong số những sai phạm được chỉ ra, UBND huyện Vĩnh Lợi đã mạnh tay chi tiền trong việc tiếp khách. Cụ thể, chi tiếp khách không đảm bảo thủ tục, hồ sơ thanh toán với số tiền hơn 3 tỷ đồng; bổ sung phát sinh chi cho thường trực HĐND và UBND huyện ngoài chế độ tài chính quy định với số tiền gần 4,1 tỷ đồng.
UBND huyện bổ sung kinh phí tiếp khách đến quan hệ làm việc với huyện, nhưng không thông báo cho đơn vị đến, không xác định số lượng khách, thời gian lưu trú; không có hồ sơ, tài liệu chứng minh việc thanh toán kinh phí.
Chi phi tiep khach tien ty, bao quan lon linh an ky luat?-Hinh-3
 Nhiều địa phương chi tiền tỷ tiếp khách. Ảnh minh họa. Nguồn: Lao động.
Ở Gia Lai… đến 61 tỉnh thành để chi tiền tiếp khách
Tháng 9/2019, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CA Gia Lai) đã vào cuộc điều tra tại 61 tỉnh thành để làm rõ việc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai hợp thức hóa hóa đơn, chứng từ tiếp khách từ năm 2013 - 2016.
Sở Tài chính Gia Lai là cơ quan đầu tiên phát hiện dấu hiệu “bất thường” trong việc thanh toán tiền ăn, chi tiếp khách ngoài tỉnh của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai.
Tháng 9/2017, UBKT Tỉnh ủy Gia Lai có kết luận phát hiện đơn vị này sai phạm hơn 15 tỷ đồng. Hồ sơ sau đó được chuyển sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra đề nghị khởi tố về hành vi tham nhũng, chức vụ.
Một trong những sai phạm tài chính tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai xảy ra từ năm 2013 - 2016 được UBKT Tỉnh ủy Gia Lai liệt kê sang công an đó là chi tiếp khách không đúng tiêu chuẩn, đối tượng, nguồn kinh phí, hồ sơ thanh toán không đảm bảo; thanh toán tiền tiếp khách các huyện không đúng thực tế số tiền 3,539 tỷ đồng; Tiếp khách ngoài tỉnh với số tiền trên 4 tỷ đồng.
Khi đó, Cơ quan CSĐT cho biết, cần phải điều tra, xác minh liên quan đến nhiều người, nhiều đơn vị bán hàng, tại 61 tỉnh thành trong cả nước và 16 huyện thị trong tỉnh, lại kéo dài từ năm 2013 – 2016 nên cần nhiều thời gian để thực hiện, trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thời hạn xác minh kiến nghị khởi tố chỉ quy định 4 tháng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đánh giá tình hình thu - chi ngân sách nhà nước năm 2020:

Nguồn: Truyền hình Thái Nguyên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thực hiện chiến lược vaccine phòng, chống COVID-19“

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nghe lãnh đạo Bộ Y tế báo cáo về diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19; công tác xét nghiệm diện rộng và tiêm vaccine cho nhân dân.

Sáng 15/5, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bộ Y tế để có những giải pháp phát triển ngành y tế và giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp bách của ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Thu tuong Pham Minh Chinh: “Thuc hien chien luoc vaccine phong, chong COVID-19“

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế nhằm đưa ra những giải pháp phát triển ngành y tế và giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp bách của ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, “toàn dân đang trông chờ chúng ta, lực lượng nòng cốt chống dịch”, yêu cầu thảo luận tập trung, chất lượng, hiệu quả, có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để Bộ Y tế và ngành Y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thủ tướng yêu cầu thảo luận 3 vấn đề chính:

Thứ nhất, những thành quả nổi bật, những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của ngành trong thời gian qua, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, các bài học kinh nghiệm.

Thứ hai, các giải pháp đột phá để phát triển ngành Y tế trong thời gian tới.

Thứ ba, công tác phòng chống COVID-19 thời gian qua, đề xuất các giải pháp để phòng chống dịch hiệu quả, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, trước mắt là chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp

Báo cáo tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, số lượng các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng, tuy nhiên, tất cả các ca mắc mới đều xác định được nguồn gốc lây nhiễm là từ các ổ dịch trước đó, đã được cách ly tập trung từ trước thông qua truy vết F1.

Số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang tiếp tục được truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm; tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng tại một số địa phương khác, nhất là các địa phương có tập trung đông người trong dịp nghỉ lễ vừa qua do nguồn lây bệnh chưa phát hiện được hoặc từ nguồn nhập cảnh chưa được phát hiện.

Thu tuong Pham Minh Chinh: “Thuc hien chien luoc vaccine phong, chong COVID-19“-Hinh-2

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm vaccine được hơn 969.000 liều, đạt tỷ lệ 106%. 

Về năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2, hiện ở mức gần 66.000 mẫu/ngày, gần 4 triệu người được xét nghiệm. Đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm vaccine được hơn 969.000 liều, đạt tỷ lệ 106%.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng Đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 và bố trí nguồn lực thực hiện. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Bộ đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine qua nhiều kênh khác nhau, làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vaccine, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài.

