'Chặt chém' du khách hơn 300.000 đồng, nam thanh niên nhận kết đắng

Thấy du khách đang ngồi ăn mỳ, nam thanh niên đánh giày ở Đà Nẵng liền đến mời đánh giày rồi "chặt chém" 300.000 đồng/đôi.

Chiều 1/7, Tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn (Tổ 550, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Đà Nẵng) xác nhận, nam thanh niên đánh giày “chặt chém” đã bị đưa lên Trung tâm Bảo trợ xã hội để xử lý.
Trước đó, sáng 1/7 tại một quán mỳ trên đường Hải Phòng (P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng), Viên Đình Phương (27 tuổi, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) phát hiện 1 du khách nói giọng miền Nam nên đến mời đánh giày và được đồng ý.
Sau khi đánh giày xong, Phương hét giá 330.000 đồng tiền đánh giày và tiền dán đế giày.
Do lúc đầu không yêu cầu dán đế và biết mình bị chặt chém nên nam du khách đã không trả tiền bà xảy ra cãi vả với thanh niên đánh giày.
'Chat chem' du khach hon 300.000 dong, nam thanh nien nhan ket dang
 Thanh niên đánh giày có hành vi “chặt chém” khách du lịch.
Sau khi lời qua tiếng lại, vị khách này đã gọi điện thoại cầu cứu người thân ở Đà Nẵng báo cơ quan chức năng. Nghe vậy, Phương lập tức bỏ chạy.
Lúc này, 1 nam cảnh sát hình sự đang ngồi gần đó chứng kiến sự việc nên đã lao đến khống chế và bắt giữ Phương.
Nhận tin báo, Đội kiểm tra quy tắc đô thị cùng Công an P.Hải Châu đã lập tức đến hiện trường và tiến hành lập biên bản hành vi đánh giày “cắt cổ” của nam thanh niên này.
Được biết, vào tháng 8/2017, Phương từng dùng chiêu thức tương tự để lấy tiền của một người khách đánh giày 300.000 đồng và bị đưa đi trung tâm bảo trợ xã hội. Sau khi được thả, Phương lại tiếp tục hành nghề đánh giày và chặt chém du khách.

Ám ảnh cái chết bi thương của thanh niên đánh giày phố cổ

Đi làm đánh giày nuôi em gái học đại học nhưng chỉ vì ham mê trò "đỏ đen" mà thanh niên sinh năm 1996 đã phải trả giá bằng cả sinh mệnh của mình...

Anh Trần Văn Chung (SN 1992, quê Ninh Bình) làm nghề đánh giày trên phố cổ được 1 năm. Anh chia sẻ: “Nghề đánh giày khá dễ học, chỉ cần có một chút tinh tế, khéo léo và chăm chỉ là có thể hành nghề.

Tết ở xóm chạy thận bữa ăn không phải bánh chưng mà là...

(Kiến Thức) - Ở “xóm chạy thận”, đa phần các bệnh nhân đều được các tổ chức thiện nguyện, các mạnh thường quân hỗ trợ nhưng không ít người vẫn lâm vào cảnh kiệt quệ do thiếu sức lao động. Những bữa ăn của bệnh nhân đa phần là thuốc.

Tồn tại từ những năm 1990 từ những khu trọ cho bệnh nhân ngoại tỉnh lên Hà Nội chạy thận ở bệnh viện Bạch Mai, con hẻm số 121 phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) thường được nhắc đến với cái tên “xóm chạy thận”. Đối lập với cảnh sầm uất, nhộn nhịp phía ngoài đường lớn, bước vào xóm chạy thận làm người ta cảm giác như bước vào một thế giới khác – xác xơ tiêu điều và tĩnh lặng. Khu trọ này đang là nơi cư ngụ của khoảng 129 bệnh nhân đang chống chọi từng ngày với thần chết.

Tet o xom chay than bua an khong phai banh chung ma la thuoc
 Không khí Tết đã về đến "xóm chạy thận"