Chi 1,2 tỷ USD nhập khẩu thịt, hàng lậu vẫn tuồn về Việt Nam

Các doanh nghiệp nước ta đã chi 1,21 tỷ USD nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt trong 10 tháng đầu năm. Song, những ngày gần đây, hàng lậu vẫn tuồn qua biên giới về Việt Nam.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho hay, 10 tháng năm nay, Việt Nam nhập khẩu gần 545 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,21 tỷ USD. Lượng hàng nhập về giảm 11,9%, nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, 10 tháng năm 2022, nhập khẩu các mặt hàng này từ Ấn Độ lên tới 418,63 triệu USD, tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, trong tháng 10/2022, nhập khẩu thịt từ Ấn Độ tăng hơn 114% về lượng và tăng gần 209% về trị giá so với tháng 10/2021, chiếm 20,4% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của nước ta trong tháng.

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ mức 3.199 USD/tấn, tăng 44,3% so với tháng 10/2021.

Chi 1,2 ty USD nhap khau thit, hang lau van tuon ve Viet Nam

10 tháng năm nay, các doanh nghiệp chi 1,21 tỷ USD nhập khẩu thịt, sản phẩm từ thịt (Ảnh: Tâm An)

Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong tháng 10 năm 2022, nước ta nhập khẩu chủ yếu các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm (nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh); thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh...

Trong đó, nhập khẩu thịt lợn và thịt gia cầm tiếp tục giảm, còn nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tính toán từ cơ quan chức năng, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt trong nước khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa nên lượng nhập khẩu tới đây dự báo sẽ không tăng đột biến.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ NN-PTNT phải gửi văn bản cho nhiều địa phương yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn trâu, bò vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới. Thời gian qua, hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới miền Trung vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia.

Theo Bộ NN-PTNT, việc buôn bán vận chuyển trái phép trâu bò vào nước ta làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, viêm da nổi cục; trâu bò nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Phần thịt trên con lợn có tác hại khôn lường nhiều người không biết

Đây là nguyên liệu phổ biến được dùng trong các món ăn hằng ngày của nhiều gia đình.

Ngoài việc bổ sung năng lượng, khi ăn thịt thủ, bạn còn được bổ sung chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng khác nhau.

Tuy nhiên, không nên ăn nhiều phần thịt này trong thời gian dài để tránh một số ảnh hưởng xấu.

5 loại thịt lợn cứ tưởng ngon lành nhưng “cực bẩn”

Thịt lợn (thịt heo) vốn là một trong những thực phẩm phổ biến vì sự thơm ngon, dễ chế biến lại giàu dinh dưỡng. Nhưng bạn có biết rằng, có 4 loại thịt lợn tốt nhất không bao giờ nên ăn.

Miếng thịt bị sũng nước

Sự thật là những miếng thịt lợn trông có vẻ mọng nước, ẩm ướt bất thường lại rất có thể bị bơm nước, ngâm nước cho nặng cân.

Khi đi chợ, các chị em nội trợ nên để ý. Nếu thấy nước chảy ra từ thịt lợn, người bán thường xuyên phải lấy khăn thấm thì khả năng cao thịt đã bị bơm, tránh mua.

Ảnh minh họa.