Cháy trường đại học ở Ukraine, hàng chục người thương vong

Cơ quan Dịch vụ khẩn cấp Ukraine cho biết 1 người đã thiệt mạng và 26 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 4/12 tại một cơ sở giáo dục ở tỉnh Odessa, miền Nam nước này.

Theo thông báo, hiện trường vụ cháy trường đại học ở Ukraine xảy ra tại tầng 3 của tòa nhà 6 tầng của trường Đại học Kinh tế - Luật và Nhà hàng khách sạn Odessa. Nạn nhân tử vong là giáo viên.
Chay truong dai hoc o Ukraine, hang chuc nguoi thuong vong
 Khói lửa bốc lên từ trường Đại học Kinh tế - Luật và Nhà hàng khách sạn Odessa ở tỉnh Odessa, miền Nam Ukraine trong vụ hỏa hoạn ngày 4/12/2019. Ảnh: Kyiv Post/TTXVN.
Trong số những người bị thương có 7 nhân viên của Cơ quan Dịch vụ khẩn cấp Ukraine.
Lực lượng cứu hỏa đã sơ tán 40 người và nhiều trường hợp trong đó đã được đưa tới bệnh viện.
Hãng thông tấn Ukrinform cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, trong tòa nhà này có khoảng 400 người. Lửa đã lan rộng ra diện tích hơn 3.000 m2 trước khi lực lượng cứu hỏa khống chế được đám cháy.
Hiện nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân gây hỏa hoạn.

Rừng Amazon đã bị tàn phá ra sao theo thời gian?

(Kiến Thức) -  Tình trạng cháy rừng Amazon, đặc biệt là tại Brazil, vẫn diễn biến phức tạp trong những ngày qua. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, số vụ cháy tại rừng mưa nhiệt đới này đã tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?
 Theo Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, tính từ đầu năm 2019 đến nay, số vụ cháy tại rừng Amazon đã tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bản đồ các vụ cháy xảy ra từ ngày 13/8 trên khắp khu vực Nam Mỹ. (Nguồn ảnh: Business Insider)

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-2
Sau khi chính quyền Brazil gần đây ban hành lệnh cấm đốt nương rẫy trong 3 tháng, Brazil vẫn ghi nhận thêm gần 4.000 đám cháy mới chỉ vòng trong hai ngày và hơn một nửa số đó xảy ra tại rừng Amazon.  

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-3
 Trước tình hình cấp bách hiện nay, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã điều binh sĩ tới các khu vực rừng mưa nhiệt đới Amazon, đồng thời tuyên bố chấp nhận viện trợ của quốc tế để chống cháy rừng.
Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-4
Theo Business Insider, các đám cháy ở rừng Amazon thường xảy ra vào mùa khô mỗi năm, do điều kiện thời tiết khô nóng hoặc do con người đốt rừng lấy đất canh tác và khai thác gỗ. Tuy nhiên, năm 2019 ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục tại Amazon. Ảnh: Vụ cháy rừng Amazon năm 1990. 

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-5
Loạt hình do Business Insider đăng tải phần nào cho thấy khu rừng Amazon tại Brazil đã bị tàn phá hàng chục năm qua. Ảnh: Khói bốc lên từ khu rừng vào năm 1973.

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-6
Ảnh chụp một vạt rừng mưa nhiệt đới Amazon bị phá để lấy đất canh tác năm 1983.

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-7
 Một bức hình khác chụp rừng Amazon bị tàn phá năm 1990.

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-8
 Hoạt động phá rừng làm trang trại gia súc lớn gần Acre, Brazil, ngày 17/11/2014.

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-9
Ông Frere Henri Burin Des Roziers đứng nhìn đám cháy gần Para, Brazil, hồi tháng 9/2008. 

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-10
 Các nhà hoạt động Greenpeace phản đối nạn phá rừng trong khu rừng Amazon ở thị trấn Claudia, bang Mato Grosso, Brazil,  tháng 8/2005.

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-11
Khói dày bao trùm phần lớn khu rừng Amazon năm 2019. 

Rung Amazon da bi tan pha ra sao theo thoi gian?-Hinh-12
 Cháy rừng Amazon đã biến ngày thành đêm ở thành phố Sao Paulo, cách đám cháy tới gần 3.000 km, hồi tháng 8/2019.

Cháy rừng diện rộng ở Indonesia, Malaysia và Singapore "vạ lây"

Cháy rừng diện rộng ở Indonesia một lần nữa làm khói bụi phát tán sang Malaysia và Singapore, khiến ô nhiễm ở hai nước này tăng vọt. Malaysia phải phân phát nửa triệu khẩu trang.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Các cao ốc ở Kuala Lumpur bị bao phủ trong khói mù ngày 11/9. Hơn 930.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia, và hàng trăm cư dân phải sơ tán. Singapore và Malaysia đều hứng chịu khói bụi trong suốt một tuần nay, và mức độ ô nhiễm tăng lên mức nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Các đám cháy được cho là do nông dân gây ra khi đốt phá rừng lấy đất làm ăn - tương tự nguyên nhân gây ra cháy rừng kỷ lục ở vùng Amazon của Brazil. Trong ảnh, khói bốc lên từ cháy rừng ở tỉnh Nam Kalimantan của Indonesia đầu tháng 9. Ảnh: Reuters.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Người Hồi giáo ở Indonesia cầu nguyện cho mưa ở tỉnh Riau ngày 11/9 phải đeo khẩu trang. Ngày 10/9, Malaysia đã phân phát nửa triệu khẩu trang ở bang Sarawak, nơi chứng kiến chỉ số ô nhiễm không khí (API) tăng vọt, theo hãng thông tấn nhà nước Bernama. 409 trường học của bang đã đóng cửa ngày 10/9, sau đó mở cửa lại ngày 12/9. Ảnh: AP.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Hơn 9.000 nhân viên chữa cháy đã được điều động, theo CNN Indonesia. Trong ảnh, lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy trong một bụi cây ở tỉnh Riau, Indonesia ngày 11/9. Ảnh: AP.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Trong vòng 24 giờ gần đây, 11 trên 16 bang và vùng lãnh thổ của Malaysia có mức API trong khoảng “không an toàn” từ 101-200. API là chỉ số phản ánh nồng độ của một số chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi, hệ tuần hoàn, phá hủy các nội tạng trong cơ thể người. Trong ảnh, những con rắn con bị thiêu chết trong đồn điền trồng cọ ở tỉnh Riau, Indonesia, ngày 4/9. Ảnh: AFP.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Một lính cứu hỏa chiến đấu với “giặc lửa” ở tỉnh Nam Sumatra ngày 6/9. Giới chức Singapore ra khuyến cáo ngày 10/3, nhắc đến cháy rừng ở Indonesia là nguyên nhân ô nhiễm, khuyên người dân ở trong nhà. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Cảnh sau cháy rừng ở Meulaboh, Acheh, Indonesia, ngày 8/8. Quận Rompin ở Pahang, Indonesia, có mức API tăng vọt lên tới 232. API ở Singapore lên mức “không an toàn” trong suốt ngày 10/3, đạt tối đa 151. Đây là những con số đáng sợ nếu so với 7 ở New York hay 24 ở London. Ngay cả ở Bắc Kinh, nổi tiếng vì ô nhiễm, vẫn thấp hơn - ở mức 50. Ảnh: Getty Images.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Đây không phải là vấn đề mới. Nhiều năm nay, các đám cháy ở Indonesia đã khiến cả nước này, và Singapore, Malaysia “ngạt thở” trong khói bụi. Có những lúc API ở Indonesia lên tới 1.000, khiến tầm nhìn giảm xuống dưới 100 m. Nguyên nhân là mùa đốt rừng lấy đất hàng năm, phục vụ cho sản xuất giấy hoặc dầu cọ - những ngành công nghiệp đã phá hủy rừng Indonesia. Trong ảnh, các lính cứu hỏa đang vật lộn với cháy rừng ở Ogan Illir, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia ngày 6/8. Ảnh: Getty Images.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Một số tỉnh Indonesia phải ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 8 vì cháy rừng. Chính quyền Indonesia đã muốn dừng nạn đốt rừng vốn là bị pháp luật cấm. Tiền phạt có thể lên tới 700.000 USD và 10 năm tù, nhưng nạn đốt rừng vẫn tiếp diễn. Getty Images.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói ông “xấu hổ” vì điều này, và thừa nhận khói bụi đang ảnh hưởng tới Singapore và Malaysia. Ảnh: Getty Images.

Chay rung dien rong o Indonesia, Malaysia va Singapore
 Cháy rừng ở Riau, Indonesia. Ảnh: Barcroft Media. *) Title do Kiến Thức biên tập lại