Cháy kinh hoàng ở nhà thờ Ai Cập, 41 người chết

Một nhà thờ ở Ai Cập bị cháy do chập điện khiến 41 người chết, phần lớn là trẻ em.

Ngày 14/8, một vụ hỏa hoạn ở nhà thờ Abu Sefein tại TP Giza (Ai Cập) khiến 41 người chết và ít nhất 14 người bị thương, đài CNN đưa tin.
Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương) và do sự cố về điện trong máy điều hòa ở tầng 2 của nhà thờ.
Bộ này cho biết ít nhất 2 nhân viên cứu hỏa và 3 nhân viên bảo vệ bị thương trong vụ hỏa hoạn tại nhà thờ. Theo Bộ, phần lớn các trường hợp tử vong và bị thương là do ngạt khói tại các phòng học đạo trong nhà thờ.
Chay kinh hoang o nha tho Ai Cap, 41 nguoi chet
 Lực lượng an ninh tại hiện trường nơi xảy ra vụ cháy. Ảnh: CNN
Theo hãng tin AP, 15 xe cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường để dập lửa và nhiều xe cứu thương nhanh chóng chở những người bị thương tới các bệnh viện gần đó.
Hai nguồn tin an ninh chia sẻ với hãng tin Reuters rằng đám cháy đã chặn một cửa ra vào nhà thờ khiến tín đồ chạy tán loạn. Hai nguồn tin này cũng cho biết hầu hết những người thiệt mạng là trẻ em.
Tín đồ Yasir Munir cho biết: "Mọi người đang tập trung ở tầng 3 và tầng 4. Chúng tôi thấy khói bốc ra từ tầng 2 và mọi người đổ xô đi xuống cầu thang. Sau đó, chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ và tia lửa và lửa bốc lên từ cửa sổ”.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi viết trên Facebook rằng ông chia buồn với thân nhân người bị nạn và đang theo dõi sát sao diễn biến của vụ tai nạn thương tâm này. Ông cho biết đã chỉ đạo tất cả các cơ quan hữu quan khẩn trương giải quyết vụ việc, chữa trị cho những người bị thương.

Người đàn ông phóng hỏa nhà thờ vì vợ liên tục quyên góp tiền

Tức giận vì vợ nhiều lần lấy tiền tích cóp của cả gia đình đi quyên góp cho cơ sở tôn giáo, người đàn ông ở Nga đã phóng hỏa nhà thờ ở địa phương.

Sáng 26/6, một đám cháy xảy ra tại Nhà thờ St. Basil the Great ở làng Pargolovo, thuộc thành phố Saint Petersburg (Nga). Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm lấy phần mái gỗ và các bức tường của nhà thờ,và cả tòa nhà có thể đã cháy rụi lúc cứu hỏa tới nếu các giáo dân không tự dập lửa.
Theo truyền thông địa phương, nhiều người dân suýt khóc khi chứng kiến nơi họ vẫn đến cầu nguyện bị lửa bao trùm. Nhưng nỗi buồn nhanh chóng chuyển thành sự tức giận đối với người đàn ông gây ra vụ phóng hỏa nhà thờ này.

Ngày mai, cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Dương hầu tòa tại Hà Nội

Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cùng 27 bị cáo, bị cáo buộc có sai phạm liên quan 2 khu "đất vàng" ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) sẽ hầu toà tại Hà Nội vào ngày mai (15/8).

Phiên toà dự kiến diễn ra 20 ngày, do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ toạ; thực hành quyền công tố là 4 kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP Hà Nội.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 60 luật sư bào chữa cho bị cáo, cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong đó, ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương có 5 luật sư; ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương (gọi tắt Công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương) có 8 luật sư bào chữa.

Bộ Y tế lên tiếng việc nhiều viện 'kêu' thiếu thuốc chống đông, nguy cơ phải ngưng mổ tim

Protamin sulfat là thuốc hiếm, thuộc nhóm chống đông máu, không thể thiếu trong quy trình phẫu thuật tim, lồng ngực. Tuy nhiên tới đây lượng thuốc này nhập về Việt Nam vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với dự trù hiện tại.

Ngày 14/8, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có công văn liên quan việc một số cơ sở khám, chữa bệnh “kêu” có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ứng thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat.

Theo Bộ Y tế, Protamin sulfat nằm trong danh mục thuốc hiếm, thuốc thuộc nhóm chống đông và là “mặt hàng không thể thiếu” trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực.

Do đây là thuốc hiếm, Cục Quản lý dược khẳng định Protamin sulfat luôn được ưu tiên xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành. Tuy nhiên đến nay, chưa có cơ sở nào nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho thuốc chứa hoạt chất này.

Gần đây, Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho một số cơ sở để nhập khẩu thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat (chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành) để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.

Báo cáo về Bộ Y tế, các cơ sở nhập khẩu cho hay số lượng thuốc Protamin sulfat đã được cấp phép nhập khẩu theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu. Tuy nhiên, tới đây lượng thuốc này nhập về Việt Nam vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với dự trù hiện tại.

Lý do là thuốc Protamin sulfat chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều, các hãng thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng.

Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở y tế và được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thì mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài.

Do đó, nếu việc đặt hàng không chủ động và kịp thời có thể dẫn đến có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ hàng dự trữ để cung ứng theo yêu cầu cho Việt Nam; đồng thời, nếu chờ sản xuất thêm thì phải mất khoảng vài tháng.

Bo Y te len tieng viec nhieu vien 'keu' thieu thuoc chong dong, nguy co phai ngung mo tim

Một ca phẫu thuật tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: BVCC

Cục Quản lý dược từng yêu cầu các đơn vị chủ động liên hệ đặt hàng, mua sắm kịp thời; dự trữ thuốc phòng khi có nhu cầu đột biến hoặc gặp trục trặc trong cung ứng thuốc; rà soát lại kế hoạch dự trù, đặt hàng, mua sắm, dự trữ thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat tránh gián đoạn việc cung ứng thuốc.

Cục này cũng từng yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc Protamin sulfat khẩn trương tổng hợp toàn bộ các dự trù của cơ sở khám chữa bệnh, lập kế hoạch và ký hợp đồng sớm với cơ sở sản xuất, cơ sở cung ứng thuốc...

Để đảm bảo kịp thời, cung ứng đủ thuốc, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, các cơ sở nhập khẩu thuốc nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Cục liên quan đến việc cung ứng thuốc Protamin sulfat.

Bên cạnh đó, trước ngày 20/8, các cơ sở nhập khẩu thuốc cần báo cáo về Cục Quản lý dược kế hoạch nhập khẩu Protamin sulfat trong thời gian tới (gồm số lượng nhập, thời điểm dự kiến nhập), các nguy cơ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung (nếu có) và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Trước đó, các cơ quan truyền thông đã phản ánh về tình trạng nhiều cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Tim Hà Nội, Tim mạch Quốc gia... chỉ còn thuốc Protamin sulfat dùng trong một vài tuần. Nếu không kịp mua sắm, các bệnh viện này có nguy cơ phải ngưng các ca mổ tim vì không có thuốc thay thế.