Cần tích cực xét nghiệm chủ động, thực hiện chiến lược vaccine

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam quyết tâm phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, coi nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân là trước hết, trên hết; trước mắt bảo vệ an toàn, thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phấn đấu đạt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp để đạt mục tiêu trên, đặc biệt là ngành Y tế và các ngành, các cấp cần thực hiện mạnh mẽ, tích cực xét nghiệm chủ động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bắt buộc theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông vào phòng, chống dịch. Thực hiện “chiến lược vaccine”.

Thu tuong Pham Minh Chinh: “Thuc hien chien luoc vaccine phong, chong COVID-19“-Hinh-3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế. 

Thủ tướng nhấn mạnh: "Bây giờ chúng ta phải thực hiện chiến lược vaccine, phải tăng cường tiếp cận các nguồn vaccine một cách có hiệu quả và mua vaccine theo đúng chương trình, kế hoạch mà Ban chỉ đạo đã đề ra. Thứ hai, phải mua công nghệ, nếu có. Thứ ba, phải nghiên cứu để sản xuất vaccine. Thứ tư, tổ chức tiêm vaccine nghiêm túc, hiệu quả, ưu tiên cho các đối tượng tuyến đầu."

Bên cạnh đó Thủ tướng cũng yêu cầu cần tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền về phòng, chống COVID-19 và phải chủ động tích cực hơn nữa trong công tác xét nghiệm.

“Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới công tác tuyên truyền và kêu gọi mọi người dân tham gia vào phòng, chống dịch với tinh thần trước hết là vì sức khỏe của mình, vì sức khỏe cộng đồng và góp phần vì lợi ích quốc gia dân tộc. Chúng ta đang kết hợp hài hòa hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, nhưng mà lấy công là chính, phải xét nghiệm chủ động tích cực hơn nữa, huy động các nguồn lực xã hội hóa có thể để tập trung cho công tác xét nghiệm chủ động phát hiện sớm, chính là phát hiện từ xa, phát hiện lúc chưa có dịch”- Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân, mô hình tốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị lơ là, chủ quan và không thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.

Thủ tướng đặc biệt mong muốn các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, huy động trí tuệ, nguồn lực tổng hợp trong phòng chống dịch. Theo đó, những địa phương có kinh nghiệm hay, tình hình dịch được kiểm soát tốt thì chia sẻ, chi viện cho những địa phương còn khó khăn, dịch bệnh diễn biến khó lường; những người có điều kiện giúp đỡ người không có điều kiện; người không bị nhiễm bệnh giúp đỡ những người nhiễm bệnh.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả

Về hoạt động của ngành Y tế, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thành tựu mà ngành Y tế đạt được trong thời gian qua là hết sức cơ bản, có tính chất quyết định, toàn diện, từ Trung ương đến cơ sở, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của các nước, nhất là trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Nhờ đó, Việt Nam là một trong số ít nước phòng chống dịch CVOD-19 hiệu quả.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của ngành Y tế, đồng thời ghi nhận, hoan nghênh, biểu dương những đóng góp của toàn ngành y tế, nhất là đối với những hy sinh, vất vả của những “chiến sĩ” trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân và hỗ trợ bạn bè quốc tế trong phòng, chống dịch bệnh.

Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế mà ngành Y tế cần khắc phục như: Chưa có chiến lược tổng thể phát triển ngành Y tế ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là trong tình hình mới. Thể chế, cơ chế, chính sách về y tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, hạn hẹp, nhất là trong huy động nguồn lực cho phát triển ngành Y tế. Cơ sở vật chất, đầu tư tài chính cho ngành Y chưa xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Việc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường trong ngành Y cần phải nghiên cứu để làm tốt hơn. Trong ngành Y vẫn còn để xảy ra những phiền hà, gây tâm tư, bức xúc trong nhân dân...

Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Y tế phải khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình hành động của ngành Y, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với các mục tiêu, chiến lược lớn đã được ghi trong Nghị quyết. Phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Có giải pháp khắc phục, thích ứng với tình trạng già hóa dân số…

Thủ tướng chỉ đạo ngành Y tế thực hiện một số nhiệm vụ có tính chất cấp bách, đột phá như: Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình và tổ chức thực thi hiệu quả. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đầu tư, phát triển y học chuyên sâu. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp vào phát triển sự nghiệp y tế, nhất là đẩy mạnh hợp tác công-tư. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế. Thực hiện tốt hơn nữa công tác thi đua khen thưởng. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tránh gây phiền hà cho nhân dân. Thực hiện tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong ngành y và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Coi trọng công tác truyền thông, đồng thuận trong xã hội, đấu tranh trước các thông tin sai trái….

Bắt giám đốc lập 2 công ty bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Thành là giám đốc 2 công ty, đã câu kết với 1 chủ doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đà Nẵng để bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép dưới vỏ bọc chuyên gia.

Ngày 15/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam 2 người liên quan đến các đường dây tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trái phép dưới hình thức chuyên gia